Cụ ông 89 tuổi trở thành tiến sĩ Vật Lý tại đại học top đầu Hoa Kỳ
Ở tuổi 89, cụ ông Manfred Steiner đã bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ ngành Vật lý tại Đại học Brown danh tiếng bậc nhất nước Mỹ.
Được nhận vào, và sau đó tốt nghiệp tại một trong 8 trường đại học tốt nhất nước Mỹ ( nhóm Ivy League), luôn là thành tích ấn tượng và đáng tự hào nhất của bất cứ ai.
Cụ ông Manfred Steiner lấy bằng tiến sĩ ở tuổi 89. Ảnh: Stew Milne/AP
Vì thế, với ông Manfred Steiner, khoảnh khắc được xướng tên trong lễ tốt nghiệp tại Đại học Brown chính là giây phút “hạnh phúc và vui sướng đến tột cùng”. Điều này là dễ hiểu khi cuối cùng ông cũng đã hoàn thành được giấc mơ của mình sau hơn 2 thập kỷ theo đuổi mục tiêu lớn nhất cuộc đời: lấy được bằng Tiến sĩ và trở thành một nhà Vật lý học ở tuổi 89.
Mới đây, trang web chính thức của Đại học Brown đã đăng tải một bài viết dài kể lại hành trình chinh phục tri thức của “cụ sinh viên” đặc biệt này, từ khi chỉ là giấc mơ của một cậu nhóc thuở ấu thơ cho đến lúc đôi tay run run nộp quyển luận văn tiến sĩ cho giáo sư hướng dẫn của mình.
Sinh ra và lớn lên ở Vienna (nước Áo), chàng thanh niên Steiner cảm thấy được truyền cảm hứng về bộ môn Vật lý sau khi đọc về cuộc đời và sự nghiệp của nhà khoa học thiên tài Albert Einstein, và vì vậy, ông đã quyết tâm theo đuổi ngành này.
Thế nhưng sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, gia đình Steiner khuyên ông nên chọn học ngành Y vì sẽ tốt hơn cho tương lai của cậu. Steiner đã theo học và tốt nghiệp với tấm bằng Y khoa từ Đại học Vienna vào năm 1955. Chỉ vài tuần sau lễ tốt nghiệp đại học, ông cùng gia đình chuyển đến Mỹ nơi ông theo học và có được một công việc tốt trong lĩnh vực nghiên cứu và điều trị các loại bệnh gây rối loạn máu.
Một con người ham học
Ông Steiner theo học chuyên ngành Huyết học tại Đại học Tufts cùng lúc với ngành Hóa sinh tại Viện công nghệ Massachusetts trước khi trở thành một nhà huyết học tại Đại học Brown. Ông được đề bạt trở thành giáo sư và được giao quản lý bộ môn Huyết học của trường Y khoa thuộc Đại học Brown từ năm 1985 đến 1994.
Trước khi theo đuổi ngành Vật lý, ông Steiner là một chuyên gia Huyết học . Ảnh: Nick Dentamaro/Brown University
Trong suốt giai đoạn sau đó, ông Steiner đã có công xây dựng thành công một chương trình nghiên cứu quan trọng về huyết học tại Đại học Bắc Carolina nơi ông phụ trách cho đến khi về hưu vào năm 2000.
Ông Steiner và vợ mình là bà Sheila (hiện 93 tuổi) kết hôn với nhau vào năm 1960. Họ có với nhau 2 mặt con và 6 đứa cháu nội. Ông Steiner sẽ tổ chức lễ thượng thọ ở tuổi 90 trong tháng 11 này.
Video đang HOT
Mặc dù đã được nghỉ ngơi sau một thời gian dài miệt mài làm việc, thế nhưng ông cụ Steiner vẫn không cảm thấy hài lòng.
“Cứ như tôi đang mắc nợ với điều ước của chính mình vậy. Sau khi làm vui lòng bố mẹ bằng cách chọn ngành Y, giờ đây tôi cần phải tiếp tục thực hiện ước mơ và tình yêu của mình với ngành Vật lý”, ông Steiner chia sẻ.
Việc học không bao giờ là quá muốn
Ở tuổi 70, ông Steiner bắt đầu ghi danh theo học bậc cử nhân tại Đại học Brown, một trong những ngôi trường danh tiếng bậc nhất ở Mỹ. Ban đầu ông chỉ có ý định “học cho vui” mà thôi, nhưng niềm đam mê nghiên cứu môn Vật lý cùng với kết quả học tập quá xuất sắc khiến ông quyết định làm nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ vào năm 2007.
Cụ sinh viên” 70 tuổi đang thảo luận với giáo sư hướng dẫn mình trong chương trình nghiên cứu sinh bậc tiến sĩ. Ảnh: Nick Dentamaro/Brown University
Ban đầu, Giáo sư Vật lý Brad Marston tỏ vẻ e dè nghi ngại khi “ông lão sinh viên” bước vào lớp học do mình phụ trách bởi trong cuộc đời giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên bậc tiến sĩ của mình, ông đã từng hướng dẫn nhiều nghiên cứu sinh từ 50 tuổi trở xuống, nhưng chưa bao giờ có sinh viên nào ở tuổi 70. Thế nhưng ngay sau đó, ông đã nhận ra thái độ nghiêm túc, chăm chỉ của vị nghiên cứu sinh đặc biệt này, và đã tỏ ra hạnh phúc khi được trở thành người hướng dẫn cho luận văn tiến sĩ của cụ ông Steiner.
