Cứ giao mùa là trẻ ốm la liệt, đi khám thì được kê cả đống kháng sinh nhưng bác sĩ nổi tiếng xua tay: Nhớ lấy 1 câu này, bệnh ắt khỏi!
Nhiều phụ huynh nghĩ cho con uống thuốc sớm sẽ không bị bệnh nặng hơn, nhưng sự thật là không phải bệnh nào trẻ cũng cần dùng đến kháng sinh.
Con hễ ho húng hắng, sụt sịt lại mua luôn thuốc kháng sinh để “dập ngay từ đầu”
Tháng 9, tháng 10 hàng năm là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết miền Bắc nóng lạnh thất thường, là điều kiện thuận lợi cho các virus gây bệnh phát triển mạnh. Theo các chuyên gia và cũng từ kinh nghiệm của các mẹ chăm con nhỏ, thời điểm này trẻ rất dễ mắc phải những bệnh về đường hô hấp và sốt siêu vi.
Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là không ít bố mẹ tự ý mua thuốc cho con uống, không đi thăm khám hay tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ. Các bác sĩ cho biết phần lớn trẻ bị sốt đến bệnh viện sau khi đã tự ý dùng thuốc kháng sinh mà không hiệu quả.
Thời tiết chuyển mùa, trẻ hay bị ho, sổ mũi, sốt virus (Ảnh minh họa).
Trên thực tế, rất nhiều trường hợp trẻ mới húng hắng ho, sốt, sụt sịt mũi, ông bà, bố mẹ đã xuống ngay hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh cho con uống với suy nghĩ uống sớm cho nhanh khỏi bệnh, trẻ không bị nặng hơn.
Tâm lý chung của các bố mẹ, ông bà khi chăm sóc con cháu là mong trẻ nhanh khỏi ốm, thế nên nhiều hiệu thuốc, phòng khám cũng dễ dàng kê thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ. Thậm chí, có bố mẹ không cần biết đó là thuốc gì, chỉ thấy con uống nhanh khỏi, vội vàng khen thuốc ấy “nhạy lắm”, lần sau lại tìm đến mua. Nhìn chung, các bố mẹ không biết sợ tác dụng phụ không mong muốn của kháng sinh, cũng có phụ huynh biết dùng kháng sinh nhiều sẽ có hại nhưng không biết hại đến đâu.
Kháng sinh không tiêu diệt được virus
Là bác sĩ Nhi khoa đã làm việc tại Việt Nam nhiều năm, được nhiều bố mẹ Việt tin tưởng khi đưa con đến thăm khám, bác sĩ nhi khoa Phillippe Collin từng chia sẻ rằng: “Có rất nhiều cha mẹ luôn mong đợi bác sĩ phải kê đơn thuốc kháng sinh cho con mình , và họ không hài lòng khi con không được chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Mỗi khi thăm khám bác sĩ, họ chỉ cảm thấy yên tâm khi nhận được một túi đầy các loại thuốc, bất kể đứa trẻ có thật sự cần dùng thuốc hay không. Họ yêu cầu được dùng kháng sinh, khiến các bác sĩ đôi khi phải phá vỡ nguyên tắc, kê đơn chỉ để làm bệnh nhân cảm thấy hài lòng“.
Bác sĩ Collin chỉ ra một tác hại khủng khiếp của việc lạm dụng kháng sinh đó là: “ Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm gia tăng các loại siêu vi khuẩn kháng lại tất cả các loại thuốc“.
Qua quan sát và phát hiện thực trạng đáng lo ngại của các bố mẹ Việt khi sử dụng thuốc kháng sinh cho con trên, bác sĩ Collin nhắn nhủ: “ Kháng sinh không tiêu diệt được virus, chỉ có tác dụng với vi khuẩn, bố mẹ chỉ cần nhớ câu thần chú này là có thể nuôi con khỏe“.
