Cụ ông 96 tuổi tốt nghiệp đại học
Ông Giuseppe Paterno, 96 tuổi, ở Palermo, tốt nghiệp Đại học Palermo loại xuất sắc và trở thành cử nhân lớn tuổi nhất đất nước.
Ngày 29/7, khi cầm tấm bằng tốt nghiệp, ông Paterno nhận được lời ngợi ca từ hiệu trưởng Đại học Palermo, ông Fabrizio Micari, cùng sự ủng hộ của gia đình, thầy cô giáo, và các bạn học trẻ hơn ông đến 70 tuổi.
Đối mặt nhiều khó khăn trong cuộc đời, tuổi thơ nghèo đói, chiến tranh và gần nhất đại dịch toàn cầu, ông đã vượt qua tất cả. “Tôi là người bình thường, như bao người khác. Về khía cạnh tuổi tác, tôi đã vượt qua tất cả mọi người, nhưng tôi không đi học chỉ để làm điều đó”, ông nói.
Ông Guiseppe Paterno. Ảnh: Guglielmo Mangiapane/ Reuters
Lớn lên trong gia đình nghèo ở đảo Sicily, Italy trong những năm 1930 đại khủng hoảng, ông Paterno chỉ nhận được giáo dục cơ bản khi còn nhỏ, trước khi tham gia hải quân và phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, ông trở về làm nhân viên đường sắt, lập gia đình và có hai con.
Trong xã hội đổ nát sau chiến tranh, công việc và gia đình là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, ông Paterno vẫn dành thời gian để học và tốt nghiệp phổ thông khi 31 tuổi, ước ao được tiếp tục học thêm nữa. “Kiến thức như một hành trang tôi mang theo, đó là một kho báu”, ông nói.
Năm 2017 khi 93 tuổi, ông quyết định theo đuổi chuyên ngành Lịch sử và Triết học ở Đại học Palermo. Cả đời ông yêu thích ngành học này nhưng chưa có cơ hội thực hiện. “Tôi hiểu rằng mình đã hơi muộn để lấy bằng cử nhân 3 năm, nhưng tự nhủ để xem mình có làm được không”, ông kể.
Sau khi nhập học đại học năm 2017, thay vì sử dụng những máy tính hiện đại, ông Paterno vẫn gõ các bài tiểu luận trên máy đánh chữ, món quà ông nhận được từ người mẹ vào năm 1984. Khi tìm kiếm tài liệu, ông không sử dụng Google mà lựa chọn những quyển sách thư viện. Ông cũng không thể tham gia những bữa tiệc sinh viên của các bạn cùng lớp vào cuối tuần.
“Ông Paterno là hình mẫu cho các học sinh”, ông Francesca Rizzuto, giáo sư xã hội học của Đại học Palermo, nói sau khi ông Paterno hoàn tất bài thi vấn đáp cuối cùng vào tháng 6.
Ông Paterno thừa nhận không cảm giác thấy thoải mái với những buổi học online, thay vì được đến lớp do Covid-19. Tuy nhiên, ông sẽ không để dịch bệnh làm khó mình, sau cuộc đời được trui rèn bởi chiến tranh và khó nhọc. “Tất cả khó khăn này làm chúng ta mạnh mẽ hơn”, ông nói.
Khi được hỏi về kế hoạch sau này, ông Paterno chia sẻ không định dừng lại sau khi tốt nghiệp. “Mục tiêu của tôi trong tương lai là đầu tư thời gian cho nghiệp viết. Tôi muốn xem lại tất cả văn bản mà tôi chưa có cơ hội để đào sâu”, ông nói.
Cha TQ cụt một tay nuôi 2 con gái vào đại học
Bị mất một cánh tay vì tai nạn lao động, Zhou Dongxiang (49 tuổi) vẫn một mình lăn lộn ở Bắc Kinh, chấp nhận ngủ tầng hầm suốt 12 năm để lo cho các con được vào đại học.
Video đang HOT
Zhou Dongxiang vốn là một công nhân xây dựng làm việc tại bến tàu ở thành phố Nhạc Thanh (tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Thảm kịch xảy đến năm 2005, khi ông đang vận chuyển một cuộn các thanh thép vào máy ép để làm thẳng. Giữa lúc mọi người tập trung làm việc, bỗng nhiên một tiếng hét lớn vang lên. Khi các công nhân khác tới nơi, máu đã vương khắp sàn và cánh tay của Zhou bị kẹt lại trong máy, ông vĩnh viễn mất đi tay trái ở tuổi 34.
Theo The Paper, khi tai nạn xảy đến, Zhou đã có một con gái lớn 9 tuổi và cô con gái nhỏ mới lên 4. Cuộc sống lâm vào bế tắc nặng nề nhưng Zhou chưa bao giờ bỏ cuộc.
12 năm qua, Zhou một mình lăn lộn ở Bắc Kinh. Người cha chỉ có một cánh tay đã hết sức nỗ lực kiếm tiền trang trải cho gia đình và nuôi 2 cô con gái lần lượt vào đại học.
