Cu-ba: Thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kinh tế – xã hội chủ nghĩa

Theo dõi VGT trên

Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành T.Ư Đảng Cộng sản Cu-ba Ra-un Ca-xtrô khẳng định, Cu-ba sẽ tiếp tục thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa của đất nước thông qua những gói cải cách kinh tế đã được đề ra từ Đại hội Đảng lần thứ VI. Đồng chí R.Ca-xtrô nêu rõ, việc cập nhật hóa mô hình kinh tế của đất nước sẽ không phá vỡ những lý tưởng công bằng xã hội mà cuộc cách mạng năm 1959 đã đem lại.

Cu-ba: Thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống kinh tế - xã hội chủ nghĩa - Hình 1

Tại đại hội lần này, các đại biểu cũng sẽ thảo luận Kế hoạch phát triển tới năm 2030, đ.ánh giá việc triển khai các chủ trương được Đại hội VI thông qua và cập nhật các đường lối này cho 5 năm tới, đồng thời tổng kết tình hình thực hiện các Mục tiêu công tác Đảng. Đại hội cũng sẽ bầu ra Ban Chấp hành T.Ư khóa VII.

Bra-xin: Âm mưu đảo chính

Theo Roi-tơ, Tổng thống Bra-xin Đ.Rút-xép và phe ủng hộ bà ngày 17-4 tuyên bố việc làm của phe đối lập là hành động đảo chính. Tổng thống Bra-xin nhiều lần khẳng định những cáo buộc chống lại bà không có cơ sở pháp lý và cho rằng những gì đang diễn ra đe dọa những thành quả xã hội trong những năm gần đây cũng như những quyền cơ bản của người dân Bra-xin. Bà Rút-xép tố cáo những người thúc đẩy việc phế truất Tổng thống âm mưu mở cửa cho các tập đoàn đa quốc gia vào khai thác nguồn tài nguyên của đất nước, làm phương hại chủ quyền quốc gia.

* Trong cuộc bỏ phiếu tại Hạ viện Bra-xin cùng ngày nhằm quyết định vấn đề luận tội Tổng thống, phe đối lập giành đủ 342 phiếu cần thiết trên tổng số 518 ghế để đưa vấn đề phế truất bà Rút-xép lên Thượng viện xem xét. Đầu tháng 5 tới, Thượng viện sẽ quyết định có tiếp tục xét xử bà Rút-xép hay không.

* Thủ lĩnh Đảng Lao động cầm quyền (PT) tại Hạ viện H.Ghi-ma-ra-ết tuyên bố với báo giới, cuộc chiến sẽ tiếp tục tại Thượng viện để ngăn chặn bước đi nhằm phế truất bà Rút-xép. Trong khi đó, cựu Tổng thống L.Xin-va, người sáng lập PT và là người đỡ đầu bà Rút-xép, bày tỏ thất vọng về kết quả bỏ phiếu trên.

* Tại thủ đô Bra-xi-li-a, ngày 17-4, chính quyền địa phương phải huy động hàng nghìn cảnh sát giữ trật tự đề phòng nguy cơ xảy ra xung đột trong bối cảnh hàng chục nghìn người tụ tập bên ngoài tòa nhà Quốc hội. Tại Ri-ô Đề Gia-nây-rô, khoảng 6.000 người biểu tình tập trung tại khu vực bãi biển Cô-pa-ca-ba-na. Ở trung tâm tài chính Xao Pao-lô, hàng nghìn người ủng hộ quyết định luận tội bà Rút-xép diễu hành tại khu vực trung tâm.

Hàn Quốc: Thừa nhận thất bại của đảng cầm quyền

Theo Tân Hoa xã, ngày 18-4, Tổng thống Hàn Quốc Pắc Cưn Hê đã thừa nhận thất bại bất ngờ của đảng cầm quyền trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua ở nước này, đồng thời cam kết phối hợp chặt chẽ với Quốc hội mới do phe đối lập kiểm soát. Tại cuộc họp Chính phủ đầu tiên sau cuộc tổng tuyển cử, Tổng thống Pắc Cưn Hê cho biết, đây chính là “cơ hội để suy nghĩ về nguyện vọng của nhân dân”. Bà cho biết trong thời gian tới, bà sẽ đón nhận mọi nguyện vọng của người dân và sẽ ưu tiên bảo đảm đời sống cho nhân dân.

Trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra hôm 13-4 vừa qua, đảng Sê-nu-ri ( Thế giới mới) cầm quyền đã bị thất bại nặng nề khi chỉ giành được 122 trong tổng số 300 ghế tại Quốc hội. Đảng đối lập chính Min-chu (Dân chủ đồng hành) giành được 123 ghế và đảng Cúc-min (Vì nhân dân) giành được 38 ghế. Ba đảng đối lập giành tổng cộng 167 ghế, chiếm đa số trong cơ quan lập pháp Hàn Quốc và chấm dứt 16 năm nắm giữ đa số của đảng Sê-nu-ri. Thất bại của đảng Sê-nu-ri giáng một đòn mạnh vào Tổng thống Pắc Cưn Hê, người chỉ còn gần hai năm trước khi hết nhiệm kỳ, và sẽ khiến bà gặp khó khăn hơn trong việc thông qua các chính sách của Chính phủ tại Quốc hội.

* Cùng ngày, đại diện tại Quốc hội Hàn Quốc của ba đảng, gồm Thế giới mới, Dân chủ đồng hành và Vì nhân dân đã tiến hành họp lần đầu tại trụ sở Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Chung Ưi Hoa. Các bên đã nhất trí mở phiên họp Quốc hội bất thường từ ngày 21-4 tới và phiên họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIX này sẽ kéo dài trong một tháng, nhằm thông qua các dự luật còn bảo lưu.

