Cúm Keto – tác dụng phụ mà gần như ai ăn theo chế độ thần thánh này cũng mắc phải
Chế độ Ketogenic – hay Keto – không bắt bạn phải nhịn ăn. Thế nhưng, tác dụng phụ của nó thì cực kỳ đáng ngại.
“Keto” – hay “Ketogenic” là một trong những chế độ ăn đang được nhiều người tìm hiểu nhất.
Chế độ ăn này còn có một cái tên khác quen thuộc hơn là “low-carb”, bởi vì bản chất của chế độ Keto chính là chế độ ăn “ low carb – high fat” (ít tinh bột, nhiều chất béo).
Việc loại bỏ gần như toàn bộ tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn được cho là có thể giúp cơ chế chuyển hóa dưỡng chất được chuyển đổi. Sau một thời gian, cơ thể sẽ không còn phụ thuộc vào carbohydrate nữa, mà chuyển sang dùng chất béo để tạo ra năng lượng.
Quá trình ấy được gọi là ketosis – chính là nguồn gốc của cái tên Keto.
Lợi điểm của chế độ ăn này là giúp mỡ thừa được đốt cháy mà không cần phải nhịn ăn, thậm chí là được phép ăn nhiều hơn. Ai mà chẳng muốn ăn ngập mồm thịt mà không lo béo, và đây là điểm giúp Keto trở nên cực kỳ phổ biến.
Chế độ ăn này có hiệu quả hay không, chúng ta sẽ không bàn đến ở đây. Chỉ biết rằng việc nạp quá nhiều chất béo, trong khi cắt giảm gần như toàn bộ tinh bột sẽ để lại tác dụng phụ. Và tác dụng phụ mà gần như ai cũng mắc phải chính là bệnh “ cúm Keto” (Keto flu).
Cúm Keto – tác dụng phụ ai ăn theo Ketogenic cũng mắc
Thật vậy! Nếu như bạn là người ăn theo chế độ Keto, thì thử xem những triệu chứng này có quen không: đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, kém minh mẫn… Đó chính là các biểu hiện của cúm Keto.
Nhưng nguyên nhân là do đâu? Theo Teresa Fung – giáo sư dinh dưỡng từ ĐH Simmons (Boston), thì để lý giải về mặt dinh dưỡng thì khoa học chưa thể nắm rõ. Tuy nhiên, cô cho rằng đây là phản ứng của cơ thể khi đột ngột chuyển chế độ ăn. Cắt giảm hết tinh bột, ăn nhiều hơn chất béo và protein, cơ thể cần thời gian để làm quen với điều đó.
Cúm Keto là hiện tượng cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn như bị cúm sau khi cắt giảm tinh bột
Fung cho biết, chế độ Keto vốn không phải để điều trị béo phì, mà là dành cho các bệnh nhân động kinh. Theo lý thuyết, một số trường hợp động kinh có thể được kiểm soát nếu như đẩy cơ thể vào trạng thái ketosis. Nhưng thực tế cho thấy phương án này tỏ ra không hiệu quả, vì cơ thể người trưởng thành khó lòng đạt ketosis đủ sâu để điều trị động kinh.
Sau này, người ta phát hiện trạng thái ketosis còn có thể dùng để giảm cân, và từ đó Ketogenic ra đời. Tuy nhiên, những người ăn theo Keto lại gặp phải tác dụng phụ, mà nổi bật nhất là trạng thái mệt mỏi như bị cúm – chính là cúm Keto.
Carbonhydrate về mặt bản chất là con đường ngắn nhất để dự trữ glucose cho cơ thể sử dụng. Khi không còn chúng nữa, cơ thể sẽ nhanh mệt hơn, và đó chưa phải là tất cả.
Video đang HOT
“Cắt tinh bột, nạp thêm một đống chất béo. Dạ dày của chúng ta không thể cảm thấy thoải mái được” - Fung giải thích.
