Cử nhân đói dài vì thất nghiệp, hay thất nghiệp vì không sợ đói?
Khi tìm hiểu thực tế về tình trạng sinh viên đại học ra trường đói dài vì thất nghiệp tại Đà Nẵng, chúng tôi gặp một câu hỏi ngược: cử nhân đói dài vì thất nghiệp, hay thất nghiệp vì không sợ đói?
Rất nhiều cử nhân vừa tốt nghiệp không thể tìm ngay được việc làm đúng trình độ bằng cấp, ngành nghề (ảnh minh họa)
Ngành thừa cứ thừa, ngành thiếu cứ thiếu
Có thể nói giải quyết việc làm cho đối tượng sinh viên tốt nghiệp mới ra trường là một bài toán khó. Nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ Đại học trở lên chiến tỷ lệ nhỏ trong tổng lượt nhu cầu lao động của các đơn vị tuyển dụng.
Theo thống kê của của ban Tổ chức Chợ việc làm Đà Nẵng (thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội thành phố), trong năm 2012, có gần 1.400 đơn vị tham gia sàn giao dịch việc làm được tổ chức định kỳ 2 phiên/tháng, với tổng lượt nhu cầu lao động cần tuyển là gần 54 nghìn. Trong đó, nhu cầu lao động có trình độ Đại học (ĐH) chỉ có hơn 1.000 lượt, tỷ lệ chỉ có 6%; nhu cầu lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo hơn 65%.
Mỗi năm, trên địa bàn thành phố, chỉ riêng ĐH Đà Nẵng đã đào tạo ra hàng chục nghìn cử nhân, cộng thêm các trường khác, các trường ngoài công lập, số này phải lên đến vài chục nghìn.
Mức chênh lệch giữa số cử nhân vừa tốt nghiệp so với nhu cầu tuyển dụng lao động ở trình độ này quá lớn, dẫn tới con số cử nhân ra trường không có việc đúng ngành, đúng trình độ chắc chắn khá đáng kể. Đó là chưa kể các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ ĐH trở lên yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm.
Video đang HOT
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Sở lao động – Thương binh và Xã hội Đà Nẵng cho biết việc sinh viên ra trường không tìm được việc làm không đúng ngành, nghề thất nghiệp một phần do cán cân cung – cầu nguồn nhân lực chênh lệch. Có những ngành số lượng nhu cầu tuyển dụng ít so với lượng sinh viên ra trường mỗi năm và ngược lại.
Ví dụ như ngành Sư phạm, có khoảng 300 sinh viên ngành này tốt nghiệp ra trường, nhưng chỉ tiêu tuyển mới của ngành ở Đà Nẵng chỉ khoảng 15-20 người mỗi năm. Ngược lại, nhiều nơi cần công nhân kỹ thuật lành nghề, như nghề hàn, lương trả 8-10 triệu/tháng nhưng vẫn không tuyển được đủ người. Ngành thừa cứ thừa, ngành thiếu cứ thiếu.
Bằng cấp cao, xuất phát thấp chưa chắc là thất thế
Một thực tế nữa, theo ông An chia sẻ: có nhiều đơn vị tuyển dụng nhân lực có trình độ cao nhưng không tuyển được vì ứng viên có đủ bằng cấp nhưng lại không đạt yêu cầu về chất lượng nhân lực để qua được các vòng phỏng vấn, thử việc.
Thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng là một điểm trừ rất lớn đối với sinh viên mới tốt nghiệp khi tìm việc làm.Điều này, qua trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Pháo, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng cho rằng có một phần nguyên nhân, nhưng không thể đổ lỗi hết cho các trường đào tạo. Tại sao cùng học trường đó, lớp đó, nhưng có bạn vừa ra trường lại tìm được việc ngay bằng chính năng lực của mình, còn bạn khác thì không.
Việc trao dồi, tích lũy kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức thực hành để có thể áp dụng trong công việc thực tế chính vẫn là do bản thân người tìm việc. Theo ông Nguyễn Pháo, Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Đà Nẵng: sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn có thể tìm được việc làm nếu chọn nghề hợp sức (nghĩa là công việc tương đối phù hợp với khả năng và có thu nhập), thay vì cứ đợi tìm cho được công việc hợp ý (chọn địa điểm công ty, ngành nghề… theo sở thích của mình)
Thử quan sát qua các phiên chợ việc làm, thường những ứng viên cần thu nhập sẽ chấp nhận vị trí tương đối phù hợp, thậm chí công việc chưa tương xứng với trình độ được đào tạo. Còn những người chưa bức bách cần tiền để trang trải cuộc sống đắt đỏ ở thành phố vì có “nhà tài trợ” như gia đình…thì thong thả, kiên trì chờ việc hợp ý hơn. Vậy phải đặt ra câu hỏi ngược là cử nhân đói dài vì thất nghiệp, hay thất nghiệp vì không sợ đói?
