Cứ áp dụng những mẹo nấu nướng do các đầu bếp nhà hàng tiết lộ này, việc vào bếp với chị em “dễ như trở bàn tay”
Chỉ là những bí mật nấu ăn nho nhỏ thôi nhưng sẽ có công dụng rất lớn đối với bạn.
Người ta nói đời không như mơ và việc nấu ăn cũng không hề có “nên thơ” như những hình ảnh và clip hướng dẫn trên mạng. Chỉ sau một bữa ăn mà nhiều chị em biến căn bếp của nhà mình thành “bãi chiến trường” với đủ các loại rau, củ bị cắt tỉa hỏng, dầu ăn, gia vi rơi lung tung khắp nơi, thậm chí có người còn bị bỏng, bị đứt tay… và dần dần cảm giác bước vào căn bếp như bước vào chốn địa ngục đáng ghét. Chắc hẳn có đôi khi bạn tự hỏi làm sao mà các đầu bếp nhà hàng lại có thể làm được món ăn ngon mà lại dễ dàng, không vất vả như vậy, thực ra là họ có mẹo và bí mật cả đấy.
Dưới đây là một vài trong số rất nhiều bí quyết của các đầu bếp nhà hàng, chị em hãy học hỏi để công việc nấu nướng cho cả gia đình được “dễ thở” hơn và biết đâu nó lại khiến bạn yêu nấu ăn hơn bao giờ hết.
Có một vấn đề rất nhiều người gặp phải khi rán thị viên đó là bên ngoài chín nhưng bên trong thì vẫn sống. Để khắc phục tình trạng này, thay vì làm viên thịt như thông thường, bạn nên ấn lõm thịt xuống như trong hình, thịt sẽ được chín đều hơn. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, nhiệt độ ở phần lõi thịt nên từ 70 đến 75 độ C vì vi khuẩn không chỉ hiện diện ở ngoài mà tận sâu ở giữa thịt vẫn có. Vì thế, nếu bạn chỉ nấu chín bên ngoài thịt, vi khuẩn ở trung tâm thịt vẫn còn, dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Cắt bánh kem là “cơn ác mộng” của nhiều người vì nếu không khéo léo bánh sẽ dính vào dao và đôi lúc còn phá hỏng cả chiếc bánh, hình dạng miếng bánh thì xấu xí nhìn đã chẳng muốn ăn. Để khắc phục điều đó, bạn hãy nhúng dao vào nước nóng trước khi cắt bánh, đảm bảo bạn sẽ có miếng bánh kem ngon lành, xinh đẹp.
Trước khi vắt chanh hãy lăn qua lăn lại để có thể vắt được nhiều nước nhất có thể.
Để tránh bị tuột tay khi cầm dao thái thức ăn, bạn hãy buộc vài chiếc dây thun vào cán dao như thế này.
Video đang HOT
Chanh càng mỏng vỏ thì càng có nhiều nước và vị đậm hơn.
Khi chiên xúc xích, để chúng chín đều cả trong lẫn ngoài, bạn hãy dùng dao cắt vài đường nhỏ xung quanh bên ngoài. Như vậy chúng không bị cháy đen bên ngoài, nhưng lại sống bên trong nữa.
Để kiểm tra xem trứng có tươi hay không, hãy chú ý đến lòng trắng vòng quanh lòng đỏ.
Một chiếc bánh cắt kem cắt dở sẽ không bị khô và chuyển màu nếu bạn đặt lát bánh mì vào các cạnh đã cắt và ghim nó lại bằng que tăm.
Có người thích ăn trứng còn lòng đào, trong khi người khác lại thích ăn trứng đã chín kỹ. Chỉ cần căn thời gian luộc trứng tương ứng với số phút như hình bên trên, bạn sẽ có món trứng thành phẩm như mong muốn.
Rau để lâu đương nhiên sẽ bị héo, nếu gói rau bằng giấy bạc, rau sẽ tươi ngon như lúc mới mua trong thời gian khá lâu.
