Cứ 8 giây có một người chết do đái tháo đường
Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) cho biết, cứ mỗi giờ có thêm hơn 1.000 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) mắc mới và cứ 8 giây có một người chết do ĐTĐ.
Hiện nay trên toàn thế giới, có hơn 425 triệu người đang sống chung với bệnh ĐTĐ. Chi phí y tế điều trị ĐTĐ đang trở thành gánh nặng không chỉ cho bệnh nhân, cho gia đình mà còn cho toàn xã hội.
Các bác sĩ chăm khám cho bệnh nhân ĐTĐ đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
TS Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường (ĐTĐ), Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, theo điều tra dịch tễ của Việt Nam, tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ thường cao hơn gấp đôi so với ĐTĐ (5,4% so với 13,7% theo điều tra năm 2012). Đáng lo ngại, tiền ĐTĐ nếu để diễn biến tự nhiên thì sau 10 năm, 50% sẽ chuyển thành ĐTĐ, 25% vẫn là tiền ĐTĐ và 25% có thể trở về bình thường. “Tiền ĐTĐ là dạng rối loạn đường huyết nhưng chưa đến mức là ĐTĐ. Có 2 dạng tiền ĐTĐ là tăng đường huyết lúc đói (đường huyết lúc đói dưới 7,0 nhưng trên 5,6 mmol/L) và rối loạn dung nạp glucose (đường huyết đo 2h sau khi uống 75g glucose từ 7,8 đến 11,0 mmol/L)”- TS Nguyễn Quang Bảy lý giải.
Nhiều nghiên cứu chứng minh người tiền ĐTĐ đã có tăng cao nguy cơ bị các biến chứng tim mạch và thần kinh, vì vậy hiện nay trên thế giới có hơn 50 quốc gia đã coi tiền ĐTĐ là một bệnh và có chỉ định điều trị nhằm 2 mục tiêu chính là ngăn ngừa tiến triển thành ĐTĐ và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch – thủ phạm chính gây ra tử vong ở các bệnh nhân ĐTĐ. Cho đến nay, có 3 phương pháp chính để can thiệp vào nhóm này là: Thay đối lối sống, sử dụng thuốc và phẫu thuật.
Thay đổi lối sống là phương pháp can thiệp cơ bản, gồm điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường tập luyện thể lực để làm giảm cân. Phương pháp này có hiệu quả rất tốt trong thời gian đầu nhưng lại không bền vững. Do đó, hiện nay người ta đang hướng đến phương pháp sử dụng thuốc đối với nhóm tiền ĐTĐ nguy cơ cao với các biến chứng về tim mạch, thuốc được sử dụng phổ biến nhất là Metformin. Phương pháp phẫu thuật thắt dạ dày hoặc nối thông dạ dày – ruột được áp dụng đối với nhóm béo phì, có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 34.
TS Nguyễn Quang Bảy cũng thông tin, theo một số điều tra tại các bệnh viện lớn, khoảng 6 – 9% những phụ nữ mang thai ở Việt Nam bị ĐTĐ thai kỳ. Đó là những người được phát hiện ĐTĐ lần đầu tiên trong khi mang thai. Còn những người đã bị ĐTĐ từ trước khi có thai thì không gọi là ĐTĐ thai kỳ mà gọi là ĐTĐ ở phụ nữ có thai. Thông thường 90% trường hợp ĐTĐ thai kỳ sẽ hết sau khi sinh nhưng về lâu dài những người đó sẽ có nguy cơ ĐTĐ typ 2 cao hơn người bình thường. ĐTĐ thai kỳ thường xuất hiện từ tuần 24-28 của thai kỳ.
Chuyên gia khuyến cáo, để sàng lọc ĐTĐ thai kỳ, người ta sẽ phân tầng nguy cơ. Những phụ nữ có nguy cơ cao như đã bị ĐTĐ thai kỳ, tiền sử đẻ con to (> 4000g), gia đình có người bị ĐTĐ, thừa cân béo phì, tuổi trên 35… thì phải sàng lọc ngay lần khám thai đầu tiên. Những người nguy cơ trung bình thì sàng lọc ở tuần 24-28. Những người nguy cơ thấp nên thì không cần sàng lọc.
Bác sĩ chăm sóc bàn chân của bệnh nhân ĐTĐ bị biến chứng.
Video đang HOT
Để sàng lọc ĐTĐ thai kỳ người ta cũng sử dụng nghiệm pháp tăng đường huyết, bằng cách cho uống 75g glucose pha trong 250mL nước, và tiến hành đo đường huyết tại 3 thời điểm là trước uống, sau uống 1h và sau uống 2h. Những trường hợp có ít nhất 1 kết quả đo đường huyết trước uống 5,1ml/l, đường huyết sau uống 1h 10,0 và sau 2h 8,5mmol/l được chẩn đoán là ĐTĐ thai kỳ.
