Củ cải – món ăn mùa đông
Củ cải được xem như một thực phẩm “chữa bệnh” với nhiều tác dụng cho sức khỏe con người trong mùa đông.
Tục ngữ Trung Quốc có câu “mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng”. Câu nói đó cho thấy tầm quan trọng của việc ăn củ cải vào mùa đông. Mỗi cách chế biến củ cải khác nhau sẽ mang lại hiệu quả đa dạng. Vậy, vào mùa đông, nên ăn củ cải như thế nào để tốt cho sức khỏe?
Củ cải chưng đường phèn giúp nhuận phổi, trị ho, hoặc ăn sống cũng có tác dụng tương tự, vì củ cải có tính mát lại chứa nhiều nước. Ngoài ra, mùa đông thời tiết hanh khô, nên ăn củ cải chưng đường phèn có thể làm giảm tình trạng khô môi, nứt nẻ.
Củ cải ngâm mật ong có thể làm dịu cơn đau họng. Do chứa lượng mù tạt nhất định nên củ cải có vị cay tự nhiên. Nhờ khả năng tiêu viêm, kháng viêm vốn có của củ cải, nên vào mùa đông, những ai bị đau họng, nghẹt mũi do cảm lạnh có thể tự làm “kẹo củ cải” để “xử lý” các triệu chứng trên.
Củ cải có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Metaherb
Video đang HOT
Ăn củ cải sống giúp thúc đẩy tiêu hóa, hỗ trợ giải rượu. Hàm lượng enzyme amylase trong củ cải trắng rất cao, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa nóng ruột và đẩy nhanh quá trình bài tiết chất độc acetaldehyde sinh ra từ bia rượu. Củ cải trắng còn chứa nhiều vitamin C, giúp cải thiện chức năng gan.
Thịt kho củ cải giúp giảm nóng trong, tiêu đờm. Vào mùa đông, người dân thường ăn nhiều thịt nên dễ có đờm và bị nóng. Khi ăn thịt lợn nấu củ cải hoặc thịt bò hầm củ cải, thịt cừu hầm củ cải…, cơ thể không những đỡ nóng trong mà còn được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng.
Uống trà pha bằng lá củ cải, có tác dụng dưỡng nhan, làm đẹp da. Lá củ cải trắng rất giàu các loại vitamin A, vitamin C… Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong lá củ cải cao gấp 4 lần lượng vitamin C trong thân rễ. Vitamin C có thể ngăn ngừa lão hóa da, hình thành các vết nám, giữ cho làn da luôn trắng sáng và mềm mại.
Nói chung, ăn củ cải có lợi cho sức khỏe, không chỉ giúp thúc đẩy nhu động ruột, tốt cho tiêu hóa, giúp đào thải chất cặn bã trong cơ thể, mà còn giúp giảm mỡ máu, làm mềm mạch máu, giảm thiểu khả năng phát sinh bệnh xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, có một loại rau nữa cũng nên thường xuyên được ăn vào mùa đông, đó là bắp cải. Hàm lượng vitamin C có trong bắp cải cao gấp 3,5 lần so với cà chua và có hàm lượng canxi gấp đôi dưa chuột.
Bắp cải còn chứa rất nhiều nguyên tố như molypden và mangan, những vi chất không thể thiếu giúp sản sinh các hoạt chất như enzyme và hormone. Những hoạt chất này giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, lượng lớn vitamin C trong bắp cải giúp con người nâng cao khả năng phòng tránh bệnh ung thư.
Nên ăn gì khi bị đau họng?
Món ăn mềm và dễ nuốt, ấm nóng sẽ hạn chế kích thích niêm mạc họng, đồng thời làm dịu cổ họng bị viêm.
Tổng quan về đau họng
Đau họng là cảm giác đau, ngứa hoặc khó chịu ở vùng họng, tăng lên khi nuốt. Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng là nhiễm virus như khi bị cúm. Đau họng do virus thường tự khỏi trong vòng vài ngày.
Nếu đau họng do vi khuẩn, thường do nhóm Streptococcus, ít phổ biến hơn nhưng mức độ nặng nề hơn. Những người bị đau họng do tác nhân vi khuẩn thường cần được điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng. Trường hợp viêm họng do nhiều tác nhân gây bệnh phối hợp hiếm gặp hơn và cần phối hợp nhiều biện pháp điều trị khác nhau.
Khi bị đau họng, cảm giác khó chịu và bỏng rát khiến người bệnh cảm thấy ăn không ngon, thậm chí không muốn ăn uống. Vì vậy, câu hỏi đau họng nên ăn gì và đau họng không nên ăn gì luôn là vấn đề thắc mắc hàng đầu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về những loại thức ăn và đồ uống nên sử dụng khi bị đau họng, cũng như những loại thực phẩm nên hạn chế.
Mật ong là thực phẩm nên ăn khi bị đau họng.
Thực phẩm nên dùng khi đau họng
Mật ong là thực phẩm nên ăn khi bị đau họng.
Mật ong là thực phẩm làm dịu viêm và đau họng. Mật ong cũng có tính chất kháng khuẩn, giúp chữa lành viêm họng. Nên nhấm nháp nước chanh hoặc trà trộn với một thìa mật ong, ngậm trong miệng và nuốt từ từ để làm dịu cổ họng.
Khi bị đau họng, nên ăn các loại thực phẩm mềm và dễ nuốt, như chuối, táo, sữa chua và sữa trứng, ngũ cốc nấu chín, súp và nước canh.
Trong các loại thực phẩm, súp gà hoặc canh gà đã được coi là một phương thuốc hiệu quả trị bệnh viêm họng, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm. Các nhà nghiên cứu ở Trung tâm Y tế Nebraska, Ấn Độ đã đưa súp gà vào thử nghiệm và họ phát hiện ra súp gà hoặc canh gà có thể làm giảm các triệu chứng cảm lạnh, cúm, và viêm họng hạt.
Các thành phần trong món súp gà hoặc canh gà có tác dụng chống viêm nhẹ và hơi nước từ một bát súp gà giúp làm giảm sưng nề và hạn chế thời gian virus tiếp xúc với màng nhầy niêm mạc họng. Hơn nữa, trong súp gà hoặc canh gà còn có nhiều thành phần giàu chất dinh dưỡng như cà rốt, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang và tỏi, tất cả đều có thể có khả năng chữa bệnh đau họng.
Một số bệnh thường mắc khi mùa đông đến và cách phòng bệnh Mùa đông khí hậu lạnh, trời hanh khô kèm theo các cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển làm dịch bệnh bùng phát. Dưới đây là các bệnh thường gặp vào mùa đông và cách phòng bệnh khi thời tiết trở lạnh. 1. Bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp vào mùa đông...