Cục diện thị trường văn phòng cho thuê sẽ thay đổi như thế nào hậu Covid-19?
Theo JLL Việt Nam, Covid-19 sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư phát triển mô hình làm việc từ xa và công nghệ tương tác trực tuyến. Dịch có thể sẽ thay đổi cách con người làm việc và có thể cả tương lai của thiết kế văn phòng nói chung.
Theo đơn vị nghiên cứu này, các biện pháp cách ly xã hội đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Việt Nam cũng đã chuyển sang chế độ “phòng ngừa ca nhiễm leo thang” khi nhà nước áp dụng lệnh cách ly dự kiến kéo dài gần một tháng từ ngày 1 tháng 4.
Theo đó, hầu hết các công ty đã thực hiện các quy định cách ly và mô hình làm việc tại nhà trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, ngoại trừ các dịch vụ thiết yếu. Số lượng người lao động làm việc tại nhà đạt mức cao kỷ lục.
Bà Trang Bùi, Giám đốc cấp cao Thị trường Việt Nam của JLL cho biết, làm việc từ xa trước đây phổ biến trong giới lao động tự do hoặc công nghệ thông tin. Nhưng hiện nay dịch bệnh đã cho phép doanh nghiệp thực sự thử nghiệm mô hình làm việc này, một khái niệm đã được thảo luận nhiều trước đây nhưng chưa được thực hiện hóa trên diện rộng.
Covid-19 sẽ tác động đến thị trường văn phòng theo hai hướng chính: định nghĩa lại mục đích của văn phòng truyền thống và thay đổi cách các công ty chọn thuê văn phòng. Thước đo năng suất làm việc có thể sẽ không dựa vào việc nhân viên có mặt ở văn phòng hay không. Và chúng ta vẫn đang tìm giải pháp để duy trì tính hiệu quả công việc như trước đây.
“Sau khi đại dịch được kiểm soát, chúng tôi tin rằng mô hình làm việc từ xa sẽ vẫn tiếp tục diễn ra, mặc dù có nhiều thách thức, đặc biệt là ở các quốc gia nơi đa phần dân số sống trong không gian nhà nhỏ và không thuận lợi để làm việc. Tuy nhiên, các công ty cũng cần chú trọng hơn đến kế hoạch kinh doanh liên tục và xây dựng mô hình làm việc từ xa tốt hơn”, bà Trang nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo JLL, các doanh nghiệp cần lên chiến lược cho hậu Covid-19, có thể cho phép nhân viên lựa chọn địa điểm tùy theo nhu cầu công việc. Trong tương lai, không gian văn phòng có thể dành cho các công việc cần có sự tương tác với đồng nghiệp, những công việc có thể làm một mình sẽ tiếp tục thực hiện từ xa. Khi làm việc từ xa trở nên phổ biến hơn nữa, công nghệ và các không gian linh hoạt sẽ là hạng mục đầu tư cố định của doanh nghiệp. Điều này cũng sẽ tác động đến nhu cầu của khách thuê lên chủ tòa nhà. Những tòa nhà chú trọng đầu tư vào hạng mục sức khỏe và không gian xanh cho người lao động sẽ chiếm ưu thế.
Nhìn xa hơn năm 2020, JLL dự đoán Covid-19 sẽ là động lực thúc đẩy đầu tư phát triển mô hình làm việc từ xa và công nghệ tương tác trực tuyến. Dù điều này có thể được coi là một mối đe dọa cho nhu cầu văn phòng truyền thống trong tương lai. Đã đến lúc doanh nghiệp suy nghĩ cho chiến lược đầu tư văn phòng sau khi đại dịch được kiểm soát.
