Một người dân thắng kiện Chủ tịch UBND tỉnh
Phát hiện UBND TP Điện Biên Phủ hai lần ra văn bản yêu cầu tháo dỡ công trình nhà của mình nhưng lại nhầm tên người khác, bà Dậu khiếu nại thì Chủ tịch UBND tỉnh này tiếp tục ra văn bản giữ nguyên hai quyết định cũ.
TAND tỉnh Điện Biên vừa xét xử sơ thẩm vụ khởi kiện quyết định xử lý vi phạm hành chính về trật tự xây dựng với người khởi kiện là bà Lê Thị Dậu (sinh năm 1953, ngụ tại TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên), người bị kiện là Chủ tịch UBND TP Điện Biên.
Trụ sở UBND tỉnh Điện Biên Phủ. Ảnh: CTV.
Ông Vũ Xuân Từ (ngụ tại TP. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) được xác định là người đại diện theo ủy quyền.
HĐXX tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị Dậu, hủy quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Điện Biên Phủ về việc giải quyết khiếu nại của bà Dậu và ông Thích.
Theo nội dung đơn khởi kiện, năm 2001, ông Vũ Tiến Huệ được Công ty Công nghiệp Điện Biên, nay là Công ty CP Chế biến nông sản Điện Biên (viết tắt là Công ty) giao khoán 0,24 ha (thuộc đội 4 Công ty) đất để trồng cà phê. Thời gian giao khoán 50 năm.
Video đang HOT
Quá trình sử dụng đất, năm 2013, ông Huệ chuyển nhượng cho bà Lê Thị Dậu và ông Vũ Ngọc Thích 518m2 với giá 777 triệu đồng.
Ông Huệ, bà Dậu đã xây dựng nhà trên đất và sinh sống ở đó.
Ngày 24-1-2019, UBND TP Điện Biên ra văn bản yêu cầu gia đình ông Vũ Xuân Từ tự tháo dỡ công trình đã xây dựng tại khu đất thuộc tổ dân phố 05, TP Điện Biên Phủ để bàn giao mặt bằng cho dự án khu đô thị mới Nam Thanh Trường.
Ông Từ không thực hiện nên UBND TP Điện Biên Phủ tiếp tục ra thông báo lần hai, nội dung tương tự lần một.
Nhận thấy, tài sản bị yêu cầu tháo dỡ không phải của ông Từ nên bà Dậu làm đơn khiếu nại đến UBND TP Điện Biên Phủ.
Kết quả giải quyết đơn khiếu nại của bà Dậu, Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ giữ nguyên hai thông báo yêu cầu phá dỡ với ông Từ.
Ngày 12-9-2019, Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, nội dung tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm của bà Dậu với lý công trình xây dựng không phép.
Ngày 14-10-2019, bà Dậu nhận được quyết định của Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Sau đó cơ quan này lại ra quyết định hủy quyết định cưỡng chế, đồng thời ban hành quyết định tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm của bà Dậu vì công trình không có giấy phép xây dựng.
Không đồng ý với nội dung các quyết định trên, ngày 10-12-2019, bà Dậu làm đơn khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Điện Biên xem xét hủy các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và quyết định về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Sau khi xem xét, HĐXX tuyên chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Lê Thị Dậu, hủy quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Điện Biên Phủ về việc giải quyết khiếu nại đối với bà Dậu.
Tòa tuyên hủy quyết định của Phó Chủ tịch UBND TP Điện Biên Phủ về việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, hủy quyết định của Chủ tịch UBND thành phố Điện Biên Phủ về việc cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Tòa cũng tuyên hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của TAND tỉnh Điện Biên.
"Bom" cỗ cưới và câu chuyện về sự vô cảm của cô dâu
Anh Vũ Thế Long, SN 1988, chủ nhà hàng Tâm Phúc bị "bỏ bom" 150 mâm cỗ cưới hôm 1-10, ở tổ 9, phường Mường Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, ngậm ngùi cho biết, đã nửa tháng trôi qua, gia đình anh vẫn chưa nhận được thông tin xử lý vụ việc từ cơ quan chức năng.
Cũng theo ông chủ này, kể từ ngày xảy ra sự việc chị Cà Thị U cũng không gặp gỡ, trao đổi gì với gia đình. "Nếu như gia đình "cô dâu" đền bù cho gia đình thì tốt, còn không thì cần phải xử lý theo quy định của pháp luật"- anh Long bày tỏ.
Tháng 9-2020, nhà hàng có giao kết hợp đồng bằng miệng với cô dâu Cà Thị U, SN 1996, trú tại bản Co Hói, xã Pá Khoang, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, đặt 150 mâm cỗ cưới; 1 triệu 350 nghìn đồng/mâm và cho biết, đám cưới sẽ tổ chức vào trưa 30-9. Tuy nhiên khi đến ngày, giờ, cỗ cưới được nhà hàng chuẩn bị xong thì không thấy cô dâu, chú rể cũng như khách mời đến dự. Đáng nói, như lời chủ quán, chị này từng chiếm đoạt của chủ nhà hàng 7 mâm cơm (trị giá 7 triệu đồng) và 156kg gà, 40kg giò, 180 hộp mía.
Ảnh tư liệu
Luận ra, đây là vụ việc hy hữu xảy ra trong giao dịch dân sự. Đặt hàng nhưng không lấy hàng xảy ra nhiều nhưng việc "bom" cỗ cưới thì có lẽ đây là câu chuyện lần đầu nghe. Theo Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015, hình thức của giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Do vậy, hợp đồng đặt cỗ cưới vẫn có giá trị pháp lý, hai bên phải thực hiện đúng các nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng.
Nếu chủ nhà hàng và khách không thỏa thuận được về việc thanh toán tiền theo hợp đồng thì có quyền khởi kiện ra tòa để giải quyết theo trình tự tố tụng dân sự và buộc bên vi phạm phải có trách nhiệm. Với việc mua hàng (7 mâm cơm - trị giá 7 triệu đồng và 156kg gà, 40kg giò, 180 hộp mía) không trả tiền mà chiếm đoạt là dấu hiệu của hành vi gian dối để chiếm đoạt tài sản, tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Đồng cảm với ông chủ nhà hàng, nhiều ý kiến lên án hành vi "bom" cỗ của chị U. Việc chị này có sai không và sai đến đâu, cơ quan chức năng sẽ làm rõ. Nhưng rõ ràng, việc "ăn quỵt" là không thể chấp nhận được, nhất là khi lại lấy đám cưới của mình ra để lừa gạt, lợi dụng lòng tin của chủ nhà hàng. "Vì tin tưởng và quen biết nên chủ nhà hàng đã thỏa thuận miệng, không lập hợp đồng và đặt cọc tiền làm cỗ cưới. Đây cũng là bài học cảnh báo trong việc giao kết hợp đồng dân sự phải tìm hiểu kỹ đối tác, lập văn bản và phải có biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng (đặt cọc) đối với giao dịch có giá trị lớn..."- một luật sư nêu.
Vụ 'bom' 150 mâm cỗ cưới: Cô gái đứng ra đặt cỗ là người như thế nào? Cơ quan công an đã xác định được cô gái tên U. là người liên quan đến việc đặt hàng 150 mâm cỗ cưới của nhà hàng xảy ra trên địa bàn. Khu vực tổ chức tiệc Ngày 2/10, một lãnh đạo Công an TP Điện Biên Phủ cho biết, hiện đơn vị đang tiếp tục xác minh vụ việc một nhà hàng...