TS Nguyễn Quang Bảy cho biết, tại Khoa Nội tiết – ĐTĐ, BV Bạch Mai luôn có khoảng 10% bệnh nhân nội trú mắc ĐTĐ thai kỳ (10 BN) và mỗi ngày phòng khám của khoa có 15 – 20 BN ĐTĐ thai kỳ đến khám. Nguy cơ của ĐTĐ thai kỳ đối với mẹ và con là cực lớn nếu không được kiểm soát tốt đường huyết. Với những tuần đầu có thể gây sảy thai, thai chết lưu, có nhiều trường hợp hỏng thai liên tiếp nhiều lần sau đó mới được phát hiện bị ĐTĐ. Một số trường hợp rất đáng tiếc thai đã 37 – 38 tuần chết lưu, và mẹ bị hôn mê do chỉ số đường huyết quá cao mà không được tầm soát dù người mẹ có nhiều yếu tố nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, ĐTĐ thai kỳ cũng có thể gây ra một số biến chứng như dị tật cho thai đặc biệt là dị tật về tim mạch, thần kinh, thai to… Đối với mẹ sẽ là các nguy cơ đa ối, ĐTĐ về sau.
Chuyên gia cũng lưu ý, trẻ hóa ĐTĐ cũng là vấn đề đáng lo ngại do thời gian gần đây tỷ lệ trẻ béo phì gia tăng. Có cháu 14, 15 tuổi đã mắc ĐTĐ và thường là những đứa trẻ béo phì, gáy và nách thường có gai đen (có đám da sần và chuyển màu). Việc điều trị nhóm này khó khăn hơn vì các thuốc uống hạ đường huyết thường ít được nghiên cứu ở trẻ em, và trẻ thường tuân thủ điều trị kém, duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt không thể giống như người lớn.Có bệnh nhân 16 tuổi, bị ĐTĐ, cao 1m83, nặng 88 kg, vào viện vì đường máu quá cao. Sau khi điều trị, cân nặng vẫn tăng do chế độ ăn không đảm bảo, đi học thường xuyên ăn thêm.
Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy ĐTĐ ở người trẻ thì biến chứng sẽ tiến triển nặng hơn, thời gian dẫn đến biến chứng sớm hơn và tỷ lệ có biến chứng nhiều hơn so với ĐTĐ ở người lớn tuổi. “Do đó, để phòng tránh ĐTĐ cho con trẻ, bố mẹ cần kiểm soát chế độ ăn và cân nặng cho trẻ. Liên đoàn ĐTĐ thế giới cho biết 50% bệnh nhân ĐTĐ, và 90% bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là có thể phòng ngừa được bằng thay đổi lối sống, tăng cường vận động, kiểm soát cân nặng và chế độ ăn”- TS Nguyễn Quang Bảy khuyến cáo.
Theo kinhtedothi
Những thuốc cần thận trọng ở người đái tháo đường
Ngoài chế độ ăn uống phải kiêng khem các chất làm tăng lượng đường trong cơ thể thì việc dùng thuốc để điều trị các bệnh khác ở bệnh nhân đái tháo đường cũng cần phải lưu ý...
Ngoài chế độ ăn uống phải kiêng khem các chất làm tăng lượng đường trong cơ thể thì việc dùng thuốc để điều trị các bệnh khác ở bệnh nhân đái tháo đường cũng cần phải lưu ý, tránh những tương tác thuốc dẫn đến làm giảm tác dụng của thuốc điều trị chính hoặc tăng độc tính của thuốc, hoặc gây ra những biến cố nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Thuốc chống viêm corticoid
Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Khi mới ra đời, thuốc được coi như là một "thần dược" điều trị "bách bệnh". Ngày nay, nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong các bệnh: chống viêm ở giai đoạn sớm, giai đoạn muộn bất kể nguyên nhân gì như cơ học, hóa học, nhiễm khuẩn...; bệnh dị ứng, bệnh ngoài da, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; bệnh khớp, bệnh miễn dịch. Tuy được ứng dụng để điều trị rộng rãi, nhưng corticoid lại có rất nhiều tác dụng có hại cho bệnh nhân, trong đó có tính chất gây tăng đường huyết gián tiếp, làm giảm dung nạp glucid, có nguy cơ nhiễm ceton với các biểu hiện như nôn ói, đau bụng... nặng hơn thì bị co giật, xuất hiện triệu chứng thần kinh, làm giảm tác dụng của các thuốc chống đái tháo đường... Do vậy, đối với bệnh nhân đái tháo đường, phải thật hạn chế chỉ định sử dụng nhóm thuốc này. Nếu buộc phải dùng thì cần có sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa, điều chỉnh liều dùng của các loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường cho phù hợp.
Các thuốc kháng viêm, giảm đau NSAIDs
Các loại thuốc điều trị đau nhức thông dụng như ibuprofen, diclofenac, naproxen... làm giảm đau do ức chế tổng hợp prostaglandin, chất tham gia cơ chế điều hòa đường huyết, do đó làm tăng nguy cơ hạ đường trong máu. Ngoài ra, các NSAIDs liên kết mạnh với các protein huyết tương nên có nguy cơ đẩy các thuốc điều trị đái tháo đường nhóm sulfamid như: glicazide, glibenclamide, chlopropamide ra khỏi liên kết với protein huyết tương dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết.