Hạ Vy
Không để dòng tiền BĐS 'ngủ đông', cần sự chung tay của các nhà đầu tư 'kích hoạt' thị trường
Theo Công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ bất động sản (BĐS - Jll Việt Nam), kế hoạch ứng phó dịch COVID-19 đang được các doanh nghiệp BĐS triển khai liên tục và ưu tiên đưa ra các chiến lược dài hạn. Còn trong ngắn hạn, các doanh nghiệp chú trọng duy trì hoạt động theo các kịch bản phản ứng nhanh tùy theo diễn biến kéo dài của dịch bệnh.
Kích hoạt thị trường BĐS
"Ngoài các giải pháp ứng phó với khó khăn trước mắt do dịch COVID-19, điều các doanh nghiệp địa ốc cần tính tới là câu chuyện thích nghi với sự thay đổi thị trường BĐS sau dịch. Dù đang bị ảnh hưởng mạnh, nhưng thị trường BĐS vẫn được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ sau dịch", đại diện JLL Việt Nam cho biết.
Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Tập đoàn cung cấp các dịch vụ BĐS trên thế giới tại Việt Nam (Savills Việt Nam), phân tích kỹ hơn về xu hướng thị trường BĐS trong mùa dịch, những nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm ở lĩnh vực này chắc chắn sẽ nhìn thấy cơ hội trong khó khăn. Mặc dù cách phân bổ dòng tiền của nhà đầu tư sẽ theo xu hướng chắc chắn, an toàn hơn, nhưng bỏ tiền vào BĐS cũng chính là cách tăng giá trị tài sản nhanh nhất.
BĐS nghỉ dưỡng có khả năng phục hồi nhanh cùng với ngành Du lịch.
Do đó, các nhà đầu tư cần linh hoạt, không nên có tâm lý để tiền "ngủ đông", đưa tiền ra thị trường để lưu thông, bởi Chính phủ chỉ có thể đưa ra chính sách kích cầu cho thị trường BĐS khởi sắc trở lại, chứ không thể cứu thị trường khi không có sự chung tay của các nhà đầu tư.
Nhìn nhận về câu chuyện hậu COVID-19, ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA) cho rằng, để chuẩn bị cho việc quay trở lại một cách mạnh mẽ khi dịch bệnh được kiểm soát, ở thời điểm hiện tại, các chủ đầu tư nên tập trung vào việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, cùng với các cơ quan quản lý tháo gỡ những dự án đang ách tắc của giai đoạn trước, để khi thị trường hồi phục thì có thể triển khai dự án, có nguồn hàng đáp ứng nhu cầu của khách.
Ông Nguyễn Văn Đính cũng nhấn mạnh đến việc các doanh nghiệp cần thể hiện tinh thần đồng hành cùng Chính phủ để vực dậy thị trường. "Nhà nước, Chính phủ đã có các hỗ trợ, doanh nghiệp cũng phải đồng hành cùng Nhà nước, có động thái quyết liệt trong việc phối hợp tháo gỡ khó khăn, triển khai dự án, tránh lãng phí. Các doanh nghiệp BĐS cần tiết kiệm nguồn lực để phát huy hiệu quả hoạt động", ông Đính nói.
Đồng quan điểm, đại diện Công ty Cổ phần Địa ốc Phú Long cho biết, dù dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp và gây ra những tác động không nhỏ cho thị trường và giới đầu tư địa ốc, nhưng đây cũng là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp tăng cường đào tạo nội bộ, tính toán, điều chỉnh sản phẩm và chiến lược để tăng khả năng thích ứng với một thế giới nhiều biến động.
"Phú Long đang thực hiện đồng thời nhiều giải pháp ứng phó với trong và cả cho giai đoạn sau dịch. Công ty đang huấn luyện nội bộ để nâng cao chất lượng quản lý, vận hành các dự án, cải tạo các khu nghỉ dưỡng để có thể phục vụ tốt nhất khách hàng sau khi dịch. Ngoài ra, Phú Long cũng đang quyết liệt thực hiện chiến lược doanh nghiệp xanh, bảo vệ môi trường, thân thiện với thiên nhiên và con người, trong đó, ưu tiên phát triển các công trình xây dựng hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường, hòa nhập văn hóa địa phương và ứng dụng các công nghệ 4.0. Dịch COVID-19 là khoảng lặng cần thiết để các doanh nghiệp BĐS nâng cao công tác quản trị để hoàn thành, đưa vào các sản phẩm chất lượng, phục được thượng đế", đại diện Phú Long chia sẻ.