Xy-ri: Phe đối lập tuyên bố cuộc chiến mới

Theo Roi-tơ, các nhóm vũ trang đối lập tại Xy-ri ngày 18-4 ra tuyên bố bắt đầu “cuộc chiến mới” chống quân đội Chính phủ sau khi xảy ra các cuộc xung đột mới tại thành phố miền bắc A-lép-pô, đe dọa phá vỡ lệnh ngừng b.ắn mong manh hiện nay. Tuyên bố của các nhóm vũ trang đối lập Xy-ri, trong đó có nhóm Quân đội Xy-ri tự do và nhóm Hồi giáo A-ra An Sam, nêu rõ họ sẽ “đáp trả bằng sức mạnh” đối với các đơn vị quân đội bị cáo buộc gây ra các vụ tiến công vào dân thường.

* Ngày 17-4, Ủy ban Đàm phán cấp cao (HNC) – đại diện liên minh gồm nhiều nhóm đối lập ở Xy-ri, dọa ngừng các cuộc đàm phán hòa bình ở Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), nếu không thấy có tiến triển gì trong việc xây dựng một Chính phủ chuyển tiếp. Đại diện của HNC nhấn mạnh, các cuộc thương lượng có thể bị đổ vỡ nếu chính quyền Đa-mát từ chối đưa ra cam kết về các vấn đề chính trị và nhân đạo và sau đó sẽ không còn bất kỳ hy vọng nào về một giải pháp chính trị cho Xy-ri.

* Đặc phái viên Liên hợp quốc tại Xy-ri X.Mi-xtu-ra đưa ra ý tưởng với phe đối lập Xy-ri về việc Tổng thống B.Át-xát có thể ở lại vị trí này trong Chính phủ tương lai, nhưng mang ý nghĩa biểu tượng. Tuy nhiên, phe đối lập Xy-ri đã bác bỏ ý tưởng này. Với vai trò trung gian cho các cuộc thương lượng gián tiếp giữa Chính phủ và phe đối lập Xy-ri, ông Mi-xtu-ra cho biết, chuyển giao chính trị là trọng tâm của vòng đàm phán vừa được nối lại hiện nay.

* Tổ chức giám s.át n.hân quyền Xy-ri ngày 17-4 cho biết, có ít nhất 22 dân thường c.hết và tám người bị thương trong các cuộc tiến công do cả phe Chính phủ và phe đối lập thực hiện. Số dân thường c.hết trong các vụ xung đột mới tại A-lép-pô đã ở mức cao nhất kể từ khi thỏa thuận ngừng b.ắn bắt đầu có hiệu lực từ ngày 27-2 vừa qua.

Theo_Báo Nhân Dân

Video đang HOT

“Việt Nam tăng cường vũ khí để bắt kẻ địch trả giá ở Biển Đông“

Việt Nam không muốn tiến tới đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tốn kém t.iền bạc và công nghệ. Tuy nhiên, quân đội Việt Nam được hiện đại hóa để sẵn sàng bắt Trung Quốc trả giá và để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc, đó là nhận xét của chuyên gia Úc Carlyle Thayer.

Bài viết này xem xét tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã dẫn đến việc hiện đại hóa chưa từng thấy các lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam như thế nào. Diễn biến này được đặt trong sự phát triển có tính lịch sử của quan hệ Trung-Việt từ tình trạng thù địch trong suốt cuộc xung đột Campuchia thành bạn bè hữu nghị.

Mặc dù tranh chấp lãnh thổ Biển Đông là điều khó chịu chính trong quan hệ song phương, nó đã không ngăn cản hai nước phát triển những gì họ gọi là một "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện". Việt Nam cố gắng duy trì quyền tự chủ của mình thông qua một chính sách hợp tác chính trị và kinh tế với Trung Quốc trong các lĩnh vực mà lợi ích quốc gia của họ hội tụ và bằng việc đấu tranh chống lại hành vi quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hai năm sau khi Việt Nam thống nhất, nước này bị lôi kéo vào một cuộc xung đột biên giới với nước láng giềng Campuchia. Tháng 12/1978 Việt Nam đã ra quyết định định mệnh là can thiệp vào nước láng giềng của mình và lật đổ Khmer Đỏ, một chế độ đã liên minh với Trung Quốc. Trung Quốc đã trả đũa bằng cách xâm nhập miền Bắc Việt Nam vào năm 1979 để "dạy cho Việt Nam một bài học" vì thách thức Trung Quốc.

Việt Nam tăng cường vũ khí để bắt kẻ địch trả giá ở Biển Đông - Hình 1

Quân đội Việt Nam không ngừng lớn mạnh và hiện đại hóa, đủ sức để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền tổ quốc

Trong thập kỷ sau đó, trong khi các lực lượng quân sự Việt Nam ổn định tình hình ở Campuchia, Trung Quốc duy trì căng thẳng biên giới phía Bắc bằng việc pháo kích lặp đi lặp lại và các đe dọa phát động một cuộc tấn công trừng phạt khác. Việt Nam đã triển khai tới 250.000 quân đến các tỉnh miền Bắc của mình để bảo vệ trước một cuộc xâm lược thứ hai của Trung Quốc.

Đến năm 1987, như là hệ quả của sự tan băng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô, các triển vọng cho việc đảm bảo một dàn xếp chính trị tại Campuchia đã trở thành thực tế và tình hình dọc theo biên giới Trung-Việt dần dần ổn định. Trong tháng 9/1989, Việt Nam đã hoàn thành việc rút tất cả các lực lượng quân sự của mình từ Campuchia về và căng thẳng với Trung Quốc giảm xuống.

Tháng 9/1990, các quan chức cấp cao Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức một cuộc gặp cấp cao tại thành phố Thành Đô ở miền Nam Trung Quốc và vạch ra con đường dẫn đến bình thường hóa. Tháng 6/1991, dự tính về mối quan hệ được cải thiện với Trung Quốc, Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Đường lối chỉ đạo chính sách kêu gọi Việt Nam "đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế với tất cả các nước và các tổ chức kinh tế... không phân biệt chế độ chính trị-xã hội khác nhau".

