Cụm thi đua số 8: Cần ưu tiên nhiệm vụ đưa học sinh trở lại trường
Chiều 13/1, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai hoạt động thi đua năm học 2021-2022 của Cụm thi đua số 8, gồm Sở GD&ĐT 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ
Gợi ý trọng tâm thảo luận tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Bạch Vân, Cụm phó – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Trà Vinh đề nghị các ý kiến tập trung các vấn đề chính của giáo dục 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ, gồm: Công tác bảo đảm toàn học học sinh, giáo viên dạy và học trong điều kiện dịch bệnh; tổng kết năm học; nâng cao chất lượng dạy học trong năm học nhiều khó khăn.
Với tư cách đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Trà Vinh, bà Nguyễn Thị Bạch Vân kiến nghị Bộ GD&ĐT xem xét lại quy trình và thời gian thẩm định, lựa chọn sách giáo khoa phục vụ triển khai Chương trình GDPT 2018. Địa phương đề nghị Bộ triển khai trước 1 năm để địa phương chủ động lựa chọn, đáp ứng tiến độ và chuẩn bị đủ sách giáo khoa cho học sinh.
Với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu: Đề nghị Bộ GD&ĐT thay đổi quy định danh mục thiết bị trong thời gian ngắn quá nên gây bị động cho các địa phương: Nhiều địa phương phải tạm dừng công tác này. Thống nhất xác định đơn vị được trang bị,…
Cụm thi đua số 8 gồm Sở GD&ĐT 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ: Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, An Giang, Long An, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng. Ông Trần Quang Bảo – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang, Cụm trưởng cụm số 8 điều hành, đánh giá kết quả trong năm và phương hướng hoạt động năm tới của Cụm. Trong đó, nhấn mạnh các công tác về: Bình xét, bầu cụm trưởng, cụm phó; Các Sở GD&ĐT đăng ký mô hình hoạt động hay;…
Về định mức kinh tế kỹ thuật giáo dục, theo bà Vân, cơ bản các địa phương khó khăn đối với công tác này. Có nhiều văn bản thay đổi nên xây dựng định mức của các địa phương gặp rất nhiều khó khăn (Giá dịch vụ giáo dục – mức thu học phí của các trường ngoài công lập; sử dụng ngân sách theo Nghị định 105 cũng rất khó khăn)
Bồi dưỡng, công nhận chuyển đổi cho những người có bằng cử nhân các chuyên ngành phù hợp có nguyện vọng làm giáo viên cũng còn nhiều vướng mắc. Cụ thể: Năm học này, Trà Vinh thông báo tuyển 683 chỉ tiêu nhưng đến nay gặp rất nhiều khó khăn vì lượng đăng ký dự tuyển rất ít.
Video đang HOT
Đại diện Sở GD&ĐT Cà Mau: Cũng như các tỉnh Đồng băng Sông Cửu Long, Cà Mau chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Tuy nhiên, các địa phương thực hiện quyết liệt các phương án, kỳ 1 tượng đối theo tiến độ đã đề ra. Tại Cà Mau: lớp 9, 12 đi học trực tiếp từ 13/9/2021; Các khối lớp khác đi học từ tháng 10/2021; Lớp 1,2 đi học trực tiếp từ 27/12/2021. Như vậy, từ đầu năm học chủ yếu dạy học trực tuyến.
Dưới sự lãnh đạo của Bộ GD&ĐT, sự nỗ lực của ngành, giáo viên, học sinh, các kết quả giáo dục vẫn đạt được những kết quả đáng trân trọng. Tuy nhiên ngành giáo dục tỉnh cũng gặp một số khó khăn: Dạy học trực tuyến có hơn 12 nghìn học sinh không có thiết bị học trực tuyến. Chương trình sóng và máy tính cho em đã huy động được trên 4 nghìn thiết bị. Trong đó, địa phương hơn 3 nghìn thiết bị. Ngay sáng nay (13/1) có hơn 8 trăm thiết bị được trao cho học sinh nghèo.
Báo cáo tại Hội nghị, Đại diện Sở GD&ĐT Long An cho biết: Sau thời gian phải học trực tuyến và học trên truyền hình, Sở GD&ĐT đã xây dựng kênh youtube riêng của Sở để học sinh, giáo viên và phụ huynh tham khảo, thu hút lượng truy cập lớn. Khối Mầm non cũng xây dựng và gợi ý các video phù hợp để phụ huynh tham khảo.