Phân khúc BĐS bình dân quay trở lại mạnh mẽ
Quan sát diễn biến thị trường, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, khi dịch COVID-19 được kiểm soát, phân khúc nhà ở bình dân, nhà ở xã hội sẽ có sự quay trở lại mạnh mẽ. Trong khi các phân khúc cao cấp, hạng sang và BĐS du lịch, BĐS nghỉ dưỡng cần khoảng thời gian dài hơn để ra mắt các sản phẩm uy tín, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu các khách hàng khó tính trên thị trường.
Lý giải về điều này, các chuyên gia BĐS phân tích, loại hình căn hộ giá thấp, bình dân và nhà ở xã hội sẽ sớm được người dân có nhu cầu thiết yếu tiếp cận trở lại. Nhóm khách hàng này sẽ tiếp cận thị trường ngay khi dịch bệnh được khống chế, vì nguồn cung gắn với nguồn cầu thật. Các phân khúc loại hình BĐS cáo cấp khác cần phải có độ trễ dài hơn, vì khách hàng của những phân khúc cao cấp thuộc nhóm đối tượng có thu nhập cao, thường đã có nhà ở, còn thanh khoản, chủ yếu phục vụ mục đích đổi sang nhà tốt hơn, chất lượng hơn, chứ không phải là nhu cầu thiết yếu.
"Phân khúc căn hộ cao cấp, nhất là tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thị trường chủ yếu là giới đầu cơ, nên mức tăng giá với sản phẩm này không nhiều, chủ yếu đi ngang để ổn định giá. Còn riêng với đất nền, do đặc thù triển vọng tăng giá cao tại các khu vực có quy hoạch và hạ tầng tốt, sẽ thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư trong và sau dịch", ông Đính nhận định.
Về triển vọng của phân khúc BĐS du lịch, theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương, ngành Du lịch Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Tuy nhiên, khi nhìn nhận sự việc theo hướng tích cực, các sự kiện trước đây đã chứng minh rằng, du lịch là ngành có khả năng phục hồi nhanh hơn so với những ngành nghề khác. Bên cạnh đó, Việt Nam đang có tỷ trọng lớn về nguồn khách nội địa (chiếm khoảng 82,5% tổng lượt khách trong năm 2019). Đây được xem là yếu tố có lợi bởi sau đại dịch, có thể là những nhóm khách đầu tiên phục hồi trở lại. Chính vì vậy, cần giữ thái độ lạc quan cùng với tầm nhìn dài hạn.
Dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, BĐS lại là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, hơn lúc nào hết, giờ là lúc các nhà đầu tư thị trường phải tự đưa ra cho mình các giải pháp ứng phó nhanh để vượt qua giai đoạn khó khăn, sau đó có đủ tiềm lực trở lại mạnh mẽ. Nhưng trên hết, giờ là lúc các nhà đầu tư cần đồng lòng, đoàn kết để ổn định, chờ kích hoạt thị trường.
Vân Sơn
TP.HCM: Nguồn cung nhà ở quý I/2020 giảm mạnh Theo báo cáo mới nhất của JLL Việt Nam, tại TP.HCM, lượng căn hộ bán trong Quý I/2020 chỉ đạt 1.980 căn, thấp hơn một nửa so với Quý I và IV/2019. Hầu hết giao dịch trong quý được ghi nhận tại các dự án đã có hoạt động tiền mở bán từ trước khi có dịch Covid-19 và là những dự án...