Cứ tưởng làm thế này là yêu con, nhưng thực ra cha mẹ đang hại con
Có những việc mẹ làm cho con cứ tưởng rằng đó là vì thương con, yêu con nhưng sự thật thì không hẳn vậy.
Các bậc cha mẹ luôn có những cách khác nhau để thể hiện tình yêu dành cho con cái của mình. Có người thì tâm niệm “yêu cho roi cho vọt”, nhưng cũng có nhiều người thì cho rằng yêu con là chiều chuộng và đáp ứng con mọi điều. Cho dù ở khía cạnh nào thì tình yêu ấy vẫn không thay đổi, có khác chăng là những tác động từ cách thể hiện tình yêu thương ấy mang lại như thế nào cho trẻ mà thôi.
Tình yêu dành cho con được người mẹ thể hiện ở nhiều góc độ (Ảnh minh họa).
Chuyên gia đã liệt kê ra 8 hành động yêu chiều con nhưng lại phản tác dụng như sau:
1. Chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu của con
Nhiều mẹ tỏ ra nuông chiều con thái quá, đáp ứng bất cứ yêu cầu và đòi hỏi của con. Tình trạng này dễ dẫn đến sự ích kỉ và bướng bỉnh mỗi khi trẻ không còn được mẹ đáp ứng nữa. Để giải quyết, mẹ cần thiết lập giới hạn, quy tắc và trẻ phải tuân theo một cách nghiêm túc. Sự yêu chiều không đồng nghĩa với đáp ứng mọi đòi hỏi mà cần có ranh giới và điểm dừng.
Mẹ không nên cho con nhiều tiền vượt quá mức cần thiết. Một số bậc cha mẹ cảm thấy có lỗi vì không thể dành nhiều thời gian cho con do quá bận, bởi vậy họ cố gắng làm con vui bằng cách cho con thêm tiền tiêu vặt. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến trẻ vượt quyền và tỏ ra lấn lướt. Mẹ chỉ cần cho con đủ số tiền mỗi ngày con thực sự cần, có thể cho thêm 1 chút để khích lệ con nhưng không phải thường xuyên. Hãy để bé được thực hành thói quen tiết kiệm thay vì chi tiêu hoang phí.
3. Mua đồ hàng hiệu cho con
Ảnh minh họa
Khi thấy bạn của con có chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất, hoặc chiếc áo hàng hiệu chạy theo mốt mới, nhiều mẹ vì không muốn con buồn và lạc lõng nên đã tham gia vào cuộc đua hàng hiệu và sắm thật nhiều đồ thời thượng, đắt tiền cho con. Những thứ vật chất xa xỉ sẽ tạo cảm giác thụ hưởng cho trẻ, khi lớn lên, trẻ sẽ khó lòng chấp nhận những thứ có tiêu chuẩn thấp hơn. Trẻ không thể hiểu hết được giá trị thực của đồng tiền hay là học cách quản lý tiền, đồ dùng sao cho thật tốt. Mẹ cần chú ý mà không nên mua sắm cho trẻ theo cách như vậy. Trẻ cần được yêu thương và đáp ứng nhu cầu theo cách tích cực nhất. Hãy dành những món đồ đắt tiền, giá trị vào những dịp quan trọng và giải thích giá trị của món đồ cho trẻ hiểu.
4. Tặng quà thật nhiều
Liên tục tặng quà cho trẻ bằng những món đồ xa xỉ mỗi khi trẻ làm tốt việc gì đó, về lâu dài chỉ khiến trẻ trở thành người thiên về vật chất mà thôi, trẻ sẽ bắt đầu mong đợi một món quà mỗi khi làm được một việc tốt. Thay vào đó, mẹ hãy khen ngợi và khuyến khích trẻ khi có hành vi tốt thay vì mua quà. Đơn giản vì lời khen của mẹ có ý nghĩa hơn nhiều với con bạn và nó là động lực để con làm tốt hơn nữa trong tương lai.
Video đang HOT
Những lời khen ngợi đồng viên sẽ hữu ích hơn là thường xuyên tặng quà cho trẻ (Ảnh minh họa).