Tháng 10/1991, một dàn xếp chính trị toàn diện về cuộc xung đột Campuchia đã đạt được bằng một hội nghị quốc tế họp tại Paris. Việt Nam đã đáp ứng hai yêu cầu chính của Trung Quốc: rút toàn bộ lực lượng quân sự Việt Nam khỏi Campuchia và một dàn xếp chính trị trong đó bao gồm cả đồng minh của Trung Quốc là Khmer Đỏ.

Tháng tiếp sau đó, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã bình thường hóa các quan hệ ngoại giao sau thời kỳ 13 năm lạnh nhạt. Trong 4 năm tiếp sau, Việt Nam đã đạt được thành công đáng kể trong việc đáp ứng các mục tiêu do Đại hội toàn quốc lần thứ VII đã đặt ra, đến năm 1995 Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, và Nhật Bản cũng như Liên minh châu Âu đều đã dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế của họ và nối lại viện trợ phát triển. Việt Nam cũng đã trở thành thành viên thứ bảy của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Vào tháng 3/1999, một cuộc gặp cấp cao giữa các nhà lãnh đạo đảng Trung Quốc và Việt Nam đã thông qua một phương châm mười sáu chữ kêu gọi "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Một tuyên bố chung được đưa ra vào năm sau đó đã thiết lập khuôn khổ cho các mối quan hệ dài hạn giữa hai nhà nước. Trung Quốc và Việt Nam đã nhanh chóng đạt được thỏa thuận phân định biên giới trên bộ và phân định ranh giới trên biển tại Vịnh Bắc Bộ, mà ở đó một vùng đ.ánh cá chung đã được thiết lập.

Tại Đại hội IX của Đảng năm 2001, một Đường lối chỉ đạo chính sách mới đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ ưu tiên phát triển quan hệ với "các nước hữu nghị truyền thống, các nước láng giềng và các nước xã hội chủ nghĩa", ám chỉ Trung Quốc, Lào, Campuchia và Nga. Tháng 7 năm sau, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 3 "Về chiến lược an ninh quốc gia". Nghị quyết này tuyên bố rằng Trung Quốc là một trong số bạn bè của Việt Nam. Đại hội IX cũng tuyên bố rằng "Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia".

Việt Nam tăng cường vũ khí để bắt kẻ địch trả giá ở Biển Đông - Hình 2

Tàu ngầm Kilo của Việt Nam

Trong tháng 7/2003, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 8, "Chiến lược Quốc phòng trong tình hình mới", nhằm giải quyết bài toán hóc búa này. Nghị quyết 8 đã đặt các lợi ích quốc gia thực tế lên trên các vấn đề đã lỗi thời. Việt Nam sẽ hợp tác với các quốc gia khác ở chỗ lợi ích quốc gia hội tụ; nhưng Việt Nam sẽ đấu tranh chống lại các quốc gia nào làm tổn hại lợi ích quốc gia của Việt Nam. Nghị quyết 8 đã đưa ra các khái niệm biện chứng về "đối tượng hợp tác" (Đối tác) và "đối tượng đấu tranh" (Đối tượng) để biện giải cho định hướng mới này.

Quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc nên được đặt trong khuôn khổ chính sách mở cửa của Việt Nam là đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại của mình. Từ năm 2001, Việt Nam đã theo đuổi một chiến lược lớn phát triển các mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; các nước lớn chủ yếu ở Đông Bắc Á, Nam Á và Đông Nam Á; và châu Âu thông qua các thỏa thuận hợp tác chiến lược chính thức. Việt Nam đã đàm phán thỏa thuận đối tác chiến lược đầu tiên của mình với Liên bang Nga vào năm 2001. Sau đó nước này đạt được các thỏa thuận đối tác chiến lược với Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Anh (2010), Đức (2011), Pháp, Italy, Thái Lan, Indonesia và Singapore (2013).

Năm 2006, Việt Nam và Trung Quốc đã thành lập Ủy ban chỉ đạo chung về hợp tác song phương ở cấp Phó thủ tướng để điều phối tất cả các khía cạnh trong quan hệ song phương hai nước. Tháng 6/2008, Việt Nam và Trung Quốc đã nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ đối tác chiến lược sau hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo đảng ở Bắc Kinh. Quan hệ song phương đã tiếp tục được nâng cấp thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược trong năm sau đó. Trong khuôn khổ này, Trung Quốc và Việt Nam đã phát triển một mạng lưới các cơ cấu đảng, nhà nước, quốc phòng và đa phương để quản lý các mối quan hệ song phương của họ. Việt Nam và Trung Quốc hiện nay miêu tả quan hệ song phương của họ như là một quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.

Trước khi Trung Quốc và Việt Nam bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, vấn đề Biển Đông nổi bật lên trong hai dịp. Đầu tiên, vào tháng 1/1974, một đội tàu hải quân Trung Quốc đã xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực từ tay Việt Nam Cộng hòa. Tại thời điểm này, Việt Nam vẫn còn bị chia cắt giữa miền Bắc và miền Nam. Lần thứ hai, tháng 3/1988, trong khi Việt Nam vẫn đang bận tham chiến ở Campuchia, hải quân Trung Quốc đã tấn công các kỹ sư quân sự Việt Nam trên các cấu trúc ở Biển Đông và chiếm các bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross) và đá Gạc Ma (Johnson South).

Năm 1992, ngay sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai bên đã bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu về quyền thăm dò dầu tại vùng biển xung quanh bãi Tư Chính của Việt Nam nằm ở ngoài khơi bờ biển phía Đông Nam. Sau đó vào những năm 1990, một tranh cãi khác đã nổ ra khi Trung Quốc trao quyền thăm dò dầu cho Crestone Oil, một công ty Mỹ, tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là một phần Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình.