Để có những miếng thịt xông khói thơm ngon hoàn hảo mà không bị cháy, bạn hãy đặt chúng lên trên một tờ giấy bạc sau đó bật lò nướng ở nhiệt độ 204C và nướng trong 12 phút.
Để làm nóng lại chiếc bánh pizza đã nguội, các đầu bếp thường xịt một chút nước lên bề mặt của bánh trước khi đem bỏ vào lò. Công đoạn này sẽ giúp bánh không bị khô mà vẫn giữ được vị ngon như lúc mới làm.
Với thịt nướng, các đầu bếp nhà hàng thường cắt dọc thớ để tránh làm thịt bị vụn. Nếu cắt ngang thớ, thịt sẽ bị vỡ vụn ra thành nhiều miếng nhỏ xấu xí.
(Nguồn: Bright side)
Theo Helino
Hỏng mắt chữa bệnh theo kiểu truyền miệng
Nhỏ sữa, vắt chanh, rồi xông lá trầu... vào mắt để chữa đau mắt là mẹo dân gian vẫn được nhiều gia đình áp dụng, nhất là cho trẻ nhỏ. Thực tế không ít trường hợp đã phải vào viện trong tình trạng biến chứng nặng nề, thậm chí hỏng mắt vì cách làm này.
Hỏng mắt vì chữa mẹo
Bị đau mắt đỏ gần một tuần không đỡ, thấy trên mạng có chia sẻ cách dùng bã trầu nóng xông sẽ nhanh khỏi, anh Nguyễn Văn Bảo (Phú Thọ) đã áp dụng theo. Chỉ sau 1-2 lần xông, mắt anh không đỡ mà còn đỏ lên, hai mắt nhức đỏ như tiết luộc. Không chịu được nữa, anh đi khám chuyên khoa mắt, bác sỹ xác định anh bị viêm giác mạc và có biểu hiện xuất huyết. Sau hơn một tháng điều trị, mắt anh mới hồi phục lại được bình thường.Trước đó, Bệnh viện Thủ Đức (TPHCM) từng tiếp nhận điều trị một bệnh nhi chỉ mới 15 ngày tuổi với tình trạng giác mạc bị loét nghiêm trọng. Theo người nhà, thấy cháu chảy ghèn trắng ở mắt nên bà của cháu đã nhỏ chanh để tự điều trị mà không đi khám. Sau đó mắt cháu xuất hiện nhiều chất tiết vàng nhầy, loét giác mạc rộng, gia đình mới đưa vào viện. May mắn cháu vào viện điều trị kịp thời, nếu không đã hỏng mắt, sống trong cảnh mù lòa.
Theo BS Hoàng Cương (BV Mắt Trung ương), bệnh đau mắt năm nào cũng xảy ra. Mặc dù trình độ dân trí hiện cao hơn và đã được tuyên truyền nhiều, tuy nhiên viện vẫn thi thoảng gặp các trường hợp gặp biến chứng từ việc tự chữa bệnh hoặc áp dụng các mẹo để chữa đau, đỏ mắt. Có trường hợp chữa đau mắt đỏ bằng xông lá trầu không, hạt khô của các loài cây khiến mi mắt bị phù nề, mắt chói cộm nhiều bởi bỏng giác mạc. Ban đầu khi vừa xông xong người bệnh sẽ có cảm giác dễ chịu, đỡ cộm vì trong lá trầu không có tinh dầu nóng nên lầm tưởng có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, mắt sau đó dễ phù nề. Việc điều trị khi đó kéo dài dai dẳng hơn và dễ để lại sẹo nếu điều trị không đúng cách.