5. Lạm dụng lời xin lỗi con
Xin lỗi trẻ khi mẹ mắc lỗi là điều nên làm và nó cũng dạy con hiểu rằng con cần nói xin lỗi khi con làm sai. Tuy nhiên, xin lỗi vì điều gì đó mà không phải lỗi của mẹ có thể có tác dụng ngược lại. Ví dụ, mẹ không nên xin lỗi nếu chuyến đi chơi đến sở thú bị hủy vào phút cuối vì thời tiết xấu. Mẹ cần cho con thấy sự đồng cảm với nỗi thất vọng ấy thay vì xin lỗi con. Nhưng mẹ hãy nhớ giữ lời hứa và sắp xếp 1 chuyến đi vào buổi khác với con nhé.
6. Cư xử như một đứa trẻ trước mặt con
Tỏ ra vui nhộn trước mặt con không phải là xấu, nhưng mẹ cần tránh có những hành động la hét hoặc khóc lóc như trẻ con trước mặt con. Trẻ sẽ nhìn và học theo cách cư xử, hành động của mẹ. Vì vậy nếu mẹ muốn con biết quan tâm tới mọi người, con không hờn khóc, ăn vạ, không la hét, cáu giận thì chính mẹ cần thực hiện những điều đó trước tiên.
7. Giúp đỡ con mọi lúc mọi nơi
Ảnh minh họa
Khi trẻ không thể giải quyết một việc gì đó hoặc đang thất vọng, các mẹ có xu hướng tiến đến và giúp con giải quyết ổn thỏa. Điều này hình thành thói quen mong chờ sự giúp đỡ của mẹ hơn là tự mình tìm cách giải quyết. Từ việc tìm 1 món đồ, mặc quần áo đến việc giải 1 câu đố hóc búa, trẻ sẽ trông chờ sự xuất hiện của mẹ mà thôi. Vậy nên việc mẹ cần làm là khuyến khích con tự tin hơn để tự mình hoàn thành mọi việc. Kiềm chế việc lao ra giải cứu con ngay, sự thất bại cũng là một cách để con học hỏi.
8. Bảo vệ con quá mức
Những ông bố bà mẹ dạy con theo phong cách bố mẹ trực thăng thường luôn muốn bảo vệ con một cách thái quá. Trẻ dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào cha mẹ mà không thể tách rời. Bảo vệ con là bản năng, nhưng cần đúng lúc, đúng thời điểm và đúng trường hợp cần thiết. Trẻ có thể bị ngã, bị thương, miễn không phải là những chấn thương nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của trẻ. Ngoài ra mẹ hãy để trẻ học cách tự đứng dậy và không làm bản thân bị đau nữa.
Nguồn: Parent
Theo Helino
9 trò chơi đơn giản mang lại đầy ắp tiếng cười cho trẻ, cha mẹ thử chơi cùng con ngay nhé
Không phải cứ mua đồ chơi thì mới khiến con cái vui vẻ, có những trò chơi tuy đơn giản nhưng lại có thể khiến con cười khanh khách cả ngày không dứt.
Cuộc sống xa hội ngày càng bận rộn hơn giờ hết, guồng quay công việc đang khiến con người cách xa nhau hơn. Ngay cả những người trong gia đình cũng vậy, con cái thì đi học suốt cả ngày trời, bố mẹ cũng đi làm đến tối mịt mới về nên khoảng thời gian dành cho con chẳng là bao.
Nếu các bậc cha mẹ nào cảm thấy khoảng cách giữa mình và con đang lớn dần lên thì mỗi tối hãy dành khoảng 10-15 phút để chơi cùng con 9 trò chơi dưới đây, vừa giúp trẻ thư giãn, vui vẻ mà lại còn giúp gia tăng tình cảm gia đình và tính gắn kết giữa cha mẹ và con cái nữa.
1. Trò chơi phi tàu bay
Để chơi trò này cùng con, đầu tiên cha mẹ nằm thẳng trên giường hoặc một mặt phẳng nào đấy, dùng bàn chân đỡ cơ thể bé và dần dần nâng lên cao. Cha mẹ có thể đung đưa, dịch chuyển chân để tạo cảm giác như bé đang được bay thật sự. Tuy nhiên cha mẹ chú ý chỉ nên dịch chuyển nhẹ nhàng để tránh trường hợp bé bị mất thăng bằng và ngã xuống.
