Cụ ông 75 tuổi đã chinh phục giảng đường cao học
Sinh năm 1944, đến nay đã 75 tuổi, ông Lê Văn Xê (quê quán tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) vẫn một lòng quyết tâm theo đuổi tri thức. Hiện tại, ông đang theo học lớp cao học chuyên ngành Khoa học cây trồng, khóa 2018 – 2020.
Gặp ông Lê Văn Xê trong một ngày Sài Gòn giao mùa, thời tiết khá mát mẻ, cũng giống như tính cách hiền hòa của ông, một người Nam Bộ chân chất.
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2012, ông được những người thân thiết đặt cho biệt danh “ông già kỹ sư nông học”. Hai vợ chồng ông hiện đang ngụ tại căn chung cư trên đường số 6, quận Bình Tân, TPHCM.
12 năm miệt mài chinh phục tấm bằng đại học
Ông Lê Văn Xê với tấm giấy báo nhập học lớp cao học chuyên ngành Khoa học cây trồng.
Ngày trẻ, ông Xê từng thi đỗ tú tài, rồi trở thành thầy giáo làng. Nhưng ước nguyện được ngồi trên giảng đường đại học khiến ông gác bảng đen, phấn trắng. Ông Xê thi đậu vào Trường Quốc gia Hành chánh năm 1973. Đến năm 1975, đất nước thống nhất, trường ngưng hoạt động, ông Xê dang dở việc học, buộc phải về quê làm ruộng.
Đến năm 2000, gia đình ông Xê mở một cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp tại địa phương.
“Lúc ấy, để có thể bán vật tư nông nghiệp, chủ cửa phải có trình độ từ trung cấp trồng trọt và bảo vệ thực vật trở lên. Nên dù đã 56 tuổi, tôi vẫn quyết định theo học lớp trung cấp tại Trường dạy nghề Nông nghiệp Nam Bộ tại Mỹ Tho (Tiền Giang) trong 3 năm”, ông chia sẻ.
Lớp học là niềm vui của cụ ông 75 tuổi (Ảnh: NVCC).
Video đang HOT
Khi đã có đủ bằng cấp, trình độ để được “hành nghề”, ông Xê bỗng nhớ đến ước nguyện thời còn trẻ, nhớ đến ngày tháng ngồi giảng đường, mong có được một tấm bằng đại học. Đến năm 2007, khi hay tin Trường Cao đẳng Nông nghiệp Bắc Giang liên kết với trường dạy nghề Nông nghiệp Nam bộ mở lớp cao đẳng, ông Xê lập tức ghi danh, 2 năm sau tiếp tục học lên đại học. Đến đó, ông đã thỏa chí nguyện ban đầu.
Tuy nhiên, càng khai mở tri thức, đam mê của ông Xê với những cây thảo dược, cây hoa, cây rau càng lớn. Khiến ông “mủi” lòng khi được gợi ý thi lên cao học. 6 năm trước, ông Lê Văn Xê thi cao học lần đầu tiên tại Trường Đại học Nông – Lâm TPHCM, nhưng không đậu.
Ở tuổi 69, đang tiến đến cái tuổi “gần đất xa trời”, ông Xê chợt nản lòng. Ông thấy trí nhớ của mình không thể bì kịp những người trẻ, vì vậy, bỏ ý định thi tiếp vào năm sau.
“Học tập không ngừng để làm gương cho các cháu”
Sang tuổi 70, sức khỏe ông Xê ngày càng suy giảm, ông trở nên mẫn cảm với thời tiết, rất dễ bị cảm cúm. Có thời gian, ông phải tạm gác tất cả công việc để nghỉ ngơi.
Nhưng dường như con đường học cứ “quấn lấy chân” ông. Năm 2017, sau khi sức khỏe ổn định hơn, ông Xê chuyển sang học về Đông y, để có thể chữa những bệnh đơn giản cho mình và người thân. Cũng trong thời gian ấy, ông lại tiếp tục có điều kiện nghiên cứu các loại thảo dược. Ông tìm hiểu và tổng hợp ra cuốn sách “117 cây thuốc và 10 bài thuốc căn bản của Bộ Y tế”, có đầy đủ tên tiếng Việt, dược tính, có thể chữa trị những bệnh gì. Thậm chí, ông còn mày mò, tìm tên khoa học của từng loại, nhưng vì chưa biết dùng mạng internet, nên ông phải mất thời gian khá lâu.
Một ngày cuối tháng 8 cách đây 6 năm, VietNamNet từng có dịp trò chuyện cùng ông Xê đúng vào hôm ông đi thi cao học. Đến nay, ông đã chinh phục được giảng đường. Năm ngoái, ông Lê Văn Xê đăng ký dự thi lớp cao học lần thứ 2, ngành Khoa học cây trồng do Đại học Nông – Lâm Bắc Giang và Trường Nông nghiệp Nam Bộ tổ chức. Ông đã đậu và trở thành học viên lớn tuổi nhất lớp.
Ông Xê trong chuyến đi thực tế (Ảnh: NVCC).
“Mục tiêu của tôi khi học lên cao học là để nghiên cứu sâu hơn cách tăng năng suất cây trồng, lai tạo ra những giống cây mới. Tôi phải nghiên cứu nhiều lắm, với mục tiêu trước hết là phục vụ tốt cho gia đình mình, rồi tương lai sẽ phục vụ cho xã hội”.