Hay như mới đây nhất, trường hợp cháu bé 7 tháng tuổi ở Sơn La bị hỏng mắt do mẹ nhỏ sữa mẹ vào cũng là cách chữa mẹo rất hay gặp phải. Cách này không có tác dụng chữa bệnh mà còn vô tình đem thêm vi khuẩn vào mắt trẻ khiến bệnh nặng thêm. Bởi trong sữa mẹ có nhiều chất đạm, chất dinh dưỡng là môi trường lý tưởng giúp vi khuẩn phát triển. Với những trẻ đang bị các bệnh về mắt, việc nhỏ sữa có thể dẫn đến các biến chứng như viêm loét giác mạc, giảm thị lực của bé. Trẻ sơ sinh thường có rỉ mắt sau khi sinh cần phải vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý cho trẻ, đưa trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa về mắt để có hướng điều trị đúng.
Ngoài ra, nhiều người nghĩ xông nước muối khi đau mắt lành nên tự ý xông tại nhà. Đây cũng là cách sai lầm gây hại cho mắt. Thực tế đã có không ít bệnh nhân vào viện trong tình trạng mắt sưng đau khá nặng từ việc xông nước muối. Có trường hợp sau khi xông lại bị bỏng mắt, xuất huyết, ảnh hưởng đến thị lực. Nguyên nhân do pha không đúng tỷ lệ khiến bệnh nặng thêm. Nếu tự pha, bạn cần đảm bảo nồng độ nước muối là 0,9% tức khoảng 9g muối tinh khiết cho 1 lít nước. Chú ý nguồn nước cần sạch và tinh khiết.
Với cách vắt chanh vào mắt, các chuyên gia nhãn khoa cho rằng đây là một hành động vô cùng nguy hiểm, nhỏ vào mắt trẻ càng nguy hiểm hơn. Trong chanh có chứa acid citric, trong khi giác mạc là một cấu trúc vô cùng nhạy cảm. Khi nhỏ chanh vào mắt giống như nhỏ acid lên da, nhẹ thì kích ứng, nặng có thể gây bỏng giác mạc, thậm chí mù lòa. Mắt đang viêm mà nhỏ vào càng làm tình trạng nặng nề hơn.
Ngay cả việc tự ý đi mua các loại thuốc kháng sinh liều mạnh để tra mắt cũng làm "phản tác dụng". Việc tra không đúng loại, không đúng liều lượng sẽ gây ra các biến chứng, tạo nên các thương tổn nặng nề rất đáng tiếc, có khả năng dẫn đến mất thị lực và mù lòa vĩnh viễn cho trẻ.
Cách phòng bệnh đau mắt trong mùa hè
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, cho đến nay chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt bên kia.
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua nhiều con đường như: Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay, đặc biệt nước mắt người bệnh là nơi chứa rất nhiều vi rút; Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như tay nắm cửa, nút bấm cầu thang, điện thoại; đồ vật, đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt..., dùng chung đồ dùng sinh hoạt như khăn mặt, gối; Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi; Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng; Bệnh viện, công sở, lớp học, nơi làm việc, nơi công cộng, trên xe buýt, tàu hỏa, máy bay... những nơi có mật độ người đông, cự ly gần rất dễ lây bệnh.
Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây bệnh sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.
Cụ thể, khi không có dịch mọi người vẫn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Khăn rửa mặt phải được giặt sạch bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày. Hình thành thói quen dùng riêng chăn, gối, chậu rửa mặt và không dùn tay dụi mắt.
Trong khi đang có dịch đau mắt đỏ, ngoài những biện pháp phòng bệnh hàng ngày cần thực hiện thêm một số biện pháp như: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối; Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt; Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt; Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện...; Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Với những trường hợp bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
Theo www.phunutoday.vn
Bát nước rau muống luộc vắt chanh thay vì dầm sấu đã vô tình trở thành bằng chứng tố ... Tôi không thể tin nổi, hóa ra chủ nhân của bát nước canh vắt chanh đầu tiên trong mùa hè năm nay lại chính là cô ta chứ không phải ai khác. Mùa hè nóng nực, cả nhà tôi ai cũng chỉ thèm một bát canh rau đơn giản, mát lành. Món khoái khẩu nhất luôn luôn là rau muống luộc. Cũng vì...