Nhiều người chê công việc không xứng trình độ, lương thấp nhưng bằng cấp cao, xuất phát thấp chưa hẳn là thất thế. Chắn hạn anh có bằng kỹ sư cơ khí, nhưng ra trường khó mà được người ta giao việc ngay vì anh thiếu kinh nghiệm. Vậy tại sao không thử xin vào làm công nhân cơ khí, thay vì mất thời gian dài chờ cho được việc đúng trình độ, thì anh có thời gian tích lũy kiến thức thực hành, quan sát công việc của các kỹ sư qua thực tế. Khi đã có kinh nghiệm thực tế như vậy thì chắc chắn cơ hội tìm được việc đúng ngành, đúng trình độ sẽ cao hơn.
Khánh Hiền
Theo dân trí
Trong tương lai gần, nghề nào sẽ bùng nổ?
Bằng cử nhân chuyên ngành nào thu hút các nhà tuyển dụng nhất trong 5, 10 năm tới? Nghề nào sẽ bùng nổ?
Đây là một trong những câu hỏi nóng mà nhiều bạn quan tâm, bởi vì dựa vào nó để bạn đặt bút chọn ngành học, thậm chí để định hướng nghề nghiệp cho mình từ đầu cấp.
Giải đáp vấn đề nóng hổi kỳ này là chú Trần Anh Tuấn, Phó Gíám đốc thường trực Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM (FALMI)
Câu 1: Bằng cử nhân chuyên ngành nào thu hút các nhà tuyển dụng nhất (hiện tại và 5, 10 năm tới)
Trà lời:
Đối với sinh viên qua đào tạo đại học,cao đẳng ,nhiều người thường cho là với nhiều bằng cấp, kinh nghiệm có giá trị và những mối quan hệ ở vị trí cao sẽ dễ dàng tìm việc. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì theo khảo sát những người làm việc hiệu quả và dễ thăng tiến không thể thiếu những kỹ năng mềm. Thực tế cho thấy, người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị. Để thành công, người lao động phải hội đủ cả hai kỹ năng trên.
Theo các nhà tuyển dụng, những ứng viên tìm việc với các bằng cấp trường lớp và kinh nghiệm cần thiết thì có nhiều; nhưng để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo - đặc biệt cho các vị trí nhân sự cao cấp thì khó như mò kim đáy biển. Qua thu thập thông tin, phân tích thị trường lao động TPHCM cho thấy, những kỹ năng mềm mà các nhà tuyển dụng đề cập gồm kỹ năng: giao tiếp; kỹ năng viết; sự trung thực, làm việc theo nhóm, thương thuyết, tính linh hoạt, thích ứng; đặt câu hỏi; tư duy sáng tạo...
Câu 2: Trong tương gần, nghề nào sẽ bùng nổ?
Trà lời:
Theo tôi, sẽ không có ngành, nghề nào được xem là "hot" trong những năm tới. Vì khi nền kinh tế phục hồi và phát triển, các DN sẽ phải chuyển sang giai đoạn hoạt động mới và buộc phải tái cấu trúc, trong đó có tái cấu trúc nhân sự, kéo theo tăng nhu cầu tuyển dụng lao động ở mọi cấp độ, vị trí, lĩnh vực.
Quy hoạch nhân lực thành phố Hồ Chí Minh ,từ nay đến năm 2020 sẽ ưu tiên 9 ngành dịch vụ và 4 ngành công nghiệp chủ lực: "4 ngành công nghiệp chủ lực là cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa; điện tử và CNTT; chế biến thực phẩm theo hướng tinh chế; hóa chất - hóa dược và mỹ phẩm. Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ rất cao như Quản lý kinh tế - kinh doanh - quản lý chất lượng; du lịch - nhà hàng - khách sạn, marketing - nhân viên kinh doanh; tài chính - ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) - kế toán - kiểm toán; tư vấn - bảo hiểm; pháp lý - luật; nghiên cứu - khoa học; quản lý nhân sự... Nhu cầu tuyển dụng tập trung nhiều vào những ngành nghề kinh doanh, dịch vụ như: Nhân viên kinh doanh, Bán hàng, Dịch vụ - Phục vụ, Y tế - Chăm sóc sức khỏe, Du lịch, Tư vấn - Bảo hiểm,... và nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong các ngành nghề như: Cơ khí, Xây dựng, Công nghệ thông tin, Điện tử, Điện - Điện công nghiệp - Điện lạnh...".
Hiện nay có nhiều ngành nghề không thu hút người học do trong thị hiếu của số đông, tuy nhiên tương lai vẫn nằm trong danh mục nghề có nhu cầu lớn. Đó là những nghề thuộc nhóm ngành Cơ khí, Điện, Hóa chất, Kỹ thuật nông lâm nghiệp, Kỹ thuật thủy sản, Công nghệ địa chất - Vật lý, Toán, Thống kê, Công nghệ sinh học, Xã hội học.
Theo mực tím
Trắc nghiệm chọn ngành nghề: Điểm nhấn của Ngày hội Tư vấn tuyển sinh Điểm nhấn của Ngày hội Tư vấn tuyển sinh năm 2013 (diễn ra ngày 11/3 tại Đại học Bách khoa Hà Nội) là phần trắc nghiệm kiến thức và trắc nghiệm chọn ngành nghề theo khả năng và sở thích của bản thân. Các sĩ tử có thể thử sức, khám phá và chọn lựa những ngành nghề phù hợp với sở thích...