Cứ 10 người thì 9 người phơi quần áo sai cách: Bảo sao rước đủ loại bệnh vào người
Ai chưa nhớ 2 quy tắc này khi phơi quần áo thì phải lưu lại ngay.
Phơi quần áo là một công việc gia đình quen thuộc nhưng thực tế nhiều người vẫn thao tác sai cách. Không ít người nghĩ rằng, sau khi giặt xong, chỉ cần treo gọn gàng quần áo lên giá phơi là được.
Thực tế, phơi quần áo sai cách hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của vải. Và một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là môi trường và nhiệt độ phơi đồ. Cần nhớ rằng, không phải trang phục nào cũng phù hợp để phơi dưới nắng, ngược lại, không phải trang phục nào cũng thích hợp với môi trường râm mát.
“Quy tắc” 1: Ba loại quần áo nên phơi dưới ánh nắng mặt trời
Phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời sẽ giúp quần áo khô nhanh và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và vệ sinh, nhưng môi trường này chỉ thực sự lý tưởng với một số loại trang phục sau:
1. Đồ tr.ẻ e.m
Quần áo là những món đồ tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ, vậy nên rất cần được phơi dưới nắng. Tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp diệt vi khuẩn và làm sạch các tạp chất, bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ. Điều này đặc biệt quan trọng vì nếu không được xử lý kỹ, vi khuẩn có thể gây ra các bệnh về da.
2. Quần áo làm từ chất liệu cotton và lanh
Những loại vải như cotton hay lanh rất phổ biến vì tính thoáng mát, dễ chịu và ít bị biến dạng hay phai màu khi phơi dưới nắng. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng về việc chất liệu này sẽ bị ảnh hưởng khi tiếp xúc với ánh nắng. Thực tế, việc phơi chúng ngoài trời còn giúp làm sạch tự nhiên, mang lại cảm giác tươi mới và giữ độ bền cho vải.
3. Đồ lót
Là những món đồ tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và dễ dàng tiếp nhận vi khuẩn từ môi trường. Phơi đồ lót dưới ánh nắng mặt trời sẽ là cách lý tưởng để giúp diệt vi khuẩn, giữ cho trang phục luôn sạch sẽ và an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi phơi đồ lót, cần tránh lộn trái trang phục để không tạo điều kiện cho vi khuẩn và các tạp chất bám vào.
“Quy tắc” 2: Hai loại quần áo nên phơi trong bóng râm
Để bảo vệ các loại vải mỏng manh và duy trì độ bền đẹp lâu dài, việc phơi quần áo trong bóng râm là rất quan trọng.
1. Quần áo lụa
Lụa là chất liệu yêu thích của nhiều người vì sự sang trọng và thanh thoát mà nó mang lại. Những bộ quần áo lụa không chỉ có vẻ đẹp quyến rũ mà còn mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
Tuy nhiên, lụa là chất liệu rất mỏng manh, dễ bị hư hỏng nếu không được chăm sóc đúng cách. Khi giặt đồ lụa, bạn nên giặt bằng tay thay vì sử dụng máy giặt, và quan trọng nhất là không nên phơi trang phục dưới ánh nắng trực tiếp. Bởi vì ánh nắng có thể làm cho vải lụa bị phai màu, thậm chí khiến sợi vải bị đứt, gây tổn hại đến chất lượng quần áo. Tốt hơn hết là nên phơi đồ lụa ở nơi mát mẻ, thoáng khí để bảo vệ độ bền và màu sắc của vải.
2. Quần áo voan
Video đang HOT
Quần áo voan với chất liệu nhẹ nhàng và thoáng mát, là lựa chọn lý tưởng trong mùa hè, giúp người mặc cảm thấy dễ chịu trong những ngày thời tiết oi ả. Khi giặt quần áo voan, bạn cần tránh việc vò mạnh và nên hạn chế phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời.
Tương tự như đồ lụa, ánh nắng trực tiếp cũng có thể làm hỏng cấu trúc của vải voan, khiến voan trở nên cứng và mất đi sự mềm mại, nhẹ nhàng ban đầu. Để giữ cho quần áo voan luôn bền đẹp, hãy phơi chúng ở môi trường bóng râm hoặc những nơi thoáng mát.
1 người phơi quần áo, cả nhà mắc bệnh: Hóa ra đây là cách làm rất sai
Còn nhiều người chưa nhận ra điều này và vẫn giữ thói quen phơi đồ sai cách.
Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần giặt xong rồi treo quần áo lên phơi là xong. Nhưng ít ai biết, phơi quần áo không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, lâu dài sẽ dễ sinh bệnh.