Va chạm giữa Trung Quốc và Việt Nam xung quanh tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã nổ ra năm 2007 khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đ.ánh bắt cá đơn phương ở Biển Đông phía trên 12 vĩ độ Bắc. Trung Quốc áp dụng lệnh cấm này bằng cách lên các tàu Việt Nam và thu giữ cá đã đ.ánh bắt được của họ và máy thông tin liên lạc. Trong một số trường hợp, các tàu Trung Quốc đã đ.âm tàu Việt Nam. Một số bị đ.ánh chìm và đã có những người c.hết. Sau đó Trung Quốc bắt giữ các ngư dân Việt Nam và giữ họ cho đến khi họ trả những khoản t.iền phạt lớn. Cũng trong năm 2007, Trung Quốc bắt đầu gây áp lực buộc các công ty dầu mỏ nước ngoài hoặc phải dừng các hoạt động của họ trong vùng biển của Việt Nam hoặc phải đối mặt với những khó khăn trong các hoạt động của họ ở Trung Quốc.

Một bước ngoặt lớn trong tranh chấp ở Biển Đông xảy đến khi Ủy ban Liên hợp quốc về Ranh giới Thềm lục địa đặt thời hạn chót vào tháng 5/2009 cho việc đệ trình các tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng vượt quá 200 hải lý. Trung Quốc, lần đầu tiên, chính thức đệ trình bản đồ "đường 9 đoạn" trên Biển Đông một cách trắng trợn, ngang ngược và tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các cấu trúc ở bên trong đường này, bao gồm cả các vùng biển lân cận.

"Đường 9 đoạn" của Trung Quốc ăn sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam. Khu vực chồng lấn này nhanh chóng trở thành một khu vực tranh cãi khi các tàu chấp pháp biển Trung Quốc cố gắng thực thi chủ quyền. Chẳng hạn, các tàu dân sự Trung Quốc bắt đầu can thiệp vào hoạt động thương mại của các tàu thăm dò dầu đang hoạt động trong EEZ của Việt Nam. Đã có một vài sự cố công khai, trong đó tàu Trung Quốc hoặc là quấy rối hoặc cắt cáp của các tàu thuyền nước ngoài đang tiến hành khảo sát địa chấn trong EEZ của Việt Nam. Năm 2012 khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển Việt Nam vạch ra ranh giới biển của mình, Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc đã đáp lại bằng cách đưa các lô thăm dò chồng lấn với EEZ của Việt Nam ra đấu thầu quốc tế.

Va chạm thường xuyên về các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục cho đến ngày nay. Không có sự cố nào lại nghiêm trọng hơn việc hạ đặt một giàn khoan dầu khổng lồ của Trung Quốc, Hải Dương- 981, trong vùng EEZ của vn từ tháng 5-7/2014. Hải Dương-981 được hộ tống bởi một đội tàu hỗn hợp của Trung Quốc gồm hơn 80 tàu chiến của hải quân, các tàu cảnh sát biển, tàu kéo và tàu đ.ánh cá. Con số này đã lên đến hơn 100 vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng. Máy bay quân sự của Trung Quốc bay trên bầu trời.

Việt Nam đã phản ứng bằng cách cử các tàu của Cảnh sát biển và lực lượng kiểm ngư để phản đối hành vi vi phạm quyền chủ quyền đó của Trung Quốc. Điều này dẫn đến những cuộc đối đầu hàng ngày bao gồm cả việc va chạm có chủ ý của cả hai bên và các tàu Trung Quốc sử dụng vòi rồng áp lực cao nhắm vào buồng lái và các cột ăng-ten thông tin của tàu thuyền Việt Nam. Việt Nam tuyên bố rằng trong tháng 5 đã đưa ra hơn 30 phản kháng ngoại giao với Trung Quốc, bao gồm cả các nỗ lực kích hoạt đường dây nóng mà không có kết quả. Cuộc khủng hoảng này đã đ.ánh dấu sự suy giảm nghiêm trọng nhất trong quan hệ song phương kể từ Chiến tranh biên giới Trung-Việt hồi năm 1979.

Cuộc đối đầu xung quanh việc triển khai Hải Dương-981 đã chấm dứt cũng đột ngột như khi nó bắt đầu. Trung Quốc thông báo rằng giàn khoan này đã hoàn thành các hoạt động của mình và rút nó khỏi khu vực. Trung Quốc sau đó đã tiếp một đặc phái viên đại diện cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và một phái đoàn gồm 13 tướng lĩnh cấp cao Việt Nam bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng. Hai bên đã đồng ý thiết lập quan hệ song phương trở lại như đã đạt được trước khi có cuộc khủng hoảng Hải Dương-981. Họ cũng nhất trí rằng các tranh chấp Biển Đông không nên gây tổn hại quan hệ song phương nói chung. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tháng 5-7/2014 đã làm xói mòn nghiêm trọng lòng tin chiến lược giữa hai đối tác hợp tác chiến lược toàn diện này.

Các sự kiện có liên quan đến Biển Đông ở trên hình thành bối cảnh cho quyết định của Việt Nam hiện đại hóa các lực lượng hải quân và không quân của mình cho các hoạt động ở Biển Đông để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

Cho đến giữa những năm 1990, hải quân Việt Nam vẫn chỉ là một lực lượng hải quân ven bờ. Từ giữa những năm 1990, Việt Nam đã bắt đầu mua các tàu hộ tống lớp Tarantul từ Liên Xô có trang bị tên lửa chống hạm. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga đã trở thành nhà cung cấp vũ khí chính của Việt Nam. Kể từ năm 2008, hải quân Việt Nam đã được giao 1 tàu hộ tống BPS-500, 2 tàu hộ vệ tàng hình trang bị tên lửa dẫn đường lớp Gepard 3.9 (các tên lửa chống hạm Uran 3M24), các tàu ngầm Varshavyanka tức tàu ngầm truyền thống cải tiến lớp Kilo (được vũ trang bằng tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình đối đất), 4 tàu hộ tống trang bị tên lửa dẫn đường Tarantul V, 5 khinh hạm hạng nhẹ lớp Petya, và 6 tàu tấn công nhanh lớp Svetlyak (trang bị tên lửa chống hạm). Việt Nam đã nhận được thêm 2 khinh hạm Gepard và nhận đủ 6 tàu ngầm lớp Kilo trước cuối năm 2016.