Tư vấn dùng thuốc cho người bệnh. Ảnh: TM
Thuốc trị gout allopurinol và các dẫn chất
Allopurinol là một thuốc được sử dụng trong phác đồ điều trị gout cấp và mạn tính. Thuốc có tác dụng làm giảm việc sản xuất axit uric trong cơ thể. Axit uric tích tụ có thể dẫn đến bệnh gout hoặc sỏi thận, do vậy, ngoài dùng điều trị gout, thuốc còn được dùng trong điều trị bệnh sỏi thận. Thuốc cũng được sử dụng để làm giảm nồng độ axit uric trong những bệnh nhân đang điều trị ung thư...
Tuy nhiên, allopurinol có thể ức chế cloropamide tiết qua ống thận dẫn đến nguy cơ hạ đường máu nghiêm trọng. Do vậy, đối với bệnh nhân đái tháo đường không nên sử dụng thuốc này.
Thuốc trị lao rifampicin
Rifampicin là dẫn chất kháng sinh bán tổng hợp của rifampicin B, có hoạt tính với các vi khuẩn thuộc chủng Mycobacterium, đặc biệt là vi khuẩn lao, phong... Rifampicin là một kháng sinh phổ rộng được chỉ định trong điều trị tất cả các thể lao bao gồm cả lao màng não và điều trị bệnh phong, phòng viêm màng não do Haemophilus influenzae và Neisseria meningitidis cho những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh chắc chắn hoặc nghi mắc các vi khuẩn đó. iều trị nhiễm khuẩn nặng do các chủng Staphylococcus kể cả các chủng đã kháng methicilin và đa kháng (phối hợp với các thuốc chống tụ cầu).
Một trong tác dụng phụ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường, đó là làm giảm nồng độ của tolbutamid trong huyết tương do cảm ứng enzym trên cytochrom P450, đây là kiểu tương tác dược động về chuyển hóa thuốc.
Thuốc lợi tiểu
Các thuốc lợi tiểu thiazid làm giảm tính nhạy cảm của mô với insulin, làm giảm tiết insulin gây tăng glucose máu. Các loại thuốc lợi tiểu giữ kali như furosemid... làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic với biểu hiện buồn nôn, co cứng cơ, thở sâu và nhanh, cảm giác mệt nhọc, đau bụng.
Thuốc kháng nấm họ imidazol
Khi bệnh nhân đái tháo đường điều trị các bệnh nấm da, nấm tóc, nấm âm đạo... thì lưu ý các thuốc họ imidazole như: miconazol, ketoconazol, itraconazol... do các thuốc này ức chế cytochrom P450 làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể gây ra biến chứng.
Thuốc chẹn beta
Các thuốc chẹn beta, kể cả thuốc nhỏ mắt (như timodol, betoptic), dùng trong điều trị glaucoma, có thể che lấp các triệu chứng hạ glucose máu, điều này có thể dẫn đến hôn mê do hạ gluco máu, biểu hiện trên lâm sàng:nhịp tim nhanh, toát mồ hôi, run, hồi hộp, lo âu.
Thuốc cường thần kinh giao cảm beta
Lưu ý các loại thuốc điều trị cảm cúm thông thường có chứa hoạt chất ephedrin, là chất cường giao cảm làm giảm tác dụng của thuốc điều trị đái tháo đường do tính chất gây tăng glucose máu.
Thuốc trị loét dạ dày cimetidin
ược chỉ định điều trị ngắn hạn trong các bệnh loét tá tràng tiến triển lành tính; điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ loét đã lành; điều trị chứng trào ngược dạ dày - thực quản gây loét. Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết dịch vị như hội chứng Zollinger - Ellison, bệnh đa u tuyến nội tiết hoặc điều trị chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, dự phòng chảy máu đường tiêu hóa trên ở người có bệnh nặng.
Tuy nhiên, cimetidin làm giảm độ thanh lọc của thuốc metformin (thuốc dùng trong điều trị bệnh đái tháo đường) ở thận do ức chế bài tiết qua thận, làm nồng độ huyết thanh của metformin có thể tăng, làm tăng tác dụng dược lý của metformin và có thể gây hạ đường huyết.
Hormon tuyến giáp
Levothyroxin được chỉ định điều trị thay thế hoặc bổ sung cho các hội chứng suy giáp, nhưng thuốc có thể làm cho thuốc điều trị đái tháo đường bị mất cân bằng do làm tăng nhu cầu về insulin.
DS. BÙI NGỌC LAN HƯƠNG
Theo SK&ĐS
Kết hợp điều trị bệnh đái tháo đường Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mãn tính gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, trong đó xu hướng kết hợp giữa đông y và tây y nhằm làm tăng hiệu quả, giảm chi phí điều trị. Phát hiện sớm bệnh ĐTĐ...