Cực nóng: Bất ngờ tìm thấy hài cốt nàng Mona Lisa ngoài đời thực?
Lisa Gherardini được cho là nguyên mẫu của bức tranh Mona Lisa của Leonardo da Vinci. Các chuyên gia được tìm thấy một bộ hài cốt nghi của của người phụ nữ này.
Bức tranh Mona Lisa là một trong những kiệt tác hội họa nổi tiếng nhất của Leonardo da Vinci. Đồng thời, bức tranh này ẩn chứa nhiều bí ẩn khiến hậu thế tò mò, trong số này có danh tính người làm mẫu cho họa sĩ danh tiếng này.
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, một số chuyên gia hoài nghi người phụ nữ làm mẫu cho Leonardo da Vinci hoàn thành bức tranh là Lisa Gherardini. Bà là vợ của thương nhân giàu có ở Florence có tên Francesco del Giocondo.
Khi Lisa Gherardini mang thai đứa con thứ ba và gia đình chuyển đến nhà mới, ông Francesco đã mời 4 nghệ sĩ tới nhà để trang trí cho cho tổ ấm mới cũng như mời Leonardo da Vinci – con trai của người hàng xóm tới để vẽ chân dung vợ yêu.
Các nhà nghiên cứu tìm được giấy tờ khai tử của Lisa Gherardini cho thấy bà qua đời năm 1542, thọ 63 tuổi. Sau đó, bà được chôn cất tại tu viện Thánh Ursala ở Florence.
Những thập kỷ gần đây, các chuyên gia nỗ lực đi tìm kiếm mộ phần của bà Lisa Gherardini với hy vọng sẽ giải mã được bí ẩn liệu bà có phải là “nàng thơ” của Leonardo da Vinci hay không.
Đến năm 2015, một nhóm các nhà khoa học Italy thông báo đã tìm thấy một bộ hài cốt bên dưới tu viện lâu đời ở Florence. Họ hoài nghi thi hài này có thể thuộc về Lisa Gherardini – được cho là nguyên mẫu bức tranh Mona Lisa.
Sở dĩ các chuyên gia đưa ra suy đoán này là vì phương pháp định tuổi bằng cacbon phóng xạ cho thấy bộ xương thuộc về người phụ nữ qua đời tầm tuổi của Lisa Gherardini.
Tuy nhiên, các chuyên gia gặp khó khăn trong việc xác định bộ hài có thực sự thuộc về Lisa Gherardini hay không bởi việc so sánh ADN với người thân của bà không hề thuận lợi.
Nguyên do là bởi hài cốt 2 con của Lisa Gherardini được tìm thấy trong một ngôi mộ ở nhà thờ Santissima Annunziata, Florence trong trình trạng bị hư tổn nặng do nhiều năm bị nước sông Arno tràn vào.
Chính điều này khiến các chuyên gia không thể tìm đủ ADN cần thiết để đối chiếu, so sánh với bộ hài cốt nghi của Lisa Gherardini. Dù vậy, các chuyên gia không bỏ cuộc khi tiếp tục các nghiên cứu khác với hy vọng tìm được những manh mối quan trọng giúp xác định thân phận của bộ hài cốt nữ trên.
Xác ướp cặp nam nữ 2.500 tuổi có lưỡi vàng, kẻ trộm mộ cũng khiếp sợ
Ngôi mộ của xác ướp nữ giới có dấu hiệu rõ ràng về sự phá hoại của kẻ trộm mộ, và có thể đã bị lấy đi vài đồ tạo tác, nhưng chiếc lưỡi bằng vàng vẫn nguyện vẹn.
Hai xác ướp kỳ lạ nằm trong 2 ngôi mộ được xây liền kề nhau vừa được khai quật ở ngoại ô Cairo (Ai Cập), với nhiều thứ kỳ lạ bên trong, theo tờ Daily Mail.
Bên trong 2 ngôi mộ là hài cốt một người đàn ông và một người phụ nữ, đã chết khoảng 2.500 năm trước, được ướp xác cẩn thận. Trong khi xác ướp người đàn ông được bảo quản cực kỳ tốt thì lăng mộ của người phụ nữ đã bị xâm phạm, khiến cơ thể cô hư hại nhiều.
Hai chiếc lưỡi vàng lấy ra từ xác ướp - Ảnh: Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập.
Bên trong miệng 2 người đều có một chiếc lưỡi bằng vàng, trong mộ người đàn ông còn có thêm một con bọ hung vàng và nhiều đồ tùy táng đặc sắc khác như những chiếc lọ gốm, 402 bức tượng nhỏ mang ý nghĩa thần thánh, một chuỗi hạt màu xanh lá cây.
Rõ ràng kẻ trộm mộ đã không dám lấy đi chiếc lưỡi của người phụ nữ dù đã mở quan tài của cô ra, cũng như không tiếp tục công việc với ngôi mộ liền kể, nơi người đàn ông an nghỉ.
Các xác ướp được đặt trong quan tài đá trong 2 ngôi mộ liền kề. Ảnh: Bộ Du lịch và cổ vật Ai Cập.
Theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Barcelona, các ngôi mộ có từ thời Saite, vương triều thứ 26 của Ai Cập. Chiếc lưỡi vàng được đặt trên vị trí lưỡi của người chết nhằm giúp họ có thể trò chuyện với vị thần cai trị thế giới ngầm Osiris khi đã đi qua thế giới bên kia.
Người ta cho rằng chiếc lưỡi vàng cho phép người chết có cơ hội thuyết phục Osiris thương xót linh hồn họ, bởi vị thần này sẽ phán xét các linh hồn.
Trước đó, một xác ướp khác được phát hiện tại di chỉ Taposiris Magna của Ai Cập cổ đại cũng được phát hiện với một chiếc lưỡi bằng vàng.
Kho báu Ai Cập 'xuyên không' đến châu Âu, xuất hiện bên 155 hài cốt Các nhà khảo cổ đã tìm được kho báu Ai Cập hơn 3.300 tuổi một cách bất ngờ khi khai quật 2 hầm mộ tập thể ở Đảo Síp Mới của Thụy Điển, với hơn 500 món đồ tuyệt đẹp bằng vàng, đá quý và gốm sứ. Theo Heritage Daily, ngoài kho báu Ai Cập, bên trong hầm mộ còn có các con...