“Sốlượng bài báo khoa học trong lĩnh vực y khoa mà ông ấy viết và công bố còn nhiều hơn cả số bài báo trong lĩnh vực vật lý của tôi”, Giáo sư Marston nói. “Và khả năng và năng lượng nghiên cứu của cụ Steiner đáng để cho các nghiên cứu sinh trẻ phải nể phục và học hỏi”.
Cụ ông Steiner vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ của mình hồi tháng 10 sau khi vừa hồi phục từ một ca phẫu thuật nghiêm trọng.
Giờ đây, cụ Steiner trở thành đồng nghiệp với chính vị giáo sư hướng dẫn mình. Cả 2 cùng nhau viết và công bố các bài báo khoa học trong lĩnh vực vật lý.
“Tôi đã là Tiến sĩ nhưng hiện không có nhu cầu tìm kiếm việc làm để lãnh lương”, vị tiến sĩ ở tuổi xưa nay hiếm nói cùng với nụ cười hóm hỉnh..
Đừng sợ theo đuổi ước mơ
Theo sách Kỷ lục Guinness thì cụ ông người Đức 97 tuổi là tiến sĩ cao tuổi nhất khi bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ vào năm 2008.
Ở tuổi 89, Tiến sĩ Steiner vẫn miệt mài với công việc nghiên cứu trong lĩnh vực vật lý yêu thích của mình. Ảnh: Nick Dentamaro/Brown University
Như vậy, mặc dù không phải là người cao tuổi nhất có bằng tiến sĩ, thế nhưng với việc hoàn thành một cách xuất sắc chương trình nghiên cứu sinh ở tuổi 89 tại Đại học Brown danh tiếng cũng đã khiến cho cụ ông Steiner trở nên nổi tiếng một cách đặc biệt.
Nhiều người hâm mộ trên khắp nước Mỹ đã gửi lời chúc mừng đồng thời hỏi xin lời khuyên của cụ Steiner để họ có thêm động lực theo đuổi con đường nghiên cứu vốn nhiều gian nan thách thức chứ không hề êm ái như bước trên thảm hoa hồng như không ít người nhầm tưởng.
“Hãy làm bất cứ điều gì mà bạn yêu thích. Hãy quyết tâm đến cùng bởi nếu không, bạn sẽ cảm thấy nuối tiếc khi về già”, cụ ông 89 tuổi với 3 tấm bằng tiến sĩ thổ lộ.
Người đàn ông tại Mỹ lấy bằng tiến sĩ thứ ba ở tuổi 89
Sau nhiều thập kỷ cống hiến cho ngành y, Manfred Steiner quyết định theo đuổi đam mê từ nhỏ đó là Vật lý. Ông nhận bằng tiến sĩ thứ 3 tại Đại học Brown.
Manfred Steiner đã dành phần lớn thời gian để cống hiến trong ngành y. Nhưng trong suốt khoảng thời gian ấy, ông luôn có đam mê khác đó là nghiên cứu vật lý. Ở tuổi 89, cụ ông người Áo cuối cùng cũng thực hiện được ước mơ của mình với bằng tiến sĩ Vật lý tại Đại học Brown.
"Đây là bằng tiến sĩ thứ 3 của tôi nhưng cũng là tấm bằng mà tôi trân trọng nhất. Cuối cùng, tôi đã làm được", Steiner chia sẻ với NPR. Ông vừa đón chào sinh nhật lần thứ 90, chỉ ít ngày sau khi nhận bằng tiến sĩ.
Tình yêu với vật lý từ khi còn nhỏ
Manfred Steiner lớn lên tại Vienna, Áo. Ngay từ khi còn nhỏ, Steiner đã đam mê vật lý, song, theo lời khuyên từ cha mẹ, ông quyết định học ngành y để cứu người. Trong suốt thời gian ở Vienna, khao khát chinh phục Vật lý vẫn cháy bỏng.
Vì vậy, ngay cả khi là sinh viên y, Steiner vẫn thường lẻn vào viện vật lý gần đó và đắm chìm trong những cuốn sách chuyên ngành hấp dẫn. Không những vậy, chàng sinh viên y thường hay nghe lỏm các cuộc bàn luận về lượng tử và tò mò tìm kiếm câu trả lời qua những trang sách.
Manfred Steiner lấy bằng tiến sĩ thứ 3 chỉ ít ngày trước khi ông bước sang tuổi 90. Ảnh: Nick Dentamaro/Đại học Brown.
Khi được hỏi điều gì khiến ông say mê vật lý đến như vậy, Steiner không do dự mà trả lời. "Tôi luôn ngạc nhiên tại sao các định luật áp dụng cho khu vực lượng tử vẫn đúng với thiên văn học hay phép đo năm ánh sáng khổng lồ. Độ chính xác của nó khiến tôi bị cuốn hút. Và tất nhiên tôi cũng thích toán học - ngôn ngữ khác của vật lý", người đàn ông này nói.