Việt Nam tăng cường vũ khí để bắt kẻ địch trả giá ở Biển Đông - Hình 3

Việt Nam tăng cường vũ khí để bắt kẻ địch trả giá ở Biển Đông - Hình 4

Tên lửa Klub trang bị cho cả tàu mặt nước, tàu ngầm, các tổ hợp tên lửa bờ của Việt Nam

Được biết Việt Nam đã ký hợp đồng mua ít nhất hai tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan (được trang bị các tên lửa chống hạm Exocet có tầm b.ắn mở rộng).

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã mua 11 máy bay Su-27 và 23 máy bay phản lực đa năng Su-30. Năm 2013 Việt Nam đã thông báo rằng họ tiến hành các cuộc tuần tra bằng không quân trên Biển Đông.

Robert Farley, một chuyên gia an ninh tại Đại học Kentucky, đưa ra đ.ánh giá đầy kích động rằng có 5 loại vũ khí Việt Nam mà Trung Quốc nên sợ: máy bay chiến đấu Sukhoi, tàu ngầm lớp Kilo, tên lửa hành trình P-800 Onyx, tên lửa đất-đối-không (SAM) S-300, và chính lãnh thổ của Việt Nam. Tên lửa hành trình P-800 Onyx "có thể phóng được từ máy bay, từ các tàu nổi, từ các tàu ngầm và từ các tổ hợp đặt trên bờ" và tấn công các tàu Trung Quốc từ nhiều hướng bất ngờ và áp đảo các hệ thống phòng không của hải quân quân đội Trung Quốc (PLAN).

Hệ thống tên lửa S-300 là một trong những hệ thống phòng không tinh vi và tích hợp nhất trên thế giới. Theo Farley, "nó có thể truy lùng và tiếp cận hàng chục mục tiêu trong tầm hoạt động lên đến 75 dặm... Được sử dụng kết hợp với các máy bay chiến đấu của VPAF (Không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam), mạng lưới SAM sẽ khiến việc thực hiện một chiến dịch không quân phối hợp chống lại Việt Nam với chi phí chấp nhận được trở nên rất khó khăn. "Hệ thống S-300 có thể được sử dụng để bảo vệ Vịnh Cam Ranh và các căn cứ hải quân có tính sống còn khác của Việt Nam". Và cuối cùng, Farley lưu ý Việt Nam "có lợi thế về không gian", có nghĩa là "địa hình khắc nghiệt", thứ sẽ ngăn không cho Trung Quốc phát động một cuộc xâm lược trên đất liền.

Gary Li, một chuyên gia an ninh hàng hải làm việc cho IHS Maritime tại Bắc Kinh, cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vị trí địa lý Việt Nam đối với Biển Đông. Việt Nam sở hữu nhiều đảo nhất và các hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Trung Quốc "phải đi từ rất xa để tới được cuối vùng yêu sách của mình", trong khi "Việt Nam, mặt khác, đang tranh một vùng biển ngay ngưỡng cửa của mình. Hạm đội tàu hộ tống hạng nhẹ và tàu ngầm trang bị tên lửa của họ có thể tấn công và rút lui vào các cảng nhà của họ theo ý muốn, trong khi một hạm đội Trung Quốc bị tiến đ.ánh sẽ ít nhiều bị tổn thất'.

Li kết luận rằng khi các lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam được tích hợp với các lực lượng pháo binh và tên lửa ven biển được triển khai dọc bờ biển kéo dài của họ, các cách tiếp cận hải quân của Việt Nam đã được chuyển đổi thành một dạng "bãi tập bắn" nào đó. Cần lưu ý rằng Việt Nam đang vận động hành lang Nga và Ấn Độ để có được các tên lửa hành trình tấn công mặt đất BrahMos.

Brian Benedictus, một nhà phân tích chính trị-quân sự Đông Á tại Washington, lập luận rằng việc Việt Nam mua các tàu hộ vệ lớp Gepard, các tàu hộ tống lớp Molniya (Tarantul) và tàu ngầm lớp Kilo (Varshavyanka) được nâng cấp "có khả năng cho phép Việt Nam có thêm nhiều lựa chọn hơn khi triển khai sức mạnh của mình đối với các tuyên bố lãnh thổ ở Biển Đông". Theo Benedictus, các khinh hạm và tàu hộ tống của Việt Nam "tất cả đều có khả năng là tàu tấn công nhanh trong một kịch bản xung đột ở gần Biển Đông và có khả năng ra đòn đ.ánh tàn khốc đối với các tàu đối phương, một điều gì đó mà Bắc Kinh nhất thiết phải tính đến trước khi ra quyết định tiến tới giao tranh với hải quân Việt Nam".

Các tàu ngầm thông thường mới của Việt Nam bổ sung những khả năng mới nào cho các khả năng chiến lược của mình? Các quan sát viên ngoại giao tại Hà Nội đã báo cáo rằng tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam đã tiến hành tuần tra dọc bờ biển nước này. Ngoài ra, thủy thủ đoàn Việt Nam hiện đang được đào tạo học thuyết và chiến thuật tác chiến dưới biển tại trung tâm tàu ngầm INS Satavahana của Ấn Độ. Những diễn biến này đã khiến các nhà phân tích an ninh và quốc phòng nước ngoài phải cân nhắc xem Việt Nam có thể tiếp nhận các loại vũ khí mới của mình và xây dựng một lực lượng hải quân đáng tin cậy có thể hoạt động ở Biển Đông nhanh tới mức nào.