Từ đầu tháng 12/2021, các khối lớp bắt đầu học trực tiếp sau khi học sinh tiêm ít nhất 1 mũi Vắc xin phòng Covid-19 và các điều kiện phòng dịch khác. Ngành giáo dục tỉnh chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động xử lý trong tình huống có F0 nên tỉ lệ học hiên đạt trên 98%.
“Có nhiều sáng kiến triển khai công tác dạy học khi có F0 như: Lắp camera tại lớp học trực tiếp để học sinh diện cách ly tại nhà học trực tuyến. Cho học sinh nghỉ theo lớp, vận hành kết hợp dạy học triwcj tuyến và trực tiếp một các linh hoạt” – Đại diện Sở GD&ĐT Long An cho biết.
Phát biểu tại hội nghị, đại diện lãnh đạo các Sở GD&ĐT cũng có một số kiến nghị chung: Xây dưng vị trí việc làm; Bố trí thành phần Ban Giám hiệu- vị trí Phó Hiệu trưởng cần có thống nhất, phù hợp. Cùng đó, vấn đề thi đua của ngành và cụm: Tổng kết năm học trực tiếp hay trực tuyến nhưng chưa có xếp hạng các Sở trong cụm để có sự cố gắng phấn đấu, phát huy.
Hội nghị được triển khai trực tuyến tại 12 điểm cầu – các Sở thuộc cụm 8 và tại Bộ GD&ĐT.
Nỗ lực vận động đưa học sinh trở lại trường
Sau khi nghe các ý kiến tham luận của đại diện một số Sở GD&ĐT thuộc Cụm thi đua số 8, Thứ trưởng Ngô Thị Minh yêu cầu đại diện các Cục, vụ chức năng giải đáp, làm rõ những băn khoăn của cơ sở.
Phó Cục trưởng Cục nhà giáo – ông Phạm Tuấn Anh đánh giá cao việc chủ động của các sở và đội ngũ giáo viên. Thực tế, nhiều Sở đang phòng chống dịch rất căng thẳng, song qua báo cáo cho thấy các Sở luôn chủ động và sánh tạo trong công tác dạy học.
Vấn đề chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, ông Phạm Tuấn Anh cho rằng có nhiều nguyên nhân. Trong đó có việc các thầy cô đã biên chế, vấn đề chứng chỉ không đúng cấp học. Cùng đó, thời gian dài, vấn đề tuyển dụng tại các dịa phương cũng tạo bất cập.
Vấn đề, Sở GD&ĐT Trà Vinh xin cho phép tuyển dụng giáo viên Tin học chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, ông Phạm Tuấn Anh cho biết: Chỉ có thể vận dụng linh hoạt hợp đồng, sau đó bồi dưỡng chứng chỉ và tuyển dụng sau. Vấn đề thừa/thiếu giáo viên cục bộ, sẽ được Bộ GD&ĐT phối hợp với bộ Nội vụ bổ sung 27.850 biên chế. Vấn đề vị trí việc làm, cấp phó ở các trường: sẽ có giải pháp trong thời gian tới.
Hiện các Thông tư hướng dẫn về chứng chỉ, thăng hạng giáo viên đã được bổ sung, sửa đổi theo hướng giảm thiểu chứng chỉ, mỗi cấp học chỉ cón 1 chứng chỉ. Đề nghịcác sở đóng góp để thông tư đi vào cuộc sống
Vấn đề bảo đảm các điều kiện cho học sinh trở lại trường, ông Đỗ Đức Quế – Phó Vụ trưởng Vụ Trung học (Bộ GD&ĐT) nhấn mạnh: Hiện cả nước có 9 tỉnh cho học sinh học trực tiếp. Còn lại chủ yếu trực tuyến, kết hợp cả trực tuyến và trực tiếp. Mong các Sở GD&ĐT, các thầy cô mạnh dạn, linh hoạt, sáng tạo đưa học sinh đến trường học trực tiếp, với những cách làm sáng tạo và hiệu quả.
Đại diện lãnh đạo Vụ Giáo dục Thường xuyên; Vụ Giáo dục Mầm non; Vụ Thi đua khen thưởng,… cũng đã có những giải đáp đối với những đề xuất và băn khiawn của các Sở GD&ĐT thuộc cụm thu đua số 8.
