Cử tri gửi đến Quốc hội nhiều kiến nghị về vụ án Hồ Duy Hải
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức họp và đang báo cáo kết quả nghiên cứu đến các cơ quan có thẩm quyền các vấn đề liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải.
Vụ án Hồ Duy Hải được cử tri quan tâm
Theo tập hợp kết quả giải quyết kiến nghị cử tri gửi đến trước kỳ họp thứ 9 do Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện, có 14 ý kiến cử tri quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải, gồm cử tri Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, An Giang, Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Bình Phước, Bình Dương và Long An.
Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình tại phiên giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải. Ảnh: Báo Công lý
Theo đó, cử tri bày tỏ quan tâm đến phán quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao đối với vụ án Hồ Duy Hải, và đề nghị Quốc hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội giám sát vụ án này, sớm thông tin cho cử tri và nhân dân biết quan điểm chính thức về vụ án.
Trả lời kiến nghị này, Ủy ban Tư pháp cho biết ngày 8/5, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ban hành quyết định giám đốc thẩm xét xử vụ án Hồ Duy Hải, quyết định giữ nguyên bản án phúc thẩm của tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM xử phạt tử hình bị cáo Hồ Duy Hải về tội “giết người” và tội “cướp tài sản”.
Ủy ban Tư pháp thấy rằng đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, đã kéo dài qua nhiều năm, được cử tri và dư luận quan tâm.
Trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13, Đoàn giám sát tối cao của Quốc hội về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự đã báo cáo Quốc hội về vụ án Hồ Duy Hải.
Để xem xét một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến vụ án, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Ủy ban Tư pháp nghiên cứu. Ủy ban Tư pháp đã tổ chức họp ủy ban và đang báo cáo kết quả nghiên cứu đến các cơ quan có thẩm quyền.
Video đang HOT
Vụ án Hồ Duy Hải đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, đã kéo dài qua nhiều năm, được cử tri và dư luận đặc biệt quan tâm. Ảnh: TL
Ngoài vụ án Hồ Duy Hải, cử tri cũng bày tỏ băn khoăn trước một số vụ án hình sự gây xôn xao dư luận, tiêu biểu như vụ án Lương Hữu Phước ở tỉnh Bình Phước, vụ án tài xế Lê Ngọc Hoàng ở tỉnh Thái Nguyên… Cử tri đề nghị Quốc hội giám sát chặt chẽ hơn nữa đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để không làm oan sai, không bỏ lọt tội phạm, củng cố niềm tin của nhân dân đối với nền tư pháp.
“Không làm oan sai, không bỏ lọt tội phạm…”
Liên quan đến các vụ án, cử tri nhiều địa phương đề nghị Quốc hội giám sát chặt chẽ hơn nữa đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử để không làm oan sai, không bỏ lọt tội phạm, củng cố niềm tin của nhân dân đối với nền tư pháp.
Nêu quan điểm, Ủy ban Tư pháp cho biết trong những năm qua, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đã tăng cường giám sát đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp như: tiến hành chất vấn tại các kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với Chính phủ, chánh án TAND tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng Bộ Công an, bộ trưởng Bộ Tư pháp đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Đồng thời, thực hiện giám sát tối cao theo chuyên đề của Quốc hội đối với các cơ quan tư pháp.
Cùng với đó, Ủy ban Tư pháp hằng năm đều tiến hành các phiên giải trình, thực hiện giám sát chuyên đề đối với các cơ quan tư pháp và các cơ quan có liên quan; giám sát việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực tư pháp, trong đó tập trung giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử, nhất là các vụ án lớn, phức tạp, các vụ án được dư luận xã hội quan tâm…
Qua giám sát, đã làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan tư pháp; kiến nghị thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
Ủy ban Tư pháp cũng cho hay đã kịp thời có ý kiến đề nghị bộ trưởng Bộ Công an, chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, xử lý một số vụ án cụ thể bảo đảm đúng quy định của pháp luật và trả lời dư luận, cử tri.
Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tư pháp khẳng định sẽ tăng cường giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp, hạn chế đến mức thấp nhất oan, sai, bỏ lọt tội phạm, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp, củng cố lòng tin của cử tri đối với các cơ quan tư pháp.
Sẽ làm tốt công tác truyền thông “để nhân dân cả nước kịp thời nhận được những thông tin đầy đủ và chính thống về các vụ việc được các tòa án giải quyết”.
Uỷ ban Tư pháp nhấn mạnh, ngành toà án sẽ chú trọng làm tốt công tác truyền thông “để nhân dân cả nước kịp thời nhận được những thông tin đầy đủ và chính thống về các vụ việc được các tòa án giải quyết.
