Cua lông – món ăn bạc triệu của giới thượng lưu
Dù vẻ ngoài xù xì, cua lông lại được tiêu thụ mạnh nhờ có thịt chắc, ngọt và nhiều gạch.
Cua lông xuất hiện ở nhiều địa phương tại Trung Quốc, nhưng nổi tiếng nhất là đánh bắt từ hồ Dương Trừng (tỉnh Giang Tô).
Truyền thuyết kể rằng, hàng năm, cứ mỗi mùa thu đến, vào khoảng tháng 9 – 10 âm lịch, khi cua lông đặc biệt ngon và nhiều trứng nhất, vua Càn Long lại vi hành từ kinh thành tới hồ Dương Trừng chỉ để thưởng thức một cặp cua lông cùng những chén trà Long Tỉnh.
Cua được bắt từ hồ Dương Trừng. Ảnh: Chinadaily.
Hồ Dương Trừng là một hồ nước ngọt cách thành phố Tô Châu 3 km về phía đông bắc. Nhờ thiên nhiên ưu đãi với nguồn nước sạch và tinh khiết, hồ có điều kiện lý tưởng cua lông phát triển. Ước tính mỗi năm có hàng nghìn tấn cua lông từ hồ này xuất đi các tỉnh trong nước và nhập khẩu vào Anh, Mỹ.
Vẻ ngoài của loại cua lông không hề hấp dẫn, trông nửa giống con rạm nửa giống cua đồng đá Nam bộ lại nhỏ hơn cua biển, bên ngoài càng còn có lớp lông xù xì. Tuy nhiên, hương vị cua lông lại đem đến cảm giác khác biệt với thớ thịt trắng mịn, chắc nịch, ngọt thanh, không hề tanh và rất nhiều gạch béo ngậy. Đó là lý do cua lông trở thành thượng phẩm toàn cầu, được giới thượng lưu tại Trung Quốc và nhiều quốc gia khác săn lùng thưởng thức cũng như làm quà biếu.
Giá mỗi kg cua lông có thể lên đến hàng triệu đồng.
Người Trung Quốc cho rằng cách chế biến cua lông ngon và phổ biến nhất là hấp. Bởi cách này đảm bảo được hương vị, độ ngon, chắc của thịt cua ở mức độ cao nhất. Sau đó, cua thường được chấm với sốt làm từ dấm, đường và gừng. Cua hấp thường được kết hợp với rượu vàng, thức uống truyền thống lưu truyền từ nhiều thế kỷ, được cho là sẽ giúp cân bằng tính hàn của thịt cua.
Nghệ thuật ăn cua cầu kỳ của người Trung Quốc
Thịt cua còn được dùng để chế biến nhiều món hút khách khác. Như mì cua được chế biến từ mì tươi và mọi bộ phận cua như thịt, gạch, càng… Món này dễ ăn, nước dùng đậm vị cua và mùi gạch béo ngậy. Nhiều nhà hàng còn dùng thịt cua để làm nhân tiểu long bao, chế biến cùng đậu hũ…
Không chỉ du nhập sang các nước phương Tây, cua lông Dương Trừng hiện cũng có mặt tại Việt Nam. Hệ thống nhà hàng hải sản Rạn Biển là một trong số ít nơi phục vụ món cua lông với giá khá mềm. Nếu bạn là tín đồ của hải sản không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức cua lông – đặc sản mùa thu được thiên nhiên ban tặng này.
Cua lông nhập khẩu về Việt Nam.
Kim Ngân
Theo VNE
Ở Hải Phòng có một quán chè đỗ xanh "độc nhất vô nhị" đã tồn tại 40 năm, đố bạn tìm ra nơi nào khác bán
Cũng là chè đỗ xanh nhưng ở đây, cô chủ quán đã biến tấu, sáng tạo, làm nên một món ăn rất lạ mà không phải nơi nào cũng có đâu nhé!