Tại Hội nghị, đại diện các Sở GD&ĐT cũng đã thực hiện phần ký kết giao ước thi đua năm học mới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Ngô thị Minh nhấn mạnh: Các Sở GD&ĐT Cụm thi đua số 8, gồm Sở GD&ĐT 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, các địa phương đều huy động mọi nguồn lực để ổn định và phát triển. Ghi nhận những nỗ lực của ngành giáo dục các địa phương, Thứ trưởng đồng thời đề nghị các địa phương ưu tiên mọi điều kiện đề học sinh được trở lại trường. Cần tuyên truyền mạnh mẽ về những hạn chế của việc trẻ không được đến trường, về quyền học tập của các em.
“Những cơ sở đã dùng cách ly phải được lưu tâm đảm bảo các điều kiện an toàn để đón học sinh đi học trở lại. Cần đổi mới, sáng taọ trong quản lý, chia sẻ mô hình hay để các địa phương vận dụng. Chúng ta chọn chuyển đối số là bước đột phá của giáo dục song cần nỗ lực hơn để mọi học sinh đều được tạo điều kiện tiếp cận giáo dục số công bằng. Tuy nhiên, ưu tiên hài hoà giữa học trực tiếp và trực tuyến. Đặc biệt ưu tiên việc trẻ được đến trường để được hưởng môi trường giáo dục toàn diện”.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh
Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục thể chất cho học sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức hội nghị trực tuyến với hơn 100 điểm cầu của các cơ sở giáo dục và đào tạo, các nhà trường tổng kết, đánh giá 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 1-12-2011 của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020".
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến phát biểu tham luận tại điểm cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian qua, các hoạt động tuyên truyền về giáo dục thể chất, thể thao trường học được đẩy mạnh. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất cho học sinh được quan tâm. 100% cơ sở giáo dục mầm non triển khai nội dung phát triển giáo dục thể chất; 100% trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông giảng dạy môn giáo dục thể chất với thời lượng 2 tiết/tuần theo quy định và duy trì việc tập thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ.
Tính đến tháng 6-2020, các trường mầm non, phổ thông trên cả nước có gần 102.000 sân tập, nhà tập, sân chơi; hơn 1.600 bể bơi... Số giảng viên, giáo viên giáo dục thể chất là gần 46.000 người, cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy môn học giáo dục thể chất.
Phát biểu tham luận, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết, ngành Giáo dục Hà Nội có gần 3.800 giáo viên môn thể dục, cơ bản đủ để đáp ứng tốt yêu cầu dạy 2 tiết/tuần và tổ chức hiệu quả các hoạt động thể thao trong nhà trường. 100% trường thành lập câu lạc bộ thể thao; hơn 40% trường có bể bơi, tỷ lệ học sinh học bơi hằng năm tăng, góp phần nâng cao kỹ năng phòng, chống đuối nước. Tuy nhiên, một số trường ở khu vực nội thành do diện tích đất chật nên còn khó khăn trong việc bố trí sân chơi, bãi tập cho học sinh. Để khắc phục, các nhà trường đã phối hợp với các trung tâm thể thao, tăng cường nguồn lực từ công tác xã hội hóa để tổ chức cho học sinh thêm cơ hội tham gia luyện tập, bồi dưỡng thể dục thể thao.
Một số ý kiến tham luận tại hội nghị đã làm rõ thêm kết quả triển khai công tác giáo dục thể chất, thể thao trường học tại các địa phương thời gian qua và những khó khăn, vướng mắc cần khắc phục, chủ yếu là về cơ sở vật chất, dụng cụ và số lượng giáo viên...
Thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong công tác giáo dục thể chất cho học sinh trong trường học, đặc biệt, tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của các lực lượng để có thêm nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, cải thiện các điều kiện về trang thiết bị, sân chơi, bãi tập cho học sinh...
Một số giải pháp sẽ được tập trung triển khai là tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức giáo dục thể chất cho học sinh; nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất; tiếp tục nghiên cứu, xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống hoạt động thi đấu thể thao đối với học sinh từ cấp trường đến cấp toàn quốc...
Giáo dục thể chất và thể thao trường học: Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc từ địa phương Bộ GD&ĐT nhận định, trong 10 năm qua, công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học đạt được nhiều kết quả tích cực song vẫn còn một số hạn chế. Hoạt động thể dục thể thao được nhiều địa phương rất chú trọng. Ảnh minh họa: Khôi Nguyên. Những kết quả bước đầu Sáng 5/11, Bộ GD&ĐT đã tổ chức...