Collin Koh, từ Trường S. Rajaratnam về Nghiên cứu Quốc tế ở Singapore, cho rằng Việt Nam sẽ sử dụng các tàu ngầm của mình trong các hoạt động ngăn chặn xâm nhập khu vực ngoài khơi bờ biển và trong quần đảo Trường Sa một khi chúng vận hành hoàn toàn. Theo Koh, "ngăn chặn xâm nhập biển nghĩa là tạo ra một sự răn đe về tâm lý bằng cách đảm bảo một đối thủ hải quân mạnh mẽ hơn không bao giờ thực sự biết nơi các tàu ngầm của bạn có thể hiện diện. Đó là cách tác chiến bất đối xứng kinh điển được kẻ yếu sử dụng chống lại kẻ mạnh và tôi nghĩ rằng Việt Nam hiểu rất rõ điều này. Câu hỏi đặt ra là liệu họ có thể hoàn thiện nó ở dưới mặt nước hay không mà thôi".

Theo Benedictus, "Việt Nam nằm gần tỉnh Hải Nam của Trung Quốc, hòn đảo là bến cảng đối với Hạm đội Nam Thái Bình Dương của PLAN. Điều này đủ đáng lo ngại đối với Bắc Kinh khi xét rằng các tàu cập ở cảng có thể là con mồi dễ dàng đối với các tàu ngầm bên ngoài bờ biển của hòn đảo, nếu xung đột xảy ra; triển vọng Việt Nam một ngày nào đó có khả năng tấn công mặt đất tích hợp với hạm đội tàu ngầm của mình sẽ là một nguồn quan ngại nghiêm trọng". Benedictus kết luận rằng các tàu ngầm lớp Varshavyanka của Việt Nam "có khả năng t.iêu d.iệt các tàu đối phương trong một cuộc xung đột quân sự bằng nhiều cách khác nhau", đặc biệt do PLAN yếu kém trong tác chiến chống ngầm.

Theo Lyle Goldstein, một giáo sư tại Trường Cao đẳng chiến tranh Hải quân Mỹ, người đã tham khảo các ý kiến đ.ánh giá của Trung Quốc về quân đội Việt Nam, nhận định rằng các nhà hoạch định quốc phòng Trung Quốc quan sát "cực kỳ chặt chẽ" các chương trình hiện đại hóa của Việt Nam và có "sự tôn trọng rất lớn... đối với Việt Nam nói chung', bao gồm cả không quân Việt Nam.

Theo Goldstein, các tàu ngầm lớp Varshavyanka của Việt Nam "có thể ra đòn c.hết chóc hoặc bằng ngư lôi hoặc bằng các tên lửa hành trình đối hạm". Tuy nhiên, Goldstein báo cáo rằng các nhà phân tích Trung Quốc đã xác định được hai điểm yếu chính trong chiến lược quân sự của Việt Nam: thiếu kinh nghiệm chủ yếu trong việc vận hành các hệ thống các vũ khí phức tạp và "giám sát, nhắm mục tiêu và quản lý trận đánh". Những điểm yếu này đã khiến các quan chức quốc phòng của Trung Quốc chủ quan cho rằng "Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trong bất kỳ cuộc xung đột vũ trang nào" với Việt Nam. Goldstein kết luận "chiến lược hứa hẹn nhất của Việt Nam đấu với Trung Quốc là hy vọng rằng họ có thể có đủ lực lượng để răn đe, trong khi vẫn đồng thời theo đuổi con đường ngoại giao để giải quyết các tranh chấp".

Siemon Wezeman, một nhà phân tích làm việc tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, lập luận rằng theo quan điểm của Trung Quốc thì sự răn đe của Việt Nam đã là một thực tế. Theo Wezeman, "người Việt Nam đã làm thay đổi toàn bộ kịch bản - họ đã có các tàu ngầm, họ có các thủy thủ đoàn và họ dường như đã có các loại vũ khí, khả năng và kinh nghiệm của họ sẽ lớn dần từ thời điểm này. Theo quan điểm các giả định của Trung Quốc, sự răn đe của Việt Nam đã đạt tới điểm mà nó hẳn phải có thực".

Khi tất cả các vụ mua sắm vũ khí hiện tại và tương lai của Việt Nam được tính đến, rõ ràng là Việt Nam đã có những bước tiến lớn để phát triển một năng lực mạnh mẽ nhằm chống lại sự can thiệp hải quân của một cường quốc thù địch. Điều này đã hình thành dưới dạng phát triển một chiến lược chống tiếp cận tích hợp các hệ thống pháo và tên lửa trên bờ; các máy bay chiến đấu đa năng Su-30; các tàu tấn công nhanh, các tàu hộ tống và khinh hạm trang bị tên lửa chống hạm; và các tàu ngầm lớp Varshavyanka.

Việt Nam tăng cường vũ khí để bắt kẻ địch trả giá ở Biển Đông - Hình 5

Chiến đấu cơ Su-30MK2 của không quân Việt Nam

Các hệ thống vũ khí này sẽ cho phép Việt Nam khiến cho việc tiến hành các hoạt động hải quân của Trung Quốc trở nên cực kỳ tốn kém trong một dải biển 200-300 hải lý dọc theo bờ biển của Việt Nam từ biên giới Việt-Trung ở phía Đông Bắc tới Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam, nếu như không tiếp tục tiến xa hơn về phía Nam. Ngoài ra, Việt Nam cũng có khả năng tấn công căn cứ hải quân lớn của Trung Quốc gần Tam Á trên đảo Hải Nam và các cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm từ hệ thống tên lửa hành trình Bastion trên bờ hoặc từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất trên các tàu ngầm lớp Kilo.

