Cục Thuế tỉnh Thái Bình lên tiếng vụ Hải Hà Petro nợ thuế ngàn tỉ đồng
Trong ngày 27.12.2023, Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã cùng lúc ban hành 66 quyết định gửi đến các tổ chức tín dụng và ngân hàng về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ 66 tài khoản của Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà ( Hải Hà Petro) tại Kho bạc Nhà nước và tổ chức tín dụng để nộp vào ngân sách Nhà nước.
Nợ thuế của Hải Hà Petro không ảnh hưởng đến thu chi của Thái Bình?
Chiều ngày 11.1 vừa qua, trao đổi với PV Báo Thanh Niên, một lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Thái Bình xác nhận ngày 27.12.2023, Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã cùng lúc ban hành 66 quyết định gửi đến các tổ chức tín dụng và ngân hàng về việc áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ 66 tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế là Hải Hà Petro tại Kho bạc Nhà nước và tổ chức tín dụng để nộp vào ngân sách Nhà nước.
Kho hàng của Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà. Ảnh D.H
“Việc cưỡng chế nhiều tài khoản cùng lúc được Cục Thuế tỉnh Thái Bình thực hiện theo Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Việc làm này đúng quy định. Bên cạnh đó, quan điểm của chúng tôi là không có sự nương tay, không phân biệt đối xử với bất kỳ doanh nghiệp nào trên địa bàn”, vị này nói.
Lý giải thêm việc vì sao để Hải Hà Petro nợ thuế lớn đến vậy, vị này phân tích: “Đây là một đơn vị có số nộp ngân sách lớn của tỉnh Thái Bình. Hơn nữa, tỉnh Thái Bình chưa tự cân đối được ngân sách (vẫn nhận trợ cấp từ T.Ư) nên việc nợ thuế của doanh nghiệp này không ảnh hưởng đến thu, chi của địa phương”.
Trước đó, vào ngày 30.8.2023, Cục Thuế tỉnh Thái Bình có thông báo gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Trần Tuyết Mai (người đại diện theo pháp luật của Hải Hà Petro) vì doanh nghiệp này thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Cục Thuế tỉnh Thái Bình. Ảnh CÙ HIỀN
Tổng cục Thuế nhiều lần nhắc thu hồi nợ thuế
Theo tìm hiểu của Báo Thanh Niên, trước khi Cục Thuế tỉnh Thái Bình gửi văn bản đến Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với bà Trần Tuyết Mai, Tổng cục Thuế đã nhiều lần ra văn bản chỉ đạo, đôn đốc Cục Thuế tỉnh Thái Bình, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thái Bình áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi cho ngân sách Nhà nước.
Tính riêng trong năm 2023, Tổng cục Thuế đã ban hành 3 văn bản yêu cầu triển khai các biện pháp thu hồi nợ thuế của Hải Hà Petro.
Cụ thể, ngày 13.3.2023, Tổng cục Thuế yêu cầu triển khai các biện pháp thu hồi nợ đọng thuế. Đến 18.5.2023, cơ quan này tiếp tục yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thái Bình triển khai ngay các biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ của Hải Hà Petro.
Ngày 26.5.2023, Tổng cục Thuế lại có công văn hỏa tốc yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Thái Bình triển khai áp dụng các biện pháp cưỡng chế ngay trong ngày 26.5.2023.
Sau đó, Cục Thuế tỉnh Thái Bình mới áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với Hải Hà Petro.
Liên quan đến nội dung này, ngày 17.10.2023, Báo Thanh Niên từng có buổi làm việc với ông Đỗ Hồng Nam, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Thái Bình, về công tác quản lý thuế trên địa bàn.
Tại cuộc làm việc, khi trả lời thắc mắc của PV Báo Thanh Niên về việc vì sao phải đợi đến khi Tổng cục Thuế nhiều lần ra văn bản chỉ đạo liên quan đến Hải Hà Petro, Cục Thuế tỉnh Thái Bình mới triển khai các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với Hải Hà Petro, ông Nam cho hay, đây là chỉ đạo nghiệp vụ thường xuyên của cơ quan quản lý Nhà nước, là chỉ đạo bình thường.