Một điểm nghiêm trọng khác mà không ai để ý đến khi ăn Keto, đó là về vi khuẩn trong đường ruột. Theo Fung giải thích, các loại thực phẩm cung cấp lợi khuẩn cho ruột thường không hợp với keto, vì chúng có chứa tinh bột.
“Vi khuẩn trong ruột có ảnh hưởng khá lớn đến não, và tôi tò mò không biết lượng vi khuẩn ấy thay đổi sẽ khiến não bộ trở thành thứ gì”.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng vi khuẩn trong ruột có thể điều hòa cảm xúc, và đó có thể là lý do vì sao những người ăn theo chế độ Keto thường cảm thấy tâm trạng khó chịu.
Làm sao để không bị cúm Keto nữa?
Theo Fung, muốn tránh khỏi các triệu chứng cúm Keto thì cách duy nhất là nên để cơ thể làm quen từ từ, không nên thay đổi chế độ một cách quá đột ngột. Có 2 lý do khiến bạn nên làm như thế.
Đầu tiên, những người thay đổi chế độ đột ngột khó lòng theo đến cùng! Họ sẽ sớm quay lại guồng ăn bình thường, thậm chí là ăn nhiều hơn trước, để rồi cân nặng tăng nhanh hơn.
Thứ 2, việc tìm kiếm, chuẩn bị thực đơn theo chế độ Keto rất tốn thời gian, và chưa chắc đã đạt hiệu quả cao.
Tốt nhất, hãy kết hợp giữa ăn uống đủ chất và tập luyện. Đó là cách giảm cân lành mạnh mà các chuyên gia dinh dưỡng luôn hướng đến.
Tham khảo: PopSci
Theo Helino
8 tác dụng phụ khi uống thuốc tránh thai chị em phải tránh
Thuốc tránh thai hàng ngày là một trong những biện pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng vì nó có hiệu quả lên đến 99% nếu sử dụng theo đúng nguyên tắc của thuốc. Tuy nhiên, việc lạm dụng hay sử dụng không đúng cách sẽ dẫn đến tác dụng phụ rất nguy hiểm cho chị em phụ nữ.
Tác dụng của thuốc tránh thai
Có 2 loại thuốc tránh thai uống, cả hai đều chứa các hoóc môn estrogen và progesteron tổng hợp. Loại phối hợp chứa cả hai hoóc môn estrogen và progesterone, trong khi loại "mini" chỉ chứa hoóc môn progestin.
Thuốc cũng được sử dụng không phải để tránh thai nhằm điều trị các tình trạng bệnh như:
- Điều hòa kinh nguyệt
- Kinh nguyệt không đều
- Băng kinh (kinh nguyệt nhiều)
- Thống kinh (đau bụng khi có kinh)
- Lạc nội mạc tử cung
- Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) và rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD)
- Trứng cá, rậm lông và rụng tóc (hói)
- Giảm nguy cơ u nang vú, u nang buồng trứng, bệnh viêm vùng tiểu khung (PID) và chửa ngoài tử cung.
Thuốc tránh thai uống cũng được như một biện pháp để phòng ngừa ung thư buồng trứng và ung thư tử cung. Thuốc tránh thai không ngăn ngừa được bệnh lây qua đường tình dục.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
1. Ra máu âm đạo
Một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai hàng ngày nói riêng và các loại thuốc tránh thai nói chung là tình trạng ra máu âm đạo. Hiện tượng này thường xuất hiện trong vòng 3 tháng đầu sau khi dùng thuốc, đến vỉ thứ 3 hiện tượng này sẽ giảm đi rõ rệt. Nên đi khám bác sĩ nếu bị ra máu từ 5 ngày trở lên trong khi đang dùng thuốc hoặc bị ra máu nhiều trong 3 ngày trở lên.
2. Sưng đau ngực
Trong vài tuần đầu tiên uống thuốc tránh thai, bạn sẽ thấy ngực mình to và đau hơn bình thường. Hiện tượng sưng đau ngực thường hay gặp khi dùng các thuốc tránh thai dạng progesti. Tuy nhiên, cũng tương tự như hiện tượng chảy máu âm đạo, triệu chứng này cũng sẽ tự hết sau vài tuần khi cơ thể đã thích ứng với sự hiện diện của thuốc. Nếu thấy xuất hiện u cục hoặc đau kéo dài không hết thì cần đi khám bác sĩ.