Như Farley kết luận một cách đúng đắn, "Việt Nam không muốn một cuộc chiến tranh toàn diện với Trung Quốc... Đặc biệt Việt Nam không muốn tiến tới đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh tốn kém t.iền bạc và công nghệ có thể tiêu hao đi những thiết bị đắt t.iền mà Quân đội Việt Nam đã mua. Tuy nhiên, Trung Quốc nhất định phải đ.ánh giá rằng Việt Nam có thể đ.ánh trả.

Quân đội Việt Nam, trong cơ cấu hiện tại của mình, được thiết kế để ngăn chặn chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc". Tóm lại, chiến lược quốc phòng của Việt Nam không được thiết kế để đối đầu với Trung Quốc trong một cuộc xung đột kéo dài. Thay vào đó, nó nhằm ngăn chặn Trung Quốc ở vị trí cuối trong phổ xung đột, bằng cách gây rủi ro cho các tàu chiến của PLAN nếu như chúng tính chuyện can thiệp để hỗ trợ cho các tàu thực thi pháp luật dân sự hoặc cố đ.ánh chiếm một trong những hòn đảo do Việt Nam chiếm giữ ở Biển Đông.

Việc hiện đại hóa lực lượng của Việt Nam đem lại cho nước này các phương tiện để "đấu tranh chống lại" Trung Quốc khi Trung Quốc đe dọa lợi ích quốc gia của Việt Nam. Mặt khác, chiến lược chính của Việt Nam là "hợp tác" với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực bao gồm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của họ.

* Tác giả Carlyle A. Thayer là Giáo sư Danh dự về Chính trị, Đại học New South Wales, Học viện Quốc phòng Úc. Bài viết được đăng tại trang Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ.

Theo VietTimes

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nhiều bệnh nhân ung thư nằm chờ c.hết bỗng khỏi bệnh, vì sao?
06:43:55 27/06/2024
Kiev và Moskva phản ứng với kế hoạch hòa bình Ukraine do phe ông Trump đưa ra
06:44:33 26/06/2024
Nội dung cuộc điện đàm đầu tiên giữa BTQP hai nước Mỹ-Nga sau thời gian dài
12:49:38 26/06/2024
Thế giới đang hướng tới 'cuộc chiến lương thực'
15:51:55 27/06/2024
Những tác động tiềm tàng từ cuộc bầu cử sớm ở Pháp
22:28:23 26/06/2024
Lao tới đ.ấm người phụ nữ, cô gái hoảng hốt khi đ.ánh nhầm người
15:32:08 27/06/2024
Nhà vua Nhật Bản có chuyến thăm cấp nhà nước tới Anh
06:11:44 26/06/2024
Tắc nghẽn cảng biển lan rộng sang châu Á
21:21:40 26/06/2024

Tin đang nóng

Bảo mẫu con gái Mai Phương bị nói xấu, Phùng Ngọc Huy phải lên tiếng xin lỗi
16:24:18 27/06/2024
Chủ trọ U60 lắp camera quay lén trong phòng tắm nữ, công an vào cuộc xử lý
17:32:47 27/06/2024
Angelababy "bít đường" trở lại showbiz, Huỳnh Hiểu Minh hạnh phúc bên bạn gái
17:04:13 27/06/2024
Hoa hậu Thùy Tiên tìm được niềm vui sau "chia tay", Quang Linh Vlog cũng có phần
16:02:34 27/06/2024
Vừa ra khỏi phòng thi tốt nghiệp THPT, con riêng của chồng nói một câu biến tôi thành "tội đồ" trong mắt nhà chồng
18:32:28 27/06/2024
Ronaldo fan đông nhất làng bóng đá, vẫn bị Youtube "cấm" mở kênh, vì sao?
16:32:52 27/06/2024
Minh Hằng sinh nhật t.uổi 37: Chồng tặng vàng khối, du lịch sang chảnh
19:57:43 27/06/2024
Mỹ nhân "Hoàn Châu cách cách": Dạy con thành tài, giúp chồng đại gia trả nợ
19:54:15 27/06/2024

Tin mới nhất

Một cảnh sát ở Athens bị tấn công bằng bom xăng

20:24:17 27/06/2024
Đội chống k.hủng b.ố thuộc lực lượng Cảnh sát Hy Lạp đang điều tra vụ việc. Chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận thực hiện vụ tấn công.

Tại sao cuộc tranh luận Biden - Trump tuần này là quan trọng nhất trong lịch sử Mỹ?

20:21:56 27/06/2024
Mặc dù những ứng cử viên này đã được công chúng biết đến rất nhiều, nhưng cả hai đều cần một thời điểm đột phá trong một chiến dịch tranh cử vốn đã rất ổn định và đồng đều.

Hội nghị thượng đỉnh EU ưu tiên chiến lược cho tương lai

20:20:51 27/06/2024
Cuộc họp của Hội đồng châu Âu lần này không chỉ là một bước tiến quan trọng trong việc định hình tương lai của EU mà còn thể hiện cam kết mạnh mẽ của EU đối với hòa bình, an ninh và phát triển bền vững trên toàn cầu.

Liên hợp quốc kêu gọi bảo vệ trật tự hiến pháp ở Bolivia

20:18:23 27/06/2024
Tại Bolivia, Bộ trưởng Tư pháp và Minh bạch Thể chế, ông Ivan Lima Magne, cho biết Tướng Juan Jose Zuniga, người cầm đầu âm mưu đảo chính ở quốc gia Nam Mỹ này, có thể bị kết án 15 - 20 năm tù.

Nhóm nhà khoa học Nhật Bản dùng da sống để chế tạo robot biết cười

20:15:11 27/06/2024
Các nhà khoa học Nhật Bản đã sử dụng tế bào của con người để phát triển một loại da tương đương da sống, có thể được ghép vào bề mặt của robot và khiến nó nở nụ cười.