“Đối với Công ty Hải Hà (Hải Hà Petro – PV) là mô hình doanh nghiệp nên Cục Thuế tỉnh Thái Bình đã cưỡng chế tài khoản sau đó sẽ chuyển sang ngừng sử dụng hóa đơn đồng thời chúng tôi kiến nghị cơ quan xuất nhập cảnh”, ông Đỗ Hồng Nam nói.
Trước băn khoăn của PV về việc Hải Hà Petro có số nợ thuế “khủng” và tăng liên tiếp nhiều năm nhưng chưa thấy rõ biện pháp ngăn chặn nợ quyết liệt của Cục Thuế tỉnh Thái Bình, ông Nam cho biết: “Trong quy định của Luật Quản lý thuế, ở tuổi nợ nào sẽ thực hiện biện pháp đòi nợ tương ứng. Đặc biệt, đơn vị này tương đối đặc thù, là 1 trong 30 đơn vị kinh doanh xăng dầu. Chính vì thế, chưa kể đến 3 năm Covid-19 để thực hiện an ninh năng lượng, đây là một trong những đơn vị trọng điểm của tỉnh Thái Bình nên ngành thuế phải tính toán theo quy định của pháp luật phù hợp với địa bàn”.
Thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu của Hải Hà Petro
Ngày 12.1, Bộ Công thương ban hành Quyết định số 63/QĐ-BCT về việc thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu đối với Hải Hà Petro. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trước đó, như tin đã đưa trên Báo Thanh Niên, ngày 10.1, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) đã phối hợp các lực lượng chức năng của tỉnh Thái Bình tiến hành thực hiện khám xét, kiểm đếm tại tổng kho chứa xăng dầu của Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Hải Hà Petro), có địa chỉ tại số nhà 132, tổ dân phố số 6, TT.Diêm Điền, H.Thái Thụy (tỉnh Thái Bình).
Sau đó, lực lượng chức năng đã niêm phong các bồn chứa xăng dầu tại tổng kho của Hải Hà Petro và giao cho cơ quan chức năng địa phương trông coi, quản lý để phục vụ công tác điều tra.
Hải Hà Petro thành lập ngày 8.9.2003, người đại diện là bà Trần Tuyết Mai (62 tuổi, ngụ cùng địa chỉ công ty). Đây là một trong những doanh nghiệp lớn của tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, doanh nghiệp này thường bị Tổng cục Thuế “bêu tên” đứng đầu trong danh sách nợ thuế với số tiền khủng.
Cụ thể, năm 2019, Hải Hà Petro nợ 1.221 tỉ đồng tiền thuế. Đến ngày 31.12.2022, thuế và các khoản phí phải nộp ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp này đã lên đến 1.375 tỉ đồng.
Đến tháng 10.2023, Cục Thuế tỉnh Thái Bình công khai thông tin các doanh nghiệp nợ thuế, Hải Hà Petro tiếp tục “đội sổ” với số nợ 1.781 tỉ đồng.
Từ con số trên cho thấy, từ năm 2019 – 2022, sau 3 năm, số nợ thuế của Hải Hà Petro tăng thêm 154 tỉ đồng; nhưng chỉ sau 1 năm (từ cuối năm 2022 đến năm 2023) số nợ thuế của doanh nghiệp này đã tăng thêm 406 tỉ đồng (tương ứng với tăng 29,5%).
Tuy vậy, nhiều năm qua, doanh nghiệp này cũng được xem là đơn vị nộp ngân sách lớn nhất địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điển hình, năm 2021, công ty này nộp ngân sách trên 2.500 tỉ đồng (chủ yếu là Thuế Bảo vệ môi trường) và được UBND tỉnh Thái Bình tuyên dương. Tuy nhiên, trong số nợ thuế “khủng” của Hải Hà Petro thì chiếm chủ yếu cũng là Thuế Bảo vệ môi trường.
Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 13.1
Hết năm 2022, Khu Liên hợp thể thao quốc gia nợ thuế 'kỷ lục' 1.000 tỉ đồng
Hoàn toàn mất khả năng chi trả, Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình khép lại năm 2022 bằng một số liệu khá đáng buồn.
Tổng số tiền nợ thuế của đơn vị này lên đến hơn 1.000 tỉ đồng và còn tăng trong năm 2023.