Ủy ban Tư pháp họp xem xét việc xét xử trong vụ Hồ Duy Hải
Ủy ban Tư pháp tổ chức phiên họp toàn thể để xem xét, đánh giá về vụ Hồ Duy Hải. Đây là vụ án còn nhiều ý kiến trái nhiều dù đã kéo dài hơn 12 năm nay.
Sáng 16/6, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên toàn thể liên quan đến vụ án Hồ Duy Hải. Đây là cuộc họp nội bộ với sự tham dự của các thành viên Ủy ban.
Cuộc họp nhằm xem xét tính đúng đắn về quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán vừa qua. Khi xem xét quyết định giám đốc thẩm cũng đồng nghĩa với việc xem xét tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử từ sơ thẩm đến phúc thẩm.
Sau cuộc họp, Ủy ban Tư pháp sẽ tổng hợp các ý kiến và tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền.
Vụ án Hồ Duy Hải xảy ra từ năm 2008 và đến nay vẫn chưa giải quyết triệt để do còn nhiều ý kiến khác nhau. Ảnh đồ họa: Như Ý.
Đây là vụ án xảy ra từ năm 2008, trải qua quá trình tố tụng nhiều cấp, đã được liên ngành thẩm định và trong đoàn giám sát oan sai của Quốc hội năm 2015 cũng đã xem xét vụ án này. Qua sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và đã đến Chủ tịch nước quyết định, nhưng đến nay vụ án vẫn chưa được giải quyết dứt điểm do còn nhiều ý kiến khác nhau.
Ngày 8/5 vừa qua, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao có quyết định giám đốc thẩm, bác kháng nghị của Viện trưởng Viện KSND tối cao, giữ nguyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải được tòa phúc thẩm tuyên vào 4/2009.
Sau phiên giám đốc thẩm, gia đình tử tù Hồ Duy Hải tiếp tục gửi kiến nghị đến Ủy ban Tư pháp. Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân, Trương Trọng Nghĩa và đoàn ĐBQH Đà Nẵng cũng có kiến nghị Ủy ban Tư pháp về việc mở phiên họp toàn thể cho ý kiến về vụ án này.
Sáng qua (15/6), Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đã có hơn 13 phút báo cáo trước Quốc hội để trả lời rõ câu hỏi Hồ Duy Hải có phạm tội không? Hồ Duy Hải có bị oan hay không?
Trình bày trước Quốc hội, ông Nguyễn Hòa Bình nêu nhiều chứng cứ chứng minh Hải phạm tội.
Đặc biệt, về hung khí gây án - một vấn đề gây nhiều tranh cãi trong vụ án, Chánh án TAND Tối cao cho biết khi khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thể biết cái thớt là hung khí. Chỉ khi bị bắt, Hải khai dùng thớt đập đầu nạn nhân thì cơ quan điều tra mới biết, nhưng khi đó cái thớt đã bị dọn đi.
Còn về con dao, Hải khai giấu sau bảng gắn trên tường ở bưu điện nên chỉ Hải biết, không ai tìm thấy. Sau này có 3 dân phòng dọn hiện trường, gỡ cái bảng thì thấy con dao rơi xuống nên họ sơ suất vứt đi.
Vì thế, sau này đã cho 3 người dân phòng đi mua dao tương tự về để những người liên quan nhận diện.
Nhiều ý kiến cho rằng việc cho mua dao ở chợ về thay hung khí là bất hợp lý, song Chánh án Tối cao khẳng định trong hồ sơ chỉ nói rằng cho mua vật tương tự để Hải và người liên quan nhận diện có đúng với hiện trường hay không.
Và khi để ra một loạt dao thì Hải nhận diện đúng con dao gây án mà dân phòng đã vứt đi, dù trước đó Hải có những lời khai không thống nhất về hung khí gây án này.
Theo Chánh án TAND Tối cao, Hồ Duy Hải có 25 lời khai. Lời khai nhận tội đầu tiên khá chi tiết do Hải tự viết ra chứ không phải do hỏi cung. Và trong quá trình tố tụng, ở những thời điểm quan trọng, Hải đều thừa nhận. Điển hình như khi có kết luận điều tra hay cáo trạng của viện kiểm sát, Hải đều thừa nhận là đúng.
Kết thúc phiên sơ thẩm và phúc thẩm, Hải gửi đơn cho Chủ tịch nước cũng chỉ xin giảm nhẹ hình phạt chứ không kêu oan. Còn người kêu oan nhiều nhất chính là mẹ của Hải.
"Đủ chứng cứ xác định Hồ Duy Hải là thủ phạm giết chị Hồng, chị Vân" Vụ án Hồ Duy Hải vừa qua đã được xét xử cấp Giám đốc thẩm, tuy nhiên, dư luận còn nhiều ý kiến xung quanh vụ án này. Vừa qua, tại buổi thảo luận tình hình kinh tế-xã hội năm 2019 tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, một số đại biểu Quốc hội cũng đã đề cập đến vụ án....