Cứ 2 tuần có 1 trường ĐH, CĐ thành lập
Thông tin trên được GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết tại cuộc hội thảo khoa học: “Góp ý hoàn thiện pháp luật về giáo dục đại học” được tổ chức vào ngày 5/4, tại Trường đại học Đà Lạt.
Theo GS. Thuyết, báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XII thì từ năm 1998 đến 2009, cả nước đã có 312 trường đại học, cao đẳng được thành lập, như vậy cứ 2 tuần lại có 1 trường đại học, cao đẳng thành lập.
GS. TS Nguyễn Minh Thuyết
Kết quả là tính đến tháng 9/2009, cả nước có 440 trường đại học, cao đẳng, trong đó có 77 trường ngoài công lập. Chỉ tiêu cả nước đến năm 2020 sẽ có 573 trường đại học, cao đẳng.
Tổng quy mô đào tạo đại hoc, cao đẳng năm học 2008 – 2009 là 1.719.499 sinh viên, tăng gần 13 lần so với năm 1987. Tỷ lệ sinh viên/dân số năm 1997 là 80 sinh viên/ 1 vạn dân thì đến năm 2009 là 195 sinh viên/1 vạn dân, và năm 2010 có thể đạt 200 sinh viên/1 vạn dân. Ước tính đến năm 2020 trung bình cả nước sẽ đạt 400 sinh viên/ 1 vạn dân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đi ngược lại “bùng nổ” các trường đại học, cao đẳng trong thời gian qua là sự báo động về chất lượng đào tạo. Hầu hết các trường hiện chỉ chạy đua đầu vào, tuyển thật nhiều mà chưa chú trọng tới chất lượng đầu ra. Khi tuyển dụng lao động, phần lớn các đơn vị lại phải “cầm tay chỉ việc” dạy lại từ đầu.
“Các trường cứ lo tuyển người đào tạo mà không biết sinh viên trường mình tốt nghiệp làm việc như thế nào?” – GS. Thuyết nói.
Dự thảo Luật giáo dục đại học đã dành hẳn 1 chương với 5 điều để quy định về đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, nhưng theo GS. Thuyết hầu hết các quy định này đều chung chung, không cụ thể, đó còn chưa kể rất nhiều nội dung thiết yếu để tiến hành hoạt động kiểm định chất lượng lại chưa được quy định.
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cũng thẳn thắng cho biết, dự thảo Luật giáo dục hiện nay đang còn rất nhiều vấn đề cần được bổ sung, điều chỉnh.
Theo Bee
Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng
"Kiểm định chất lượng đào tạo là hoạt động nhằm mục đích bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, do vậy phải trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học".
Đó là ý kiến trong báo cáo thẩm tra sơ bộ của của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng về Dự án Luật giáo dục đại học (GDĐH) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến chỉ đạo.
Dự thảo Luật GDĐH đã dành hẳn chương VII quy định về bảo đảm chất lượng đào tạo, trong đó có quy định về kiểm định chất lượng GDĐH. Tuy nhiên, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và Nhi đồng cho rằng: "Các quy định liên quan đến vấn đề này trong Dự thảo Luật mới chỉ dừng lại ở mức độ đề ra các nguyên tắc cơ bản và khái quát, chưa đủ cụ thể và cũng chưa đề cập rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ sở GDĐH trong công tác kiểm định chất lượng đào tạo".
Thường trực Ủy ban đề nghị quy định hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục là bắt buộc đối với cơ sở GDĐH và áp dụng các hình thức kiểm định chất lượng bắt buộc, kiểm định chất lượng tự nguyện theo hướng hoạt động kiểm định chất lượng đào tạo phục vụ nhu cầu quản lý nhà nước thì do cơ quan quản lý nhà nước về GDĐH chỉ định. Còn việc kiểm định nhằm đáp ứng nhu cầu bảo đảm và nâng cao chất lượng thì cơ sở GDĐH tự lựa chọn về thời điểm và tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo.
Cần quy định rõ trong Luật về quy trình và chu kỳ kiểm định, quy trình công khai hóa kết quả kiểm định chất lượng; chính sách ưu tiên, khuyến khích các cơ sở GDĐH tham gia kiểm định chất lượng đào tạo nhằm phấn đấu bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhà trường, xã hội và người học; quy định việc sử dụng kết quả kiểm định làm căn cứ để phân loại chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH, trên cơ sở đó có chính sách đầu tư, giao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu KH - CN và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở GDĐH cũng như chế tài đối với cơ sở GDĐH không đạt yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo. Cần có các quy định về điều kiện thành lập các cơ sở kiểm định chất lượng độc lập; việc công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục giữa các tổ chức kiểm định chất lượng đào tạo; giải quyết tranh chấp về kết quả kiểm định, chất lượng đào tạo; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm định viên....
Đồng thời, Thường trực Ủy ban đề nghị ban hành một bộ chuẩn quốc gia về chất lượng GDĐH và yêu cầu về chất lượng tối thiểu đối với các chương trình đào tạo đại học. Theo đó, Luật cần quy định chỉ cho phép thực hiện những chương trình bảo đảm yêu cầu về chất lượng tối thiểu và khuyến khích các cơ sở GDĐH nâng cao chất lượng đào tạo, hướng đến chuẩn quốc gia và chuẩn quốc tế.
Cần bắt buộc các cơ sở giáo dục ĐH kiểm định chất lượng để người học lựa chọn.
Tại buổi thảo luận về Dự thảo Luật GDĐH của Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận tán thành vấn đề kiểm định chất lượng là bắt buộc và chính đáng nhưng người đứng đầu ngành giáo dục đề nghị Thường vụ Quốc hội cân nhắc lại.
Bộ trưởng Luận giải thích: "Chúng tôi khảo sát 150 nước, có khoảng 200 tổ chức kiểm định thấy rằng nước nào cũng quan tâm tới kiểm định chất lượng và đều có tổ chức kiểm định nhà nước nhưng mà tuyệt đại bộ phận tất cả các nước đó trừ Hungary có tổ chức kiểm định bắt buộc còn 149 nước có tổ chức kiểm định nhưng là hoạt động khuyến khích để các trường tham gia".
Tán thành với ý kiến của Ủy ban VH GD TNTN&NĐ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: "Cần có kiểm định chất lượng giáo dục bắt buộc. Nhà nước cần phải đưa ra quy định bắt buộc về kiểm định và công bố chuẩn toàn quốc, phân loại trường theo các cấp độ khác nhau. Trên cơ sở phân loại đó cần có tổ chức kiểm định độc lập, nhà nước kiểm tra, giám sát và công bố hoặc các trường tự kiểm định, tự công bố trên bộ chuẩn của Nhà nước thì người học mới tin và lựa chọn vào học như vậy mới xã hội hóa được".
Theo DT
Tiến tới giao quyền tự chủ cho các trường trong việc thi tuyển "Tôi cho rằng, chúng ta phải tiến nhanh tới việc giao quyền tự chủ cho các nh trường trong việc thi tuyển để các trường tuyển được học sinh có năng lực nhất, đáp ứng với yêu cầu cụ thể của từng ngnh học...". GS.VS ng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên & Nhi đồng của...