1. Phơi quần áo sai cách
Nhiều người cho rằng phơi quần áo trong bóng râm là cách tốt nhất để bảo vệ chất liệu vải.
Tuy nhiên, muốn phơi trong bóng râm thì cũng cần đúng cách: phải phơi ở nơi thông thoáng, có gió lưu thông. Nếu không, quần áo sẽ lâu khô, ẩm ướt quá lâu dễ sinh ra vi khuẩn, nấm mốc, đồng thời khiến vải có mùi hôi khó chịu.
Quần áo có mùi hôi thì bạn mặc lên người sẽ cảm thấy khó chịu đầu tiên chứ chưa nói đến người xung quanh. Hơn nữa, quần áo bị mốc còn làm mất thẩm mỹ, đồng thời dễ hỏng chất liệu vải, phải bỏ đi.
Việc mặc quần áo chứa vi khuẩn, nấm mốc còn có thể gây ra ngứa ngáy, dị ứng trên da. Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn và nấm mốc từ quần áo khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp cho người mặc.
2. Phơi quần áo đúng cách
Phơi quần áo dưới ánh nắng là tốt nhất, vừa dùng nhiệt độ tự nhiên, thân thiện với môi trường làm khô quần áo, vừa giúp diệt vi khuẩn, nấm mốc, giữ cho quần áo sạch sẽ và thơm tho hơn.
Tuy nhiên, một số loại quần áo như đồ thể thao, đồ lụa hoặc đồ có màu sắc dễ phai... lại không thích hợp để phơi trực tiếp dưới ánh nắng. Với những loại này, bạn nên phơi ở nơi thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ chất liệu và độ bền của vải.
Các loại quần áo như đồ của trẻ nhỏ, đồ lót và quần áo làm từ chất liệu cotton, vải lanh phù hợp để phơi trực tiếp dưới ánh nắng nhất. Bởi vì:
- Quần áo tr.ẻ e.m: Da trẻ rất nhạy cảm nên quần áo của trẻ cần được diệt khuẩn và khử trùng kỹ càng. Phơi dưới ánh nắng sẽ giúp diệt vi khuẩn hiệu quả, mang lại sự an toàn và lành mạnh cho bé khi mặc.
- Đồ lót: Vì đây là trang phục mặc sát cơ thể nên việc khử trùng rất quan trọng. Khi phơi dưới nắng, cần lưu ý không lộn mặt trong ra ngoài để tránh bụi bẩn và vi khuẩn có hại bám vào.
- Quần áo cotton và vải lanh: Các loại vải này ít bị biến dạng và phai màu nên dù phơi dưới nắng cũng không ảnh hưởng đến chất lượng vải, giữ được độ bền và tính thẩm mỹ lâu dài.
Ngược lại, các loại quần áo như đồ lụa, vải chiffon, đồ cotton và đồ len không phù hợp để phơi trực tiếp dưới ánh nắng:
- Đồ lụa: Lụa dễ bị đứt sợi và phai màu khi phơi ngoài nắng, làm mất đi độ bền và vẻ đẹp vốn có của vải.
- Vải chiffon: Loại vải này mềm mại, nhẹ nhàng, dễ bị hư hỏng nếu phơi dưới nắng vì nắng gắt có thể khiến vải bị giòn và nhanh rách.
- Đồ cotton: Dù cotton là chất liệu bền nhưng nếu phơi lâu dưới ánh nắng, đồ cotton có thể phai màu, chuyển vàng hoặc đỏ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trang phục.
- Đồ len: Len dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với ánh nắng, làm hư hỏng lớp màng dầu tự nhiên trên bề mặt sợi len, từ đó giảm độ bền của sản phẩm.
Vì vậy, với những loại trang phục này, nên phơi ở nơi thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ độ bền và giữ màu sắc tươi mới.
3. Làm gì khi quần áo phơi trong bóng râm bị ám mùi?
Nếu quần áo phơi ở nơi không thông thoáng hoặc vào những ngày mưa ẩm thì rất dễ sinh mùi khó chịu. Ngoài việc giặt lại, bạn còn có thể áp dụng một số cách khác, tuy nhiên để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi là điều "không hề dễ."
Dưới đây là một số cách giúp giảm mùi hôi cho quần áo:
- Dùng nước xả vải: Giặt lại quần áo với nước xả vải có thể giúp khử mùi và mang lại hương thơm dễ chịu.
- Phơi lại dưới ánh nắng nhẹ: Nếu trời nắng trở lại, bạn có thể phơi quần áo dưới nắng nhẹ để diệt khuẩn, giúp quần áo thơm tho hơn.
- Dùng giấm hoặc baking soda: Khi giặt lại, bạn có thể thêm một ít giấm hoặc baking soda vào nước giặt để khử mùi.
