Cụ bà 100 tuổi nhận bằng tốt nghiệp trung học
Với cụ bà Clare Picciuto ở Massachusetts (Mỹ), tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông nhận trễ 80 năm là món quà tuyệt vời nhất cho sinh nhật lần thứ 100.
Những năm đầu thập niên 30, Mỹ lâm vào cuộc đại suy thoái, bà Clare phải bỏ dở giấc mơ học trung học để làm việc, kiếm tiền phụ giúp gia đình.
“Các em trai của mẹ tôi được tiếp tục đến trường trong khi bà không thể. Bà luôn nuối tiếc vì điều đó và vẫn khao khát học tập”, cô Deborah Picciuto – con gái bà Clare – cho biết.
Dù không thể đến lớp, cụ bà hiếu học thường xuyên đọc từ điển và các cuốn bách khoa trong thời gian rảnh rỗi. Bà khuyên con gái và cháu gái học hành chăm chỉ để có thêm kiến thức, chứ không đơn giản chỉ học vì tấm bằng.
Cụ Clare trong ngày tốt nghiệp đến muộn hơn 80 năm. Ảnh: WCVB.
“Mẹ tôi từng tham dự rất nhiều lễ tốt nghiệp, từ tốt nghiệp trung học, đại học, cao học của tôi, sau này là của con gái tôi. Điều đáng tiếc lớn nhất là bà chưa từng có lễ tốt nghiệp của chính mình. Vì thế, tôi muốn dành tặng mẹ món quà bà vẫn ao ước bấy lâu nay”, cô Deboral chia sẻ.
Video đang HOT
Cô liên hệ với trường North Reading, hy vọng họ có thể hoàn thành tâm nguyện nhận bằng trung học phổ thông cho bà Clare. Cụ bà 100 tuổi đã rất bất ngờ khi được mặc áo mũ cử nhân, nhận tấm bằng tốt nghiệp danh dự từ trường.
“Tôi nói với bà rằng, với cuộc đời đầy trải nghiệm, bà hoàn toàn xứng đáng với tấm bằng. Bà rất sâu sắc, tích cực và thực sự là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta”, Jon Bernard – quản lý trường North Reading – nói.
Mary Prenney – chủ tịch hội Người cao tuổi thành phố – cho biết thêm, thị trấn Middlesex County quyết định lấy sinh nhật của bà làm ngày Clare Picciuto.
“Bà là cư dân, tình nguyện viên cao tuổi nhất hội, đồng thời cũng là hội viên năng động nhất, một người phụ nữ khỏe mạnh có nhân cách cao đẹp”, bà Prenney nhận xét.
Những người quen biết bà Clare rất vui mừng trước tin cụ bà nhận bằng tốt nghiệp trung học ngay trước sinh nhật lần thứ 100.
Theo Zing
Chụp ảnh tốt nghiệp là tiếp tay cho nạn làm bằng giả
Chuyên gia ở Anh cảnh báo sinh viên không tự chụp và đăng ảnh tốt nghiệp lên mạng xã hội vì cho rằng, hành động này có thể tiếp tay cho các tổ chức bán bằng giả.
Tốt nghiệp đại học là một thành tựu lớn, dấu mốc quan trọng đối với nhiều bạn trẻ. Vì thế, họ thường chụp ảnh và đăng chúng lên mạng xã hội nhằm thông báo cho người thân, chia sẻ niềm vui, đồng thời lưu giữ kỷ niệm.
Tuy nhiên, trong mùa tốt nghiệp năm 2016, các chuyên gia ở Anh cảnh báo người trẻ nước này không chụp, đăng ảnh tốt nghiệp.
Jayne Rowley, Giám đốc Higher Education Degree Datacheck (HEDD), là người đầu tiên đưa ra cảnh báo. Bà cho biết, điều này nhằm đảm bảo tính pháp lý của bằng cấp và giúp các nhà tuyển dụng nắm được thông tin chính xác về trình độ giáo dục của người ứng tuyển.
Các tổ chức bán bằng giả có thể trục lợi từ thông tin trong những bức ảnh tốt nghiệp được đăng trên mạng. Ảnh: Telegraph.
Bà hiểu rõ tầm quan trọng của lễ tốt nghiệp, cũng như mong muốn chia sẻ ảnh ghi lại những thành tựu thời đại học lên Facebook, Instagram hay các trang mạng xã hội khác. Đây là thói quen bình thường của người trẻ ngày nay. Nhưng hành động tưởng như vô hại này lại tiếp tay cho các tổ chức làm, bán bằng giả.
Theo Jayne Rowley, căn cứ các bức ảnh tốt nghiệp trên mạng, họ có thể dễ dàng làm giả logo, tiêu ngữ, chữ ký, con dấu, hoa văn chìm cùng cách diễn đạt, dùng từ.
Bà nói thêm, bằng tốt nghiệp chứa thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, nơi sinh và năm tốt nghiệp.
"Những thông tin này có thể bị lợi dụng trong các vụ lừa đảo. Chúng cũng riêng tư và quý giá tương tự hộ chiếu, giấy phép lái xe hay thông tin tài khoản ngân hàng. Không ai lại đăng ảnh hộ chiếu lên mạng. Chúng ta cần áp dụng nguyên tắc tương tự với bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ khác", Jayne Rowley giải thích.
HEDD cũng liên hệ với nhóm phụ trách truyền thông của các trường đại học trên cả nước để yêu cầu họ không đăng lại ảnh có bằng tốt nghiệp của sinh viên, đòng thời chuyển lời cảnh báo này tới sinh viên.
"Các bạn bỏ thời gian, tiền bạc, vất vả hơn 4, 5 năm mới nhận được tấm bằng cử nhân. Trong khi đó, những kẻ làm bằng giả dễ dàng trục lợi hình ảnh trên mạng xã hội. Một số người chỉ cần chi khoản tiền không lớn đã có thể cạnh tranh với các bạn trên thị trường lao động", bà nói.
Năm ngoái, HEDD cũng đưa ra danh sách lời khuyên cho nhà tuyển dụng nhằm phát hiện bằng giả thông qua lỗi chính tả và cách dùng từ. Tuy nhiên, những lỗi này có thể được khắc phục nếu tổ chức làm bằng giả có hình ảnh bằng tốt nghiệp thật để đối chiếu. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi của bản thân, sinh viên không nên chụp và chia sẻ ảnh tốt nghiệp lên mạng xã hội.
Theo Zing
Hủy bằng tốt nghiệp của 'bác sĩ học 27 năm mới xong' Đại diện ĐH Y dược TP HCM cho biết, nhà trường đã thống nhất hủy bỏ kết quả và bằng tốt nghiệp của ông N.V.C, nhân vật trong bài viết "27 năm mới học xong bác sĩ". Trước đó, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã công bố kết luận thanh tra công tác tuyển sinh, đào tạo của ĐH Y dược TP HCM, cho...