3. Không thấy kinh nguyệt
Có những khi mặc dù thuốc được uống đúng, song kinh nguyệt vẫn không diễn ra. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến điều này như stress bên ngoài, ốm đau, đi lại hoặc đúng lúc có những bất thường về nội tiết hoặc tuyến giáp. Nếu không thấy kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt rất ít khi đang dùng thuốc, nên thử thai trước khi uống vỉ thuốc tiếp theo và liên hệ với bác sĩ nếu điều này tiếp tục xảy ra.
4. Tăng cân
Mặc dù các nghiên cứu lâm sàng không cho thấy thuốc tránh thai uống khiến cân nặng thay đổi, song một số phụ nữ bị giữ nước nhiều hơn, nhất là ở vùng ngực và hông.
5. Tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo
Một trong những tác dụng phụ khác của thuốc tránh thai hàng ngày là làm bạn tăng nguy cơ bị nhiễm cấm âm đạo. Thuốc tránh thai làm thay đổi sự cân bằng của hormone trong cơ thể, đặc biệt là estrogen và progesterone. Mức estrogen cao hơn có thể gây nhiễm nấm men.
6. Buồn nôn
Buồn nôn nhẹ có thể xảy ra khi bắt đầu dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng buồn nôn thường tự hết sau một thời gian ngắn. Một giải pháp là uống thuốc cùng với thức ăn hoặc khi đi ngủ. Hãy gặp bác sĩ nếu bị buồn nôn nặng hoặc kéo dài.
7. Giảm ha muốn tình dục
Các chuyên gia cũng khẳng định việc sử dụng thuốc tránh thai với liều lượng thấp lâu ngày còn làm tăng cảm giác đau khi quan hệ tình dục, dễ dẫn đến bệnh viêm vùng chậu mãn tính.Sở dĩ có hiện tượng này là do nội tiết tố nữ bị biến động khiến trứng không thể rụng, lượng estrogen luôn duy trì ở mức thấp làm giảm ham muốn tình dục, dịch tiết âm đạo giảm khiến cảm giảm đau rát, khó chịu khi có giao hợp tăng lên.
8. Suy giảm thị lực
Việc dùng thuốc tránh thai lâu ngày sẽ làm giảm thị lực của mắt, triệu chứng điển hình nhất là mắt bị khô do thay đổi nội tiết tố. Từ bị khô mắt sẽ có thể kéo theo nhiều di chứng hệ lụy khác liên quan đến mắt.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tránh thai
- Những người bị bệnh tim, bệnh gan, huyết áp cao, đái đường, người trên 35 tuổi hút thuốc lá, người đang sử dụng thuốc chữa lao và những người phát hiện có ung thư ở vú hoặc cơ quan sinh dục... thì không nên sử dụng thuốc tránh thai
- Bạn cần chú ý uống viên thuốc tránh thai hàng ngày đều đặn bởi nếu không tuân thủ đúng, quên uống thuốc cũng gây rối loạn kinh nguyệt. Để dễ nhớ, bạn nên uống vào một giờ nhất định.
- Khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày, bạn nên tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
- Bạn nên ngừng uống thuốc tránh thai 2 - 3 tháng trước khi quyết định thụ thai.
Theo www.phunutoday.vn
Những món ăn ngon nhưng bạn chớ dại mà đụng đũa trong mùa hè Trong mùa hè oi bức này, dù những món ăn này có hấp dẫn đến đâu bạn cũng nên tránh, chớ dại mà động vào. Những món ăn nên tránh trong mùa hè Nắng nóng nhiều người ngại ăn, hoặc ăn uống không khoa học và càng nhịn ăn cơ thể càng mệt mỏi do thiếu năng lượng. Mùa hè dễ hao tổn...