Cuba có thể công nhận Bitcoin
Theo nghị quyết 215 của Cuba, ngân hàng trung ương sẽ đặt ra quy định mới cho các loại tiền ảo. Các nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền ảo sẽ cần xin giấy phép từ ngân hàng trung ương nếu muốn tiếp tục hoạt động.
Cuba sắp ra quy định với tiền ảo
Theo CNBC, lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến Cuba trở thành “kẻ ngoài lề” trong nền kinh tế toàn cầu. Việc Cuba công nhận tiền ảo cùng với El Salvador có thể giúp đất nước này vượt qua lệnh trừng phạt của Mỹ đã có từ thời ông Donald Trump và được gia hạn dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Từng có 10 năm nghiên cứu về Cuba, tiến sĩ Mrinalini Tankha – giáo sư nhân chủng học tại Đại học bang Portland (Mỹ) cho biết việc gửi và nhận tiền ở Cuba trở nên cực kỳ khó khăn dưới thời chính quyền ông Trump.
Năm 2020, Western Union – kênh chuyển tiền hoạt động ở Cuba hơn 20 năm đã đóng cửa tất cả 400 chi nhánh, trong bối cảnh các lệnh trừng phạt từ chính quyền ông Trump ngày càng gay gắt. Quá trình chuyển tiền vào và ra khỏi Cuba còn phức tạp hơn trong đại dịch Covid-19.
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng Cuba xem xét việc áp dụng tiền mã hóa do cần tiền mặt trong bối cảnh đại dịch và không thể tiếp cận nền kinh tế thế giới.
Tiến sĩ Tankha nhận định cộng đồng tiền ảo ở Cuba phát triển nhờ internet dần phủ sóng khắp nơi, người dân sở hữu smartphone nhiều hơn và có thể kết nối 3G. Nội tệ Cuba đang suy yếu, khiến Bitcoin càng có sức hấp dẫn hơn. Vài người dùng tiền ảo để chuyển tiền xuyên biên giới, số khác lại đầu tư tiền ảo để tăng thêm thu nhập.
Tankha cho biết: “Nếu bạn là lập trình viên phần mềm hay nghệ sĩ NFT, bạn có thể nhận trả lương bằng tiền mã hóa. Tôi nghĩ đó chính là tiềm năng. Nó mở ra một nền kinh tế hoàn toàn mới cho người dân Cuba tham gia”.
Nhiếp ảnh gia Gabriel Guerra Bianchini đang là một trong những nghệ sĩ đầu tiên ở Cuba tiến vào thế giới NFT. Bianchini cho biết: “Tác phẩm đầu tiên của tôi được bán trong vòng 6 ngày với giá 1,6 Ether. Điều này còn hơn cả việc kiếm tiền. Đây thực sự là tự do”.
Tuy nhiên, việc nhận tiền thông qua các kênh tiền mã hóa cần nhiều thủ thuật, vì các sàn giao dịch phải đáp ứng quy trình Know Your Customer (KYC). Nhiều sàn giao dịch tuy không đặt trụ sở ở Mỹ nhưng vẫn chặn người Cuba. Tankha giải thích: “Khi người Cuba tham gia hệ sinh thái này, họ phải đối mặt với nhiều rủi ro, dù họ có dùng VPN để ẩn vị trí đi chăng nữa”. Do đó, vẫn còn một chặng đường dài phía trước để áp dụng tiền mã hóa hàng loạt ở Cuba.
Nghị quyết 215 như một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho những người Cuba muốn gia nhập nền kinh tế thế giới thông qua con đường Bitcoin, nhưng nghị quyết vẫn cảnh báo người dân về rủi ro của tài sản ảo và các nhà cung cấp dịch vụ không minh bạch.
Boaz Sobrado – nhà phân tích dữ liệu fintech có 4 năm làm việc trong lĩnh vực tiền ảo ở Cuba cho rằng bất kỳ hình thức quản lý nào cũng là điều tốt với thị trường này. Sobrado nói: “Các cơ quan quản lý trên khắp thế giới, từ ngân hàng trung ương Cuba cho đến Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) đang cố gắng nắm bắt ngành công nghiệp tiền mã hóa. Điều này ngụ ý rằng tiền mã hóa là một hiện tượng toàn cầu và các nhà quản lý đã quyết định rằng nó xứng đáng được cân nhắc”.
Card đồ họa 'sốt' trở lại
Giá card đồ họa tăng mạnh sau khi Bitcoin quay lại mốc 50.000 USD, khiến người dùng phổ thông không thể tiếp cận sản phẩm.
Giá Bitcoin đã tăng 4,2% lên gần 50.440 USD trong phiên giao dịch sáng 23/8. Theo Bloomberg , đây là lần gần nhất trong vòng ba tháng Bitcoin lấy lại mốc trên 50.000 USD. Ngoài những người tham gia vào thị trường tiền số, sự kiện này còn ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng game thủ và người dùng phổ thông.