"Cha không bao giờ nói với chúng tôi rằng không có tiền cho con đi học. Nếu cần thứ gì, chỉ cần nói với cha, cha sẽ mua nó cho chúng tôi", con gái lớn Zhou Chan bày tỏ sự biết ơn cha mẹ vì cha không để chị em cô thiếu thốn gì so với bạn bè đồng trang lứa.
Mất đi một cánh tay vì tai nạn lao động, Zhou vẫn quyết làm việc để nuôi 2 con gái học đại học.
Chấp nhận ngủ tầng hầm, gửi hết tiền cho vợ con
Trong căn nhà lợp ngói cũ kỹ ở làng Guanpu (quận Chaling, thành phố Chu Châu), những tia nắng xuyên qua mái, chiếu thẳng vào người đàn ông trung niên khiến ông toát mồ hôi đầm đìa. Zhou đang nhào bột, nặn bánh bằng cánh tay duy nhất của mình. Từ khi dịch bệnh bùng phát, ông phải tạm ở nhà, cùng bán mì với vợ trong thời gian đợi được quay lại Bắc Kinh.
Đã 15 năm trôi qua kể từ ngày tai nạn, Zhou nói rằng ông không còn nhớ rõ về cảm giác đau đớn khi cánh tay bị đứt lìa khỏi cơ thể, chỉ nhớ rằng đoạn đường từ công trường đến Bệnh viện Nhân dân Ôn Châu khi đó thật dài và thấy rất buồn ngủ. Mỗi khi Zhou suýt thiếp đi, người đi cùng phải lay ông thức dậy, sợ ông sẽ bất tỉnh và ra đi.
Để cứu mạng sống của Zhou, các bác sĩ buộc phải cắt cụt hoàn toàn cánh tay trái.
Khi Su, vợ ông, có mặt ở bệnh viện, nhìn thấy một cánh tay của chồng đã mất, Su gục xuống.
Sau khi xuất viện, điều khiến Zhou lo lắng nhất là tương lai của hai cô con gái.
Ông hỏi một người quen làm ở tòa án xem trường hợp của mình là tai nạn lao động thì có được bồi thường, nhận bảo hiểm hay không. Nhưng khi yêu cầu bồi thường, chủ lao động chỉ đồng ý trả ông khoảng 30.000 nhận dân tệ (gần 100 triệu đồng). Những cuộc đàm phán sau đó không có tiến triển mới.
Cuối cùng, Zhou tìm đến ông chủ, kể về hoàn cảnh của mình và quỳ xuống cầu xin. "Tôi còn cha mẹ già và 2 con gái nhỏ phải nuôi dưỡng. Vậy mà chỉ còn một cánh tay này. Tôi chỉ muốn những đứa con của mình tiếp tục được đi học". Cuối cùng, phía công trường đã đồng ý trả cho Zhou 100.000 nhân dân tệ.
Mất một cánh tay, không thể làm việc bình thường như trước, Zhou lo lắng cho tương lai của 2 con.
Trong 3 năm đầu sau tai nạn, gia đình 4 người chỉ sống đắp đổi qua ngày nhờ khoản lương 450 nhân dân tệ mà Su Chunxiang kiếm được từ các công việc lặt vặt mỗi tháng. Trong khi đó, sức khỏe của Zhou suy yếu, ông phải vật lộn để tập làm những việc bình thường như ăn uống, sinh hoạt cá nhân.
Thấy vợ phải làm lụng chăm chỉ lo cho cả gia đình, Zhou nghiến chặt răng và quyết tâm phải vực dậy để gánh vác cùng cô. Không tìm được việc làm, Zhou đành giúp việc đồng áng.
Song chỉ dựa vào số tiền vợ kiếm được, cộng với tiền bán hoa màu không thể đủ để 2 con gái đi học. Zhou đã gọi điện khắp nơi để tìm một công việc. Đến năm 2008, ông nhận được cuộc gọi của một người họ hàng từ Bắc Kinh thông báo có khách sạn ở đó đồng ý nhận ông với mức lương 1.200 nhân dân tệ/ tháng.
Bắc Kinh là chốn phồn hoa đô hội, khác xa với vùng quê mà Zhou sinh ra. Khi đến đây, công việc của ông là quản lý kho, nhập thực phẩm cho bếp và quản lý sổ sách.
Khi phải bốc dỡ hay cân hàng, Zhou không thể tự làm vì chỉ có một tay, ông cảm thấy ngại khi phiền đến người khác. Hai ngày sau, ông xấu hổ vì thấy bản thân vô dụng nên đã tìm ông chủ để xin nghỉ việc. "Tôi phải đi vì chẳng làm được việc gì ở đó cả".
Nhưng khi biết được hoàn cảnh của Zhou, ông chủ đã nói rằng: "Chỉ cần anh làm việc chăm chỉ, chúng tôi nhất định sẽ giúp anh". Sau khi suy tính, nghĩ về hai đứa con gái ở quê đang cần tiền trang trải việc học, Zhou quyết định ở lại làm việc tiếp.