Ông tâm sự bản thân rất tự hào vì đã đóng góp sức lực cho ngành y. "Nhưng bạn biết đấy, nó có quá nhiều biến số nên tôi vẫn quyết tâm theo đuổi vật lý để giải mã sự chính xác đến bất ngờ của nó", Steiner nói thêm.
Sự nghiệp bác sĩ thăng hoa tại Mỹ
Steiner lấy bằng tiến sĩ Y khoa tại Đại học Vienna vào năm 1955. Sau đó, ông chuyển tới Washington, Mỹ và tiếp tục theo đuổi chuyên ngành nội khoa. Steiner thực tập về huyết học tại Đại học Tufts dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ William Damashek. Đây là vị chuyên gia được Hiệp hội Huyết học Mỹ mệnh danh là "nhà huyết học lâm sàng uyên bác nhất của thời đại Mỹ lúc bấy giờ".
Steiner tiếp tục lấy bằng tiến sĩ thứ hai tại Viện Công nghệ Massachusetts, chuyên ngành hóa sinh vào năm 1967. Sau đó, ông trở thành giáo sư tại Đại học Brown, đảm nhiệm vị trí Giám đốc khoa Huyết học.
Đại học Brown nổi tiếng về đào tạo y khoa và được đánh giá là trường tốt nhất tiểu bang Rhode Island. Tỷ lệ chọn vào trường rất khắt khe. Sau hơn 250 năm đào tạo, ngôi trường này là nơi học tập của 7 nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel, 8 cử nhân trở thành tỷ phú và 57 người được nhận Học bổng Rhodes Scholars. Theo The Ranking 2022, Đại học Brown đứng thứ 6 trong danh sách những đại học tốt nhất thế giới.
Manfred Steiner theo đuổi nghiên cứu sinh ngành Vật lý lượng tử tại Đại học Brown. Ảnh: Đại học Brown.
Năm 2000, khi đã 69 tuổi, Steiner giã từ sự nghiệp y khoa. Lúc này, ông quyết định không thể trì hoãn thêm và đăng ký học các lớp Vật lý tại Đại học Viện Công nghệ Massachusetts.
Bắt đầu việc học ngành mới ở tuổi không còn trẻ, Steiner gặp khá nhiều khó khăn. Ông phải học nhiều môn, tìm cách làm quen với nhịp sống sinh viên và cân bằng với thời gian cho gia đình. Sức khỏe cũng là vấn đề với người đàn ông U70.
Sau đó, Steiner ghi danh vào lớp nghiên cứu sinh của Đại học Brown vì phù hợp hơn với thời gian và tài chính. Thăng hoa với nghề y nhưng khoản tiết kiệm của Steiner cũng không quá dư giả. Ông tiết kiệm để học nghiên cứu sinh và lo cho gia đình của mình. Do đó, người đàn ông này tự nhận việc học Vật lý của mình khá chậm chạp so với những học giả trẻ khác. Nhưng Steiner quyết không từ bỏ.
Sau 20 năm, cuối cùng ông đã nhận được bằng tiến sĩ Vật lý, hoàn thành đam mê từ thuở nhỏ.
Mặc dù đam mê Vật lý, nhưng Steiner khẳng định bản thân không hối tiếc khi dành phần lớn cuộc đời cống hiến cho ngành y. "Tôi đã có 'giao dịch ngầm' với thực tại rằng mình không thể theo đuổi Vật lý thì hãy cố gắng làm những gì tốt nhất cho y khoa. Tôi thích nghiên cứu và quyết định làm tất cả có thể cho y học", Steiner tâm sự.
Nhận bằng tiến sĩ thứ 3 ở tuổi 89, người đàn ông này cho rằng các bạn trẻ nếu có ước mơ hãy theo đuổi nó bằng mọi giá. "Nếu không thành công, bạn cũng sẽ tìm ra hướng đi mới cho mình. Nhưng trước hết, hãy không ngừng cố gắng cho đam mê của bạn", Steiner nói thêm.
Các nhà vật lý từng làm việc với Steiner tiết lộ thành tựu của ông là nguồn cảm hứng cho họ. Người đàn ông này dự định xuất bản luận án tiến sĩ dài hơn 150 trang thành sách và tiếp tục chặng đường nghiên cứu Vật lý.
"Tôi không cần phòng thí nghiệm, chỉ cần máy tính, giấy và bút. Tôi sẽ theo đuổi nó cho đến hơi thở cuối cùng", Steiner bộc bạch.
Những học sinh vượt qua nghịch cảnh - Bài 1: Học trò nghèo mơ làm cô giáo để cảm ơn đời Khó có thể hình dung cuộc sống đã đặt ra quá nhiều thử thách cho họ để rồi hết lần này đến lần khác họ phải cố gắng, nỗ lực không ngừng. Họ đã chinh phục được ước mơ con chữ mà với người bình thường đã khó. Chỉ còn vài tháng nữa là Nguyễn Thị Thanh Xuân (SN 1998) tốt nghiệp Trường...