Bùng nổ giáo dục tư nhân chuyên biệt dành cho giới siêu giàu

20:12:03 27/06/2024
Lời đề nghị trị giá 2 triệu bảng cho một gia sư sinh viên kiến trúc là dấu hiệu mới nhất về một bước tiến mới trên thị trường giáo dục tư nhân chuyên biệt chỉ dành cho giới siêu giàu.

Hỏa hoạn tại trụ sở cơ quan thuế Đan Mạch

20:09:34 27/06/2024
Tòa nhà bị cháy nằm cách sàn giao dịch chứng khoán cũ của Copenhagen, cũng là nơi bị hỏa hoạn thiêu rụi hồi tháng 4 vừa qua, khoảng 10 phút đi bộ.

EU và Indonesia thảo luận về quản lý thiết bị không người lái dưới nước

20:08:10 27/06/2024
Cũng tại hội nghị, Đại sứ EU tại Indonesia, Denis Chaibi, cho biết quy mô thị trường toàn cầu của UUV ước tính tăng từ 12% đến 20%/năm và có khả năng tăng gấp đôi vào cuối thập kỷ này.

Thổ Nhĩ Kỳ: Cháy rừng ảnh hưởng đến các di tích cổ đại

20:04:46 27/06/2024
Theo trang web của Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, Assos là địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử như Đền Athena thu hút nhiều du khách.

Việt Nam là thị trường tiềm năng đối với các nhà sản xuất ở Moskva (LB Nga)

20:00:09 27/06/2024
Là một phần của dự án quốc gia Hợp tác và xuất khẩu quốc tế , Moskva đang vận hành nền tảng kỹ thuật số Xuất khẩu của tôi để hỗ trợ các doanh nhân.

Nga tấn công loạt sân bay Ukraine, Kiev nói b.ắn hạ nhiều tên lửa đối phương

19:49:16 27/06/2024
Song vào tuần trước, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh kế hoạch là đưa F-16 tới Ukraine . Nói cách khác, các máy bay chiến đấu sẽ phải được đặt tại căn cứ ở Ukraine.

Ba Lan và các nước vùng Baltic kêu gọi EU tăng cường phòng thủ biên giới

19:45:56 27/06/2024
Bức thư được gửi trùng với thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) trong hai ngày 27-28/6 tại thủ đô Brussels của Bỉ.

Có thể bạn quan tâm

Show Chông Gai tung trailer: Hé lộ màn đấu giá đầu tiên đầy kịch tính, Binz nói gì về việc thay đổi hình tượng?

Tv show

21:36:33 27/06/2024
Qua trailer, Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cho khán giả thấy cảm xúc đa tầng của những người đàn ông trên 30 t.uổi.

Ryan's World: Youtuber lai Việt đ.ập hộp đồ chơi, kiếm nhiều t.iền nhất thế giới

Netizen

21:32:44 27/06/2024
Nhắc đến những sao nhí kiếm thu nhập khủng từ YouTube, nhiều người không khỏi nhớ đến cậu bé Ryan Kaji (sinh năm 2011) - chủ của kênh YouTube Ryan s World. Cho những ai chưa biết, Ryan là con lai Việt - Nhật.

Thanh Lam hạnh phúc ngập tràn bên chồng bác sĩ, BTV Ngọc Trinh xinh đẹp trẻ trung

Sao việt

21:31:25 27/06/2024
NSND Thanh Lam đăng ảnh bên chồng bác sĩ nhân dịp đón sinh nhật t.uổi mới; BTV Ngọc Trinh VTV xinh đẹp khác hẳn khi lên sóng truyền hình.

Tử vi hôm nay thứ 6 ngày 28/6/2024 của 12 con giáp: Tý thẳng tính nhưng vô duyên, Tuất bất đồng với cấp trên

Trắc nghiệm

21:29:33 27/06/2024
Xem tử vi 12 con giáp hàng ngày để biết tài lộc, tình yêu, sự nghiệp, vận hạn tốt xấu... giúp bạn làm chủ các vấn đề trong cuộc sống.

Lai Châu: Đăng tin giả đi ô tô bắt cóc t.rẻ e.m, một người bị triệu tập

Pháp luật

21:29:12 27/06/2024
Cơ quan Công an Lai Châu đã triệu tập ông Đỗ Văn Q sẽ bị xử phạt 7,5 triệu đồng vì đăng thông tin sai sự thật về một nhóm người đi ô tô bắt cóc trẻ gây xôn xao dư luận.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 1: Yên vượt đèn đỏ bị công an là chồng bạn thân bắt

Phim việt

21:28:56 27/06/2024
Trong Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa tập 1, hai vợ chồng Yên vượt đèn đỏ và ngay lập tức bị công an yêu cầu dừng xe. Cả hai mừng rỡ khi phát hiện ra người lập biên bản chính là Nghiêm - chồng của cô bạn thân.

Phim của La Vân Hi vượt mặt phim "Câu Chuyện Hoa Hồng" của Lưu Diệc Phi

Phim châu á

20:29:18 27/06/2024
Nhan Tâm Ký với sự tham gia của La Vân Hi và Độ Hoa Niên của Triệu Kim Mạch, Trương Lăng Hách là hai siêu phẩm cổ trang sắp ra mắt trong thời gian tới

Phương Mỹ Chi trở lại thế giới văn học trong Gối Gấm

Nhạc việt

20:02:51 27/06/2024
Liệu Phương Mỹ Chi sẽ có bất ngờ nào mới dành cho khán giả trong thời gian sắp tới hay không? Hãy cùng theo dõi các hoạt động tiếp theo của nữ ca sĩ.

Bà Rịa - Vũng Tàu điều tra vụ hỏa hoạn làm cặp vợ chồng t.ử v.ong

Tin nổi bật

19:53:41 27/06/2024
Theo người dân, đây là căn nhà do vợ chồng anh P và chị Tr. thuê. Cặp vợ chồng này thường xảy ra mâu thuẫn, cãi vã. Họ có người con khoảng 1 t.uổi. Trước đó, cháu bé được anh P. gửi về nhà ngoại.