Card đồ họa là phần không thể thiếu của các trang trại khai thác tiền điện tử
Li Hua, một game thủ ở Bắc Kinh, bắt đầu theo dõi giá card đồ họa từ tháng 5. Khi đó, anh nghĩ rằng tháng 6 sẽ là thời điểm tốt nhất để mua một card đồ họa mới cho dàn máy tính chơi ở nhà. "Tôi đã chờ đợi, theo dõi trong ba tháng để chờ giá card đồ hoạ về mức bình thường. Bây giờ tôi vẫn chỉ có thể tiếp tục chờ", Hua nói.
Theo Li Hua, loạt card đồ họa RTX30 của Nvidia có giá khá cao trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5. Sau đó, giá các model trong dòng này giảm dần đến đầu tháng 8 và bất ngờ tăng trở lại. Ví dụ, card đồ hoạ Nvidia RTX 3060 ban đầu có giá 2.499 nhân dân tệ (8,7 triệu đồng), sau đó được đẩy lên 7.499 nhân dân tệ (26,3 triệu đồng). Bước sang tháng 7, model này giảm đáng kể xuống còn dưới 4.000 nhân dân tệ (14 triệu đồng) nhưng vẫn ế ẩm. Những người dùng như Li Hua tiếp tục chờ giá sản phẩm về đúng giá trị. Các thợ đào cũng không mấy bận tâm vì thị trường tiền số ảm đạm.
Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi khi giá Bitcoin "ấm lên" từ cuối tháng 7. Mẫu card Nvidia RTX 3080 đột ngột tăng giá 52% từ 9.599 nhân dân tệ (33,7 triệu đồng) ngày 31/7 lên 14.599 nhân dân tệ (51,3 triệu đồng) vào sáng 1/8. Khi đó, những người bán hàng trên JD.com nhận không ít chỉ trích vì mức giá bị coi là điên rồ, vô lý. Nhưng khi Bitcoin cán mốc 50.000 USD vào 23/8, trên một số chợ trực tuyến Trung Quốc, card đồ hoạ lại cháy hàng và người dùng khó tìm mua các mẫu card từ phổ thông đến cao cấp.
Pan Helin, Giáo sư của Viện Kinh tế Kỹ thuật số thuộc Đại học Kinh tế và Luật Trung Nam (Trung Quốc), cho rằng việc giá card đồ hoạ tăng bất thường có thể đến từ nhiều yếu tố, trong đó có việc thiếu hụt chip trên toàn cầu.
"Nhưng nguyên nhân chủ yếu là Bitcoin và các tiền điện tử khác tăng giá khiến lợi nhuận của việc khai thác được đẩy cao, nhiều thợ đào thu gom card đồ hoạ, các cửa hàng tranh thủ bán kiếm lời", Helin phân tích.
Những người không tham gia vào việc khai thác tiền điện tử như Li Hua cho biết họ không lạ với việc giá card "nhảy múa" theo giá Bitcoin. Nhưng ngay cả khi tiền điện tử đi xuống hồi tháng 5, cộng đồng game thủ và người dùng phổ thông vẫn không thể mua được card đồ hoạ với giá hợp lý. Sau khi hoạt động khai thác tiền điện tử tại Trung Quốc bị cấm, một số lượng lớn card đồ họa cũ dòng Nvidia RTX30 đã xuất hiện trên các nền tảng mua sắm. Nhiều người bán thẳng thắn cho biết đây là card thải ra từ các trang trại đào Bitcoin, nhưng vẫn đắt so với giá trị gốc.
Một thợ đào tiền số lâu năm cho biết, những chiếc card đồ họa cũ này đã hoạt động hết công suất trong một thời gian dài. Tản nhiệt không đủ có thể dễ gây hỏng chip và ảnh hưởng hiệu suất.
"Rõ ràng, vẫn có lượng người dùng lớn chưa thể tiếp cận card đồ hoạ do giá bị đẩy lên quá cao. Ngay cả nguồn cung chip bị ảnh hưởng hay tác động của dịch bệnh, thị trường cung cầu vẫn có thể cân bằng nếu không có tác động của hoạt động khai thác tiền số", Pan Helin nói.
Wang Peng, trợ lý giáo sư tại Đại học Renmin (Trung Quốc), nhận định: "Với thị trường hiện tại, card đồ hoạ đã trở thành mục tiêu của các đối tượng đầu cơ kiếm lời. Khác với sự biến động của tiền số, card đồ hoạ là thiết bị phần cứng, dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố về tuổi thọ, hiệu suất. Vì vậy, việc định giá tương ứng với sự lên xuống của Bitcoin, Ethereum là vô lý".
Bong bóng NFT có thể sắp vỡ Doanh số NFT bất ngờ tăng mạnh trong tháng 8 với nhiều nhà đầu cơ lớn, nhưng giới phân tích lại lo ngại thị trường đang bên bờ sụp đổ. Cơn sốt NFT bắt đầu bùng nổ đầu năm nay, khiến không ít người cảm thấy khó hiểu khi nhiều người đua nhau đầu tư vào một mặt hàng không tồn tại về...