Ký túc xá cho nhân viên nằm dưới tầng hầm, mỗi phòng có 8 người. Đó là nơi tối tăm và ẩm thấp. Zhou bị đau nhức vì vết thương cũ trong một thời gian dài.
Khi biết chồng phải bươn chải khổ sở, vợ ông rất đau lòng. Zhou trấn an Su: "Anh sẽ về nếu không thể chịu đựng được".
Zhou vẫn kiên quyết bám trụ. Ông luôn cảm thấy biết ơn chủ khách sạn vì ông đã chấp nhận những khuyết tật của anh. "Tiền lương luôn được trả đúng hạn vào ngày 15 hàng tháng".
Sau nhiều năm làm việc ở Bắc Kinh, lương của Zhou cũng tăng từ 1.200 nhân dân tệ lên con số 1.500 và cao nhất là 3.000 nhân dân tệ. Ông không tiêu pha gì cho bản thân nhiều và gửi gần như toàn bộ số tiền về quê.
Người cha một tay nuôi 2 con vào đại học
Năm 2012, khi nghe vợ gọi điện báo tin con gái lớn Zhou Chan đã đậu ĐH Sư phạm Hồ Nam, Zhou bất ngờ sung sướng. "Tôi hạnh phúc khi cuối cùng trong nhà cũng có một sinh viên đại học. Lúc đó tôi chỉ muốn chạy ngay về để ăn mừng".
Tin vui tiếp theo đến vào mùa hè năm 2018, khi ông có dịp về thăm nhà, con gái út Zhou Yuan cũng báo tin đậu vào Học viện Công nghệ Hồ Nam.
Nhận được tin vui, chủ khách sạn ở Bắc Kinh không giấu được sự xúc động và khâm phục.
"Người cha một tay nuôi hai con gái vào đại học, điều đó chẳng dễ dàng chút nào", ông chủ khách sạn nói. Ông cũng gửi phong bao đỏ 1.000 nhân dân tệ để chúc mừng.
Zhou Dongxiang là người cha tình cảm, ngọt ngào và hết lòng yêu thương con gái. Hai con của ông lúc nào cũng hạnh phúc vì cha. Họ nhớ ngày xưa, khi ông làm lái xe chở hàng, có một người khách cho ông 2 viên kẹo, ông đã mang về nhà cho con. Lần đầu về thăm nhà từ Bắc Kinh, Zhou cũng không quên mang theo một con vịt quay làm quà cho hai công chúa nhỏ.
Với cô con gái út Zhou Yuan, cha cô là người đàn ông lịch thiệp nhất làng. "Ngày trước, mỗi khi có dịp ở nhà, cha sẽ mượn xe để chở tôi lên thị trấn học. Mỗi khi mẹ la mắng hai con gái vì để nhà cửa bừa bộn, cha lại âm thầm đi dọn dẹp mọi thứ", cô kể.
Zhou là người chồng, người cha tình cảm và trách nhiệm.
Giờ đây, khi đã ra trường và đi làm, chị cả Zhou Chan dành một phần tiền để nuôi em ăn học. Zhou Yuan mới học năm 2 cũng đã đi làm thêm, tự kiếm được khoảng 1.500 nhân dân tệ mỗi tháng và không cần hỏi xin tiền cha mẹ.
Zhou dự định ở lại Bắc Kinh thêm 2 năm, làm việc cho tới khi con gái út tốt nghiệp đại học. Nhưng dịch bệnh khiến kế hoạch của ông thay đổi.
Năm học sắp bắt đầu vào tháng 9 tới, trong khi khoản học phí của Zhou Yuan chưa đóng khiến người cha khá lo lắng. Ông chủ khách sạn ở Bắc Kinh vẫn chưa thông báo về việc mở cửa trở lại.
Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, vợ chồng Zhou đã bàn bạc với nhau và mở một sạp bán mì ở một ngôi nhà cũ ven đường lớn. Quán mì mở cửa lúc 6h. Vì Zhou không làm được nhanh, nên hai vợ chồng thường thức dậy lúc 3h sáng để chuẩn bị nguyên liệu. Zhou còn làm thêm bánh để bán cùng với mì.
Dù hoàn cảnh thế nào, Zhou vẫn luôn giữ tinh thần lạc quan. Ông cho rằng luôn phải nỗ lực vì "cuộc sống vẫn tiếp diễn, chẳng chờ đợi ai".
Hai 'bông hoa thép' đặc biệt ở lễ tốt nghiệp Trường Bách Khoa Không chỉ tốt nghiệp đại học (ĐH) loại giỏi, Trần Võ Thảo Hương còn tiếp tục trở thành nữ thạc sĩ được khen thưởng vì thành tích xuất sắc với mức điểm lên đến 9,36. "Bông hoa thép" Thảo Hương tại lễ tốt nghiệp Ngày 10-7, Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho gần 800...