2. Trò chơi lái ô tô
Bạn ngồi lên ghế và ôm bé vào lòng, cầm hai tay của bé mô phỏng như vô lăng và rẽ trái, rẽ phải. Ngoài ra cha mẹ có thể khiến trò chơi sinh động hơn bằng cách thêm những câu mô tả, cảm thán như: "Đường có ổ gà rồi, mình cùng phanh lại nhé con!" kèm theo những động tác như khựng lại, giật nảy người... Chắc hẳn các mẹ bé sẽ cười không dứt trước trò này.
3. Trò chơi "kéo cưa lừa xẻ"
Cha mẹ và bé sẽ ngồi đối diện với nhau, nắm tay và áp sát lòng bàn chân vào nhau, sau đó cha mẹ và con sẽ cùng kéo người qua lại, cha mẹ có thể vừa đung đưa vừa đọc thêm những bài vè quen thuộc để trò chơi thêm vui vẻ.
4. Trò chơi giả vờ là người máy
Cha mẹ giữ hai tay của con và để chúng đứng lên bàn chân của mình, cha mẹ sẽ vờ như mình là robot và trẻ sẽ đề nghị robot hoạt động theo ý của mình như tiến lên, lùi xuống, rẽ trái, rẽ phải... Cha mẹ có thể đặt thêm một số "chướng ngại vật" trên đường đi để tăng sự thú vị cho trò chơi.
5. Trò chơi thang máy
Cha mẹ cho con đứng lên một bàn chân của mình, hai tay thì giữ lấy con, sau đó thì co chân nhấc người bé lên xuống như đi thang máy thật sự. Cha mẹ chú ý nên nhấc con lên từ từ, không đột ngột quá, tránh làm tay bé bị thương. Trò này khá tốn sức nên hợp với các ông bố để chơi với con hơn.
6. Trò chơi "nhào bột bánh" hay cù lưng
Cha mẹ cho con nằm sấp lưng xuống và giả vờ như bé là miếng bột mì và bố mẹ sẽ làm động tác "nhào, nặn bột, nướng bánh, rán bánh...". Chắc chắn các bé sẽ cười khanh khách trước những động tác mô phỏng của bố mẹ trên lưng mình.
7. Trò chơi lật bánh
Con sẽ giả vờ như một chiếc bánh khổng lồ đang được nướng, khi bánh "chín" mặt này rồi con cái sẽ hợp sức nâng bố mẹ lật sang bên còn lại, cha mẹ có thể khuyến khích trẻ sáng tạo thêm các thao tác như phết bơ, cắt bánh... Trò này hợp với trẻ lớn hơn một chút, trên 6 tuổi.
8. Trò chơi ngôi nhà sụp đổ
Cha mẹ ôm trẻ vào lòng và lắc lư lên xuống hoặc sang hai bên, vờ như ngôi nhà đang gặp bão rất to và sắp không trụ nổi nữa rồi. Đến khi ngôi nhà không chịu nổi nữa và đổ sụp xuống, cha mẹ sẽ ôm bé và ngả người ra đằng sau.
9. Ngôi nhà thần kì
Tương tự như trò chơi trên nhưng lần này khi ôm bé vào lòng, cha mẹ cho bé biết đây sẽ là một ngôi nhà thần kì, dù có trải qua mưa bão thế nào cũng không đổ sụp được và cha mẹ cũng vẫn tiếp tục thực hiện mô phỏng những động tác như rung, lắc do gió, bão gây nên.
Theo Helino
Muốn con tự lực, hãy học người Đức cho con tự do sớm Trong 6 năm nuôi hai đứa con ở Đức, người mẹ Mỹ nhận ra dân tộc này cho trẻ tự do từ rất sớm, nhằm tạo ra sự linh hoạt và chịu trách nhiệm. Khi nhà báo Sara Zaske chuyển tới Berlin sống cùng gia đình vài năm trước, cô nhận ra vài sự khác biệt ở các bậc cha mẹ Đức. Họ...