Cú vấp ngã của những gã khổng lồ công nghệ hậu COVID-19
Vài tháng đầu năm 2022, khi đại dịch dần được kiểm soát, các ngành nghề khác dần phục hồi, thị trường liên tục chứng kiến cú vấp ngã của những người khổng lồ công nghệ.
Nhóm FAANG vốn đã quá quen thuộc với những nhà đầu tư và những người yêu thích công nghệ. Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Google được mệnh danh là những người khổng lồ trong giới công nghệ.
Trong 2 năm thế giới trải qua đại dịch COVID-19, trong khi nhiều ngành nghề khác phải thu hẹp lại, những ông lớn này càng bùng nổ hơn, đã có lúc những ông lớn này tưởng như là những cái tên bất khả chiến bại. Tuy nhiên, câu chuyện hậu đại dịch lại cho thấy một bức tranh rất khác. Hầu hết các ông lớn trong nhóm FAANG đều vấp ngã. Năm 2022 đưa đến nhiều thử thách và thị trường đặt câu hỏi, nhóm FAANG liệu có “toang”?
Jeff Bezos, ông chủ của Amazon, đã nhìn thấy trước ngày này. Đúng 1 tháng trước, ông này đã chia sẻ dòng tweet: “Người ta cho rằng sự hưng phấn của thị trường là mãi mãi, cho tới khi họ nhận ra sự thật không phải như vậy. Những bài học của thị trường có thể sẽ là đòn đau nhớ đời”.
Facebook, Amazon, Apple, Netflix và Google được mệnh danh là những người khổng lồ trong giới công nghệ.
Suốt 13 năm qua, ngành công nghệ đã trở thành một lĩnh vực gần như bất bại trên thị trường chứng khoán. Apple, Facebook, Amazon, câu lạc bộ nghìn tỷ của thung lũng Silicon đều sinh ra trong thời kỳ này. Tuy nhiên chỉ vài tháng đầu năm 2022, khi đại dịch dần được kiểm soát, các ngành nghề khác dần phục hồi, thị trường liên tục chứng kiến cú vấp ngã của những người khổng lồ công nghệ.
Apple không còn là công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Facebook (nay gọi là Meta), chỉ trong một ngày cổ phiếu lao dốc tới 20% và thổi bay 230 tỷ USD giá trị vốn hóa. Amazon cũng báo cáo thua lỗ lần đầu tiên kể từ năm 2015. Liên tiếp những cơn sóng lớn khiến con tàu mang tên big tech chòng chành trong vai trò dẫn đầu thị trường.
“Tôi nghĩ các nhà đầu tư cổ phiếu nên bắt đầu thấy lo lắng. Cổ phiếu công nghệ vốn luôn dẫn dắt thị trường, nhưng bây giờ cũng đang bị ảnh hưởng. Ngành công nghệ cũng không tránh được sức ép từ những yếu tố vĩ mô, như lạm phát giá cả hàng hoá, chi phí vận chuyển tăng, hay các chính sách và người lao động. Các công ty công nghệ càng nổi tiếng thì càng dễ trở thành mục tiêu mà giới chức các quốc gia nhắm tới để siết chặt”, ông Max Wolf, CEO công ty Systematic Ventures, đánh giá.
Netflix là một ví dụ điển hình của việc yếu đi sau khi cả thế giới khỏe lại. Khi dịch COVID-19 khiến mọi người ở nhà xem phim giải trí nhiều hơn, Netflix đã thu về tới 36 triệu tài khoản đăng ký mới, nhưng sau kết quả kinh doanh thất vọng công bố hồi tháng 4, chữ N của nhóm FAANG đã mất tới một nửa giá trị thị trường.
Video đang HOT
Không chỉ các ông lớn, mà những startup công nghệ nhỏ, vốn tăng trưởng bùng nổ trong thời kỳ đại dịch, nay bắt đầu xịt dần. Ứng dụng gọi video trực tuyến Zoom trong đại dịch phát triển gấp 5 lần, giờ cổ phiếu lại co về gần bằng lúc chưa có dịch COVID-19.