- Dùng máy sấy: Nếu có máy sấy, sử dụng chế độ sấy nóng nhẹ để loại bỏ hơi ẩm còn lại và mùi khó chịu.
Những biện pháp này có thể giúp cải thiện mùi hôi nhưng để quần áo không bị ám mùi, việc phơi ở nơi thoáng gió là tốt nhất.
Các loại chất khử mùi, chất hút ẩm trên thị trường chỉ giúp giảm mùi tạm thời mà không thể loại bỏ hoàn toàn mùi hôi và vi khuẩn. Ngay cả khi phơi lại dưới ánh nắng, mùi vẫn có thể không hết hoàn toàn. Cách hiệu quả nhất vẫn là giặt lại quần áo.
Để tránh tình trạng quần áo bị ám mùi khi phơi trong bóng râm, cần chọn loại chất giặt tẩy phù hợp và giặt thật kỹ để đảm bảo quần áo được làm sạch hoàn toàn.
Khi phơi, hãy treo quần áo ở nơi thông thoáng và để khoảng cách giữa các món đồ đủ rộng để không khí lưu thông dễ dàng, giúp tăng hiệu quả khi phơi trong bóng râm.
4. Phương pháp thay thế phơi quần áo
Nếu bạn sống ở chung cư cao tầng hoặc nhà trọ nhỏ thì khá khó để tìm một nơi có ánh sáng đầy đủ để phơi quần áo. Nhiều căn hộ chỉ có ban công bé xíu, ánh sáng trong ngày "thoắt ẩn thoát hiện" nên không thể tận dụng được nắng để phơi. Vào những ngày mưa hay đặc biệt là mùa nồm thì càng khó.
Thay vào đó, bạn có thể tham khảo một số phương pháp thay thế phơi quần áo truyền thống dưới đây:
Dùng máy sấy quần áo
Sau khi giặt, bạn có thể sử dụng máy sấy để làm khô quần áo. Máy sấy hoạt động bằng cách thổi khí nóng, giúp quần áo khô nhanh hơn.
Ngoài việc làm khô, nhiệt độ cao còn giúp diệt khuẩn và khử trùng quần áo được làm sạch sẽ 1 cách an toàn, không hại da khi mặc lên người.
Dùng máy hong khô quần áo
Máy hong khô có chức năng tương tự như máy sấy nhưng giá cả thường phải chăng hơn, phù hợp với người muốn tiết kiệm chi phí. Máy hong khô cũng sử dụng gió nóng để làm bay hơi nước trong quần áo, giúp khô nhanh và hạn chế mùi ẩm.
Cả hai thiết bị này đều là giải pháp thay thế hiệu quả cho việc phơi quần áo, đặc biệt trong điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Thêm chất khử trùng, diệt khuẩn
Phơi dưới nắng không chỉ để làm khô nhanh mà còn nhằm mục đích khử trùng, diệt khuẩn. Khi giặt quần áo, bạn cũng có thể cho thêm các loại chất khử trùng hoặc diệt khuẩn để diệt vi khuẩn, virus trên bề mặt vải. Nhờ vậy, ngay cả khi không phơi dưới ánh nắng, quần áo vẫn giữ được sự sạch sẽ và vệ sinh.
Sử dụng quạt điện hoặc máy sấy tóc
Quạt điện có thể giúp đẩy nhanh tốc độ khô của quần áo bằng cách tăng cường luồng không khí để quá trình bốc hơi nước diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của quạt lại không bằng máy sấy chuyên dụng. Máy sấy tóc cũng có thể tạo ra luồng khí nóng để làm khô, nhưng chỉ phù hợp khi cần hong khô một lượng nhỏ quần áo do giới hạn về công suất.
Chọn cách phơi quần áo đúng sẽ giúp bảo vệ chất liệu vải, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Nếu không tiện phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời, bạn dùng máy sấy quần áo cũng là lựa chọn tốt. Có thể tham khảo các loại máy sấy quần áo "okela" đưới đây:
Tủ vải sấy quần áo thông minh
Tủ sấy quần áo gấp gọn
Máy sấy quần áo thông hơi Coex
Máy sấy thông hơi Galanz
Hãy ngừng lãng phí tiề.n và.o 5 món đồ lưu trữ này Đừng mua một cách mù quáng nữa khi nói đến việc lưu trữ tại nhà! Đôi khi, bạn có thể đạt được hiệu quả lưu trữ và sắp xếp tốt hơn bằng cách không mua bừa bãi những món đồ không cần thiết! 1. Hộp đựng các loại Chỉ cần có quá nhiều đồ đạc, bạn sẽ cố gắng tìm một chỗ trong...