Chè đỗ xanh không phải là món ăn quá mới lạ với nhiều người, thế nhưng ở Hải Phòng lại có một quán rất đặc biệt. Chỉ là chè đỗ xanh thôi, nhưng cách làm sáng tạo chẳng nơi nào có đã khiến quán chè này trở nên vô cùng đặc biệt.
Đó là nhờ món chè đỗ xanh viên.
Thật ra, đây chính là món chè hoa cau quen thuộc được nấu từ đỗ xanh với bột sắn. Sở dĩ có cái tên chè hoa cau là do khi nấu lên, nhìn bát chè rất bắt mắt với màu vàng tự nhiên của đỗ xanh, màu trắng trong của bột sắn cùng vị thơm nhẹ rất giống với hoa cau. Tuy nhiên, người ta lại thường gọi bằng cái tên quen thuộc là chè đỗ xanh.
Bát chè trong suốt màu bột sắn, thoang thoảng hương thơm của đỗ xanh, của hương bưởi trong bột sắn. Từng hạt đỗ xanh ninh nhừ mềm mềm, bở bở. Vị chè cũng chỉ ngọt thanh chứ không quá gắt nên ăn không bị ngấy.
Đặc biệt hơn, bác chủ quán đã sáng tạo thêm những viên đỗ xanh cho vào nấu cùng chè. Đây là điểm thú vị khiến người ta nhìn bát chè là muốn thử ngay những viên đỗ tròn đó, vừa vì nhìn hay hay, vừa vì lạ mắt nên tò mò muốn xem vị của nó thế nào.
Cũng từ đỗ xanh đồ lên, làm nhuyễn, sau đó tạo thành những viên tròn tròn rồi cho vào. Nghe thì đơn giản thế nhưng để làm được những viên đỗ này không hề dễ. Bởi làm sao cho các viên đỗ bám dính lấy nhau, không bị vỡ ra nhưng khi ăn vẫn giữ được độ bở, mùi vị của đỗ lại là việc khó. Bởi vậy mà hiếm nơi nào nấu được món chè tương tự như vậy.
Ai thích ăn xôi vò thì có thể cho thêm chút xôi để ăn kèm. Xôi vò nấu từ gạo nếp và vò với đỗ xanh, mà theo chia sẻ của bác chủ thì màu vàng của xôi hoàn toàn là do đỗ xanh chứ không pha thêm gì. Các hạt xôi rời nhau nhưng ăn vẫn dẻo, cho vào chè hợp vị vô cùng.
Quán chỉ là một gánh hàng nhỏ. Hàng ngày, cứ đầu giờ chiều, bác chủ quán chuyển các nồi chè từ nhà ra đoạn vỉa hè dưới gốc cây nằm ở số 56 Phạm Minh Đức để bán. Bác thường bán đến tầm chiều tối, cũng là lúc đã hết hàng thì nghỉ.
Các khách hàng đến đây tuy không đông ồ ạt nhưng rất đều đặn. Ngoài những bạn học sinh, sinh viên thích thú món chè ăn vặt ngọt ngào này, nhiều phụ huynh cũng rất yêu thích. Không chỉ ngồi ăn tại đó, người ta còn mua mang đi nên bác chủ múc sẵn rất nhiều cốc chè để khách không phải chờ lâu, nhất là những khi có đông người kéo đến cùng một lúc.
Nếu bạn có cơ hội đến Hải Phòng, đừng quên ghé tới đoạn vỉa hè ở 56 Phạm Minh Đức để thử một bát chè đỗ xanh viên này nhé. Chỉ có 10k/bát thôi.
Theo Trí Thức Trẻ
Cua lông - đặc sản phải thử khi đến Thượng Hải mùa thu Đến Thượng Hải (Trung Quốc) mùa thu, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món cua lông đặc sản. Cua không chỉ hấp chín mà còn được chế biến thành nhiều món ngon. Với những du khách có hứng thú với ẩm thực Thượng Hải, mùa cua lông là thời điểm hấp dẫn nhất để tới đây. Vào mùa thu,...