Khó khăn còn do nhiều nguyên nhân khác. Ví dụ như chiến sự Nga – Ukraine khiến Facebook dừng hoạt động tại Nga và không nhận quảng cáo cho các doanh nghiệp Nga, điều này cũng ảnh hưởng tới doanh thu. Còn Google liên tục gặp rắc rối với giới chức EU về cạnh tranh chống độc quyền, cổ phiếu của công ty mẹ Alphabet giảm 20% kể từ đầu năm nay.
Một số chuyên gia cho rằng cổ phiếu công nghệ vẫn sẽ gặp khó từ nay đến hết năm khi nhiều nhà đầu tư bán tháo để huy động vốn, nhưng nếu để cầm trong vòng 3 – 5 năm thì vẫn có thể sinh lời, và khẳng định đây chưa phải là chấm hết của kỷ nguyên công nghệ.
Vụ cá cược thế kỷ của Amazon
Việc Jeff Bezos dám đặt cược vào AWS, công nghệ điện toán đám mây bị nghi ngờ về tính khả thi, giúp Amazon có một "cỗ máy" kiếm tiền thật sự.
Mới đây, trên Twitter của mình nhà sáng lập Amazon đã đăng tải hình ảnh ông đóng khung kỷ niệm cuốn tạp chí BusinessWeek, được xuất bản cách đây 16 năm. Ảnh bìa cuốn tạp chí là hình Jeff Bezos cùng với dòng chữ "Vụ cá cược đầy mạo hiểm của Amazon".
Ảnh bìa tạp chí BusinessWeek vào năm 2006.
Nội dung của bài báo là việc các vị lãnh đạo tài chính của Phố Wall nghi ngờ về tính khả thi của nền tảng đám mây Amazon Web Services (AWS) và cho rằng kế hoạch này sẽ không thể thành công.
"Tôi đã đóng khung trang bìa tạp chí BusinessWeek này từ năm 2006. Tôi muốn nhắc nhở mình rằng 'vụ cá cược đầy mạo hiểm' từng bị Phố Wall chỉ trích ngày ấy chính là AWS, dịch vụ giúp Amazon thu về hơn 62 tỷ USD lợi nhuận vào năm ngoái", Jeff Bezos chia sẻ trên Twitter cùng với ảnh chụp trang bìa tờ báo.
Ván bài mạo hiểm
Năm 2006, khi bài báo được xuất bản trên BusinessWeek, Amazon có giá trị vốn hóa chưa đến 10 tỷ USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư và giới phân tích không khỏi hoang mang và đánh mất niềm tin vì không biết dự tính thật sự của CEO Jeff Bezos với AWS, dịch vụ điện toán đám mây được khởi động từ năm 2003 và ra mắt cuối năm 2006.
Là một trong số ít đại diện truyền thông được chia sẻ từ sớm về ý tưởng, biên tập viên Robert D. Hof của Bloomberg cho rằng mảng kinh doanh mới của Amazon quá xa lạ.
"Nó quá xa vời so với cốt lõi bán lẻ của Amazon, và có thể khiến bạn băn khoăn liệu ông ấy có mất kiểm soát", Hof viết trong bài báo của mình.
"Ý tưởng này giống như việc Wal-Mart bỗng nhiên quyết định thay đổi, đưa giải pháp chuỗi cung ứng và hệ thống logistic hàng đầu của mình cho mọi công ty khác sử dụng, kể cả đối thủ trực tiếp của họ", Hof giải thích thêm.
Andy Jassy, CEO hiện tại của Amazon cũng là người lãnh đạo mảng AWS từ ngày đầu thành lập. Ảnh: Reuters.
BusinessWeek cho rằng ông đã chọn sai thời điểm để đầu tư vì mức chi cho các công nghệ mới như điện toán đám mây của Amazon tăng 52%, trong khi cổ phiếu lại giảm mạnh đến 20%. Những khoản đầu tư cho AWS lúc ấy đã kéo lợi nhuận của Amazon đi xuống nhưng Bezos vẫn không quan tâm. Ông liên tục chi tiền để kéo thêm kỹ sư, đầu tư thêm thiết bị hạ tầng.
"Dù người yêu công nghệ có thể bị choáng ngợp với kế hoạch vĩ đại của Bezos, có lẽ nó sẽ không được lòng giới đầu tư tại Phố Wall", Hof nhận xét.