Video đang HOT
Giải thích thêm về lời khuyên này, bác sĩ Collin cho biết một số bệnh trẻ thường gặp như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng do virus, sốt phát ban thì uống kháng sinh không những không có tác dụng mà còn hại hơn. “ Trẻ từ 3 tháng đến khoảng 5 tuổi, 95% các triệu chứng sốt là do virus. Trẻ bị sốt virus sẽ sớm khỏi thôi, bố mẹ đừng quá lo lắng!“.
Không những không tiêu diệt được virus mà dùng kháng sinh khi không cần thiết còn phá hủy hệ miễn dịch cơ thể trẻ. “ Các vi khuẩn có lợi trong ruột chúng ta tương tác với các tế bào hệ miễn dịch và đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cân bằng các chức năng của hệ miễn dịch. Sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi và gây rối loạn sự cân bằng này. Điều này khiến cho một loạt các bệnh cơ hội khác như dị ứng, hen suyễn, viêm da dị ứng, các bệnh viêm nhiễm mãn tính khác đua nhau bùng nổ“. Do đó, các bố mẹ có con nhỏ cần phải nắm được các kiến thức căn bản khi chăm sóc và sử dụng thuốc cho con, tránh hiện tượng lạm dụng thuốc sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.
Bác sĩ Phillippe Collin tốt nghiệp chuyên ngành Đa khoa và Nhi Khoa vào năm 1974 và chuyên ngành sơ sinh vào năm 1976 tại ĐH Angers (Pháp). Bên cạnh đó, ông còn theo học chuyên ngành Kháng Sinh Học tại ĐH Nantes, chuyên ngành Thống Kê Sinh Học Và Y Học-ĐH Curie, chuyên ngành Quản Lý Y Tế tại ĐH Paris, và cuối cùng là ngành Cấy Ghép Mô tại ĐH Lyon.
Hiện ông công tác tại một phòng khám Đa khoa Quốc tế tại Hà Nội. Trong giới chuyên môn, bác sĩ Collin được biết tới với những công trình nghiên cứu vi khuẩn kháng thuốc trụ sinh trong các ca nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính.
Bác sĩ Collin là thành viên của Hiệp Hội Bác sĩ Nhi Khoa Pháp, Hiệp Hội Bác Sĩ Chuyên Ngành Nhi Sơ Sinh Hoa Kỳ, và Hiệp Hội Các Học Viện Nghiên Cứu Nhi Khoa Quốc Tế.
Tại sao bệnh hô hấp lại trở nên phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa hè - thu?
Không chỉ dị ứng, bệnh hô hấp cũng là một bệnh phổ biến hơn khi giao mùa hè - thu, thời tiết chuyển từ nóng bức sang se lạnh kèm theo độ ẩm cao với gió hanh khô.
Để khoẻ mạnh, ngoài việc phòng tránh khỏi nguy cơ bị dị ứng thì bệnh hô hấp khi giao mùa hè - thu cũng phổ biến không kém. Dưới đây là những nguyên nhân khiến bệnh hô hấp phổ biến hơn vào thời điểm giao mùa mà bạn nên nắm rõ để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
1. Những lý do khiến bệnh hô hấp phổ biến trong thời điểm giao màu hè - thu
- Sự thay đổi nhiệt độ
Thay đổi khí hậu là nguyên nhân đầu tiên khiến bệnh hô hấp phổ biến hơn khi giao mùa. Khi nhiệt độ xuống thấp hơn, từ nóng bức sang se lạnh, mưa gió thất thường có thể khiến hệ miễn dịch của bạn bị suy yếu.
- Virus, vi khuẩn có điều kiện phát triển thuận lợi
Độ ẩm cao, gió khô hanh là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Gió khô hanh giúp mang virus, vi khuẩn hay nấm mốc đi xa hơn và lan truyền dễ hơn, nhất là với các cơn gió mang theo hơi lạnh.