Cách đây 6 tháng, Khu Liên hợp thể thao quốc gia (khu liên hợp) nhận được công văn của cơ quan thuế với nội dung, tiến hành cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với khu liên hợp. Lý do cưỡng chế: Khu liên hợp có số tiền quá hạn nộp phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại luật Quản lý thuế, là 848 tỉ đồng. Quyết định này có hiệu lực trong vòng 1 năm, kể từ ngày 20.6.2022.
Sân Mỹ Đình hiện tại. Ảnh THÁI NINH
Trả lời Báo Thanh Niên, đại diện cơ quan thuế cho biết: "Đối với số tiền nợ thuế của khu liên hợp, đơn vị thuế đã triển khai thực hiện đầy đủ và nghiêm túc theo đúng các quy trình và quy định trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế và kết luận của Thanh tra Chính phủ. Áp dụng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, cưỡng chế nợ thuế như cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế hóa đơn, công khai thông tin nợ thuế để thu hồi nợ đọng đối với khu liên hợp.
Đơn vị thuế đã phối hợp với Bộ VH-TT-DL, Tổng cục TDTT để hỗ trợ trong việc đôn đốc khu liên hợp thực hiện nộp tiền thuế nợ; đồng thời có công văn báo cáo và xin ý kiến Tổng cục Thuế có hướng dẫn và các giải pháp đặc thù để đôn đốc thu tiền thuế nợ, phù hợp với tình hình thực tế của của khu liên hợp. Trong thời gian tới, đơn vị thuế tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế hóa đơn đối với khu liên hợp để kiểm soát việc sử dụng hóa đơn và thu tiền thuế nợ thông qua việc cho phép khu liên hợp xuất hóa đơn lẻ theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, đồng thời cơ quan thuế sẽ phối hợp với các Sở ban ngành, các cơ quan chức năng, đơn vị chủ quản để phối hợp đôn đốc thu hồi nợ đọng và đưa ra các giải pháp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với khoản nợ tại khu liên hợp".
Tính đến thời điểm hiện tại, khoản nợ xấu đã phát sinh lên đến con số "khổng lồ" hơn 1.000 tỉ đồng. Theo một quan chức ngành thể thao, trong 6 tháng tới, nếu không thể trả nợ theo đúng yêu cầu của cơ quan thuế, số nợ càng tăng vọt, sẽ vào khoảng gần 1.500 tỉ đồng.
Tuyển Việt Nam trở lại sân Mỹ Đình gặp đội Myanmar vào ngày 3.1.2023. Ảnh ĐỘC LẬP
Mới đây, trả lời Báo Thanh Niên, một lãnh đạo Tổng cục TDTT nói: "Khu liên hợp đơn vị tự chủ 100%. Trước đây Chính phủ đã cho thử nghiệm tự chủ, cho phép cho khu liên hợp được thực hiện liên doanh liên kết. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo khu liên hợp (thời kỳ 2009 - 2018) đã để xảy ra nhiều sự việc. Các hợp đồng liên doanh liên kết hợp đồng phù hợp, đóng thuế đầy đủ nhưng cũng có 1 số các công ty hợp đồng không đúng quy định pháp luật. Vấn đề này được nêu trong kết luận của Thanh tra Chính phủ. Tất cả các hoạt động của khu liên hợp đều phải cưỡng chế thuế. Các hợp đồng đều phải trích lại để đóng thuế. Hợp đồng giữa khu liên hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) về việc thuê sân Mỹ Đình phục vụ AFF Cup 2022 với số tiền 800 triệu đồng/trận, khu liên hợp cũng phải trích để đóng thuế".
Ngành thể thao đang xin các cơ quan có thẩm quyền "khoanh vùng" khoản nợ thuế của khu liên hợp, tránh phát sinh nhưng không được chấp thuận. Khu Liên hợp thể thao quốc gia đang lâm vào cảnh bất lực chi trả hoàn toàn mà không có cách giải quyết.
Mặt sân Mỹ Đình xấu, ghế cũ bẩn là điều không thể bào chữa Trả lời báo chí vào sáng 29.12, lãnh đạo của Tổng cục TDTT một lần nữa đã có những chia sẻ về Khu Liên hợp thể thao quốc gia (khu liên hợp) và sân Mỹ Đình. Sân Mỹ Đình ngày diễn ra trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Malaysia tại AFF Cup 2022. Ảnh ĐỘC LẬP Trước những chia sẻ của Báo...