Do đó, BusinessWeek đã gọi AWS là "vụ cá cược lớn nhất của Bezos kể từ khi sáng lập công ty".
Amazon hái quả ngọt từ AWS
Song, thực tế lại cho thấy dịch vụ này đã mang lại trái ngọt cho Jeff Bezos và Amazon. Ngày nay, AWS được xem là nền tảng xương sống cho các công ty điều hành các hoạt động kinh doanh Internet, giúp giá trị vốn hóa công ty đạt trên 1.000 tỷ USD.
Sự ra mắt của AWS đã giúp Amazon đi trước nhiều năm so với các đối thủ cạnh tranh trên lĩnh vực điện toán đám mây, như Microsoft Azure (ra mắt năm 2010) hay Google Cloud (năm 2008). Mặt khác, có thể nói AWS là một trong những thành tố quan trọng nhất, đóng góp vào thành công của Amazon đến thời điểm hiện tại.
Jeff Bezos luôn quan niệm thất bại là điều kiện cần phải có để đạt được thành công. Ảnh: Reuters.
Theo CNBC, lợi nhuận của AWS trong năm ngoái cán mốc 62,2 tỷ USD. Báo cáo tài chính của Amazon cũng chỉ ra công nghệ này chiếm phần lớn doanh thu của hãng trong năm 2022. Cụ thể, trong quý 1/20222, AWS đã mang về 6,52 tỷ USD lợi nhuận trước thuế và lãi trong khi tổng thu nhập kinh doanh của Amazon chỉ đạt 3,7 tỷ USD.
Tuy nhiên, nhận định của BusinessWeek năm ấy cũng không hoàn toàn sai. Amazon trước giờ vốn nổi tiếng vì sẵn sàng đánh cược để phát triển công nghệ mới và dùng chính lợi nhuận của mình để bù đắp cho những thất bại. AWS thành công, nhưng Amazon cũng không thiếu thất bại trong quá khứ.
Năm 2014, "ông vua" bán lẻ trực tuyến thế giới từng phải đối mặt với thất bại lớn nhất trong lịch sử, chiếc điện thoại thông minh Fire Phone. Hãng đã quyết định ngừng kinh doanh dòng điện thoại này và chịu khoản lỗ lên đến 170 triệu USD. Đến năm 2019, công ty lại tiếp tục đóng cửa 87 cửa hàng tại Anh và Mỹ, đồng thời ngừng hoạt động dịch vụ nhà hàng của mình.
Amazon Dash, nút bấm giúp đơn giản hóa quá trình mua sắm cũng là một thất bại của công ty này. Ảnh: Cnet.
Năm 2019, Amazon ngừng phát triển nút đặt mua hàng tự động Amazon Dash. Từng được xem là cuộc cách mạng trong công nghệ mua sắm, Amazon Dash là thiết bị điện tử tiêu dùng nhỏ gọn, được đặt quanh nhà nhằm giúp người dùng dễ dàng đặt hàng trên Amazon chỉ với một lần bấm. Nhưng công nghệ này cuối cùng vẫn thất bại vì khách hàng có xu hướng sử dụng các phương pháp khác để mua hàng hóa thay vì nút Dash.
Nhưng những thất bại trên vẫn không thể làm Jeff Bezos nhụt chí. Vị tỷ phú cho rằng rủi ro và thất bại là cái giá phải trả nếu muốn thành công. "Chúng ta cần một thất bại lớn nếu muốn thay đổi cục diện dù thất bại ấy đáng giá vài tỷ USD. Còn nếu không gặp thất bại có nghĩa chúng ta chưa thực sự cố gắng", ông khẳng định vào năm 2019.
Jeff Bezos 'nuôi' một công ty để trả thù Elon Musk: Cũng làm xe điện, chưa bán được chiếc nào nhưng giá trị chỉ sau Toyota và Tesla Mối thâm thù giữa Elon Musk và Jeff Bezos vươn lên một tầm cao mới. Tờ CNN đưa tin, Rivian - nhà sản xuất xe tải điện đã chứng kiến giá trị tăng vọt chỉ sau một đêm, trở thành con cưng của Phố Wall với vốn hóa 100 tỷ USD. Tuy nhiên, ít người biết rằng phần lớn thành công đột phá...