Độ ẩm cao, gió khô hanh là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển (Ảnh: Internet)
- Đường hô hấp rất dễ bị xâm nhập
Hoạt động hít thở hàng ngày của chúng ta không thể dừng lại, chính vì thế mà các mầm bệnh cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của bạn hơn thông qua đường hô hấp như mũi, miệng. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng như ho, bị ngứa cổ họng khi thời tiết giao mùa xảy ra.
- Siêu vi gây bệnh hô hấp
Theo một số nghiên cứu thì các siêu vi gây ra bệnh đường hô hấp chẳng hạn như virus gây bệnh cảm cúm phát triển thuận lợi hơn khi thời tiết lạnh so với thời tiết nóng của mùa hè.
Virus gây bệnh cảm cúm phát triển thuận lợi hơn khi thời tiết lạnh so với thời tiết nóng của mùa hè (Ảnh: Internet)
- Sự lưu thông gió kém khi trở lạnh
Khi vào đầu mùa thu, buổi sáng và chiều tối, tối là khoảng thời gian không khí dễ bị tù túng hơn, kém lưu thông hơn do bạn có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn. Lúc này, những vi khuẩn cũng có điều kiện phát triển thuận lợi hơn.
- Ánh sáng mặt trời yếu hơn
Bước vào mùa thu, ngay từ thời điểm giao mùa, ban ngày đã ngắn đi và ban đêm dài hơn. Chính vì thế mà số giờ có ánh sáng mặt trời cũng sẽ giảm đi. Thậm chí có những ngày âm u không nhìn thấy mặt trời phổ biến ở miền Bắc.
Mặt khác, ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím chính là yếu tố tiêu diệt được các vi sinh vật.
2. Nguyên nhân cụ thể đối với một số đối tượng đặc biệt
Đối với trẻ em
Trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị nhiễm các bệnh hô hấp vào thời điểm giao mùa hè - thu. Hơn nữa, trẻ mắc bệnh hô hấp thường có diễn biến tiến triển nặng nhanh chóng và rất khó lường.
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện dễ mắc các bệnh hô hấp hơn khi giao mùa hè - thu (Ảnh: Internet)
Nếu như không được can thiệp y tế kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của trẻ như viêm phổi, suy hô hấp cấp, bị tràn dịch màng phổi và nặng hơn có thể là tử vong!
Đối với người cao tuổi
Theo thống kê, người cao tuổi thậm chí có tỷ lệ khám bệnh hô hấp khi giao mùa chiếm tới 70%. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh hô hấp ở người già thời điểm giao mùa là do các bệnh mạn tính đường hô hấp tái phát kết hợp với các yếu tố khách quan như ô nhiễm môi trường hoặc do tuổi tác gây suy giảm chức năng trong cơ thể.
Ngoài ra thì vệ sinh răng miệng kém cũng có thể là nguyên nhân khiến bệnh hô hấp ở người cao tuổi phổ biến hơn.
Người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh mạn tính cần chú trọng tới theo dõi và kiểm soát sức khoẻ (Ảnh: Internet)
Các bệnh lý tuổi tác như: tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu dẫn tới khó đề kháng với các tác nhân gây bệnh hô hấp.
Đối với phụ nữ mang thai
Giai đoạn mang thai là giai đoạn người phụ nữ có sức đề kháng yếu hơn bình thường. Đặc biệt là cảm cúm, bà bầu thường không dám, e ngại dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới thai nhi dẫn tới cơ thể nhanh chóng bị mệt mỏi, bệnh kéo dài hơn so với người bình thường.
Đối với phụ nữ mang thai có tiền sử đang mắc các bệnh hô hấp mãn tính thì cẩn kiểm soát tốt dưới chỉ dẫn của bác sĩ.
Những thực phẩm vàng cho gia đình lúc giao mùa Thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng bức sang mát mẻ và dần se lạnh, không khí khô hanh... là nguyên nhân khiến sức khỏe bị ảnh hưởng, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Những gợi ý dưới đây trong bữa ăn gia đình nhằm tăng hệ miễn dịch, giúp các thành viên khỏe mạnh hơn. Các loại rau...