Cử nhân đốt bằng: Em bị stress vì mọi việc đi xa quá
Chủ động liên hệ với Báo, P.A.T, nhân vật chính trong đoạn clip đốt bằng cử nhân Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết những ngày qua anh thật sự mệt mỏi.
Cử nhân trong đoạn video đốt bằng cho biết mình bị stress vì sự việc bị suy diễn quá nhiều
P.A.T tâm sự anh khá căng thẳng vì một số thông tin trên báo chí hơi khác với sự thật và muốn được một lần trình bày rõ ràng về câu chuyện của mình.
T. cho biết anh tốt nghiệp năm 2014 và bắt đầu kinh doanh trên mạng. Đến tháng 11.2016, T. đã trả được nợ đi mượn bên ngoài. Vào tháng 3.2017, do đặc thù nơi T. làm việc, cấp trên cấm sử dụng laptop nên việc kinh doanh qua mạng của T. gặp khó khăn. Lúc này, T. chuyển qua sử dụng điện thoại kết nối mạng, hùn vốn với bạn tiếp tục kinh doanh, nhưng vì không thể quản lý từ xa nên sau đó cũng giải tán.
Video đang HOT
“Em nghĩ, tấm bằng không còn nhiều công dụng vì em muốn làm việc độc lập, không phải đi xin việc làm. Lúc đốt bằng, em không nghĩ là mình phủ nhận quá khứ hay phụ công ơn ba mẹ. Vì nếu không thành công, không lo được cho bản thân và gia đình thì mới gọi là phụ công ơn. Trong khi đó nhiều người em quen trước đó đã nghỉ học giữa chừng, có người hoãn làm luận văn chỉ để theo đuổi đam mê và giờ họ đã thành công. Em không có ý nói học là vô ích, mà em muốn nói rằng tấm bằng có thật sự quan trọng hay kiến thức mới quan trọng? Em không phải là người giỏi, nhưng em muốn làm điều mình thích” T. tâm sự.
T. cho biết đã nói chuyện với gia đình. Gia đình của T. mong muốn T. xin lại một bản sao bằng tốt nghiệp để gia đình giữ làm kỷ niệm. Mọi chuyện với T. giờ khá ổn và cha mẹ T. cũng đã hiểu hơn tâm sự của anh. Nhưng T. cho biết mình mệt mỏi vì nhiều thông tin đi xa hơn so với sự thật.
“Mục đích em đốt bằng như đã nói là để mình quyết tâm hơn. Điều đó không mang ý nghĩa phủ nhận công lao của những người đã nuôi nấng, dạy dỗ em hay phụ nhận kiến thức em đã được học. Sau đó, thấy hành động này ảnh hưởng đến trường, thầy cô, em đã viết thư xin lỗi. Nhưng với em, tấm bằng không quan trọng quá đến việc xác định công việc trong tương lai. Em cũng muốn đính chính là gia đình không cấm em sử dụng laptop mà do yêu cầu của nơi em công tác mà thôi. Em hy vọng mọi chuyện sẽ qua một cách nhẹ nhàng”, T. tâm sự.
Theo TNO
Đốt bằng đại học: Chỉ mang ý nghĩa tiêu cực, không giải quyết được vấn đề!
Sau vụ cựu sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM đốt bằng đại học vì bức xúc với gia đình, một lần nữa vấn đề này lại được dư luận quan tâm.
ảnh minh họa
Với suy nghĩ tấm bằng đại học là sự phụ thuộc của bản thân vào gia đình, bị gia đình ngăn cản công việc kinh doanh theo ý muốn, cựu sinh viên này đã tẩm hóa chất và đốt tấm bằng tốt nghiệp của mình.
Trước đó, dư luận đã nhiều lần dậy sóng khi một số cựu sinh viên sau khi tốt nghiệp đã đốt tấm bằng của mình để "thức tỉnh xã hội". H.X.H, một cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội sau khi đăng lên trang cá nhân lời tuyên bố sẽ đốt bằng đại học đã cho rằng, việc làm này của anh nhằm thức tỉnh và thay đổi suy nghĩ về việc học đại học của phụ huynh, học sinh... khi các em cứ cố hết sức để thi bằng được vào đại học, cho dù phải học những thứ không yêu thích, học chỉ để có tấm bằng.
Đã có không ít ý kiến ủng hộ suy nghĩ này khi cho rằng đại học không phải là con đường duy nhất, tuy nhiên, phần lớn vẫn là sự chỉ trích, lên án hành động đốt bằng đại học.
Phương Minh, sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng, đó là hành động từ một suy nghĩ bất thường và đáng bị lên án. Vì 4 năm học ĐH không chỉ là công sức của bản thân sinh viên, đó còn là công sức của ba mẹ và cả gia đình. Cho dù không làm đúng ngành nghề đã học, thì đó cũng là minh chứng của một chặng đường đã qua. Việc đốt bằng chỉ nhằm mục đích "đánh bóng" bản thân trên mạng xã hội chứ không thay đổi được gì.
Cô M.N, giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM nhận định, các bạn nên xác định rõ con đường của mình trước khi lựa chọn cánh cửa đại học. Còn khi đã bước chân vào học rồi, cho dù sau đó tấm bằng không có giá trị với bạn, nhưng trước khi đốt, bạn hãy nghĩ xem mình đã làm được gì. Đừng đổ lỗi cho cha mẹ, xã hội, việc đốt bằng chỉ mang ý nghĩa tiêu cực mà không giải quyết được vấn đề.
Theo TS tâm lý Huỳnh Văn Sơn, bằng đại học là kết quả nhiều năm gây dựng của bản thân, thầy cô, cha mẹ, nên đừng nghĩ rằng bằng đại học là của riêng mình. Việc đốt bằng có thể chỉ giải tỏa nhất thời tâm lý buồn chán, thất vọng mà không đem lại tác dụng gì, thậm chí còn để lại hậu quả, tác hại sau này trên con đường sự nghiệp của bạn.
Theo Infonet
Trao 52 suất học bổng Nhật Bản cho sinh viên nghèo Ngày 20-1, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM phối hợp với Trung tâm Tình nguyện Quốc tế Niigata - Nhật Bản (NVC) trao số học bổng nói trên cho các sinh viên nghèo hiếu học đang học tập tại TP.HCM. ảnh minh họa Mỗi suất học bổng trị giá 4 triệu đồng. Đây là học bổng bảo trợ dành cho...