Nói xong, ông Xê tỉ mỉ chia sẻ về những tài liệu đang dày công nghiên cứu: “Sách này hướng dẫn cách sử dụng điều hòa sinh trưởng. 1 là làm nó phát triển hơn, 2 là làm nó sinh trưởng bình thường, 3 là khiến nó hư hại”; “Đây là chất diệt cỏ”; “Chất này làm tăng trưởng ở cây bắp”…
Ông tự nhận, đối với tuổi tác của ông lúc này, trí nhớ giảm suốt, việc học tập sẽ gặp khó khăn hơn những học viên khác. Nhưng khi đã theo lớp học, ông sẽ luôn cố gắng. May mắn là ông được các “bạn học” yêu quý, giúp đỡ tận tình.
Trong lớp học, dù các thầy giáo có gọi ông Xê là “bác”, là “anh”, thì ông vẫn một lòng tôn sư trọng đạo. Ông kể, có lần ông bị ốm, ông nhất quyết bắt vợ xuống tận trường để xin phép nghỉ cho mình.
Từ ngày chuyển nhà từ Long An về Sài Gòn, con đường đến trường của ông càng dài ra. Cứ hễ hôm sau có tiết học, ông lại tạm biệt vợ để bắt xe đò (xe khách) xuống Tiền Giang từ hôm trước. Buổi tối, ông được một “bạn học” trẻ tốt bụng đưa về ở nhờ.
Dù trí nhớ đã giảm, tay chân cũng chậm hơn, nhưng ông Lê Văn Xê vẫn ngày ngày truy tìm tri thức.
Ông Xê tâm sự, ông muốn làm tấm gương về sự hiếu học để cho những đứa cháu của mình noi theo. Chưa nói đến đâu xa, người đầu tiên chịu ảnh hưởng từ sự kiên trì với con chữ của ông chính là cô con gái út Lê Nguyễn Quyên Quyên. Quyên Quyên (sinh năm 1978), đến nay, chị đang sở hữu 3 tấm bằng đại học với các chuyên ngành tiếng Trung, Luật Ngân hàng và Chuyên ngành Ngân hàng. Những người con khác của ông cũng đều tốt nghiệp đại học, công việc ổn định.
Một ngày sau cuộc trò chuyện đầu tiên, tôi nhận được tin nhắn của ông Xê: “Cháu ơi, ông Ba (Tên thân mật của ông Xê) có việc cần liên lạc gấp”. Hóa ra, điều ông vẫn luôn trăn trở mãi, đó là vẫn chưa biết sử dụng máy vi tính, và việc gấp cần liên lạc là để tìm người chỉ cho ông.
Một cụ ông 75 tuổi, mái tóc đã nhuộm màu thời gian, tay chân cũng đã chậm chạp, đi lại không còn dễ dàng như những người trẻ, nhưng vẫn cố gắng vượt quãng đường 75km để đến trường, vẫn ngày ngày mày mò, tìm kiếm tài liệu, phương thức để tiếp cận với tri thức.
Khánh Hòa
Theo vietnamnet
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân khai giảng Cao học khóa 28, chào đón 770 tân học viên
Sáng 21/9, Trường ĐH KTQD trang trọng tổ chức Lễ khai giảng khóa 28 cho 770 tân học viên cao học niên khóa 2019-2021.
PGS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng và GS.TS Trần Thọ Đạt, Chủ tịch Hội đồng Trường - trao bằng khen cho tân học viên đạt kết quả thi tuyển cao.
Trường ĐH KTQD là một trong những cơ sở giáo dục đại học, sau đại học đầu tiên ở Việt Nam, với lịch sử 63 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học KTQD đã đào tạo được hàng vạn cán bộ các cấp phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Năm 1977, Nhà trường là một trong những trường đại học đầu tiên được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trình độ sau đại học ở Việt Nam. Đến nay, sau 42 năm đã có 1.400 tiến sĩ và 15.000 thạc sĩ được nhận học vị này của Trường Đại học KTQD, đội ngũ cán bộ này đã và đang có những đóng góp to lớn trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng nâng cao vị thế và uy tín của Nhà trường.
Luôn đi đầu trong các lĩnh vực đào tạo về kinh tế, quản lý và QTKD là truyền thống của Trường ĐHKTQD.
PGS.TS Phạm Hồng Chương, hiệu trưởng, phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, PGS Phạm Hồng Chương, hiệu trưởng Trường ĐH KTQD cho biết: "Bên cạnh việc được học tập theo một chương trình đào tạo được cải tiến, với đội ngũ giảng viên giỏi, nhiều kinh nghiệm giảng dạy, các bạn sẽ được học tập tại môi trường với cơ sở vật chất, trang thiết bị và hệ thống thư viện phục vụ cho việc học tập thuộc diện hiện đại nhất của hệ thống giáo dục đại học Việt Nam; gia nhập môi trường học tập năng động để giúp các bạn thành công. Nhà trường cũng đã và sẽ tiếp tục tạo điêu kiên ưu tiên cao cho các bạn về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý để các bạn có thể chuyên tâm học tập".
Văn nghệ chào mừng
Hiệu trưởng nhà trường cũng nhắn nhủ tân học viên rằng, bên cạnh những nỗ lực của Nhà trường và các thầy cô giáo, quyết định thành công của quá trình học cao học phần lớn là từ phía các học viên; mỗi học viên cần nghiên cứu, học hỏi để tìm ra cho mình một cách học riêng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của bản thân.
Nhân dịp này nhà trường đã khen thưởng 9 học viên đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh vừa qua.
Theo GDTĐ
Sử dụng chứng chỉ TOEIC giả, học viên bị cấm thi 3 năm liên tiếp Sử dụng chứng chỉ TOEIC giả, 3 học viên cao học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM bị đình chỉ học và hủy kết quả học tập. Ngoài ra, những học viên này cũng bị cấm thi cao học trong 3 năm tiếp theo. Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cơ sở Thủ Đức - Ảnh: TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ...