CTGDPT 2018 làm thay đổi diện mạo giáo dục vùng cao Bắc Hà
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình GDPT) đã được triển khai trên toàn quốc. Và chỉ sau một học kỳ, có thể nhận thấy những tín hiệu tích cực từ giáo dục vùng cao Bắc Hà ( Lào Cai).
GV chủ động và triển khai hiệu quả CTGDPT mới.
Đ ồng bộ , sáng tạo nhiều giải pháp
Năm học 2020-2021, huyện Bắc Hà có tổng số 18 trường tiểu học và 7 trường PTDT Bán trú TH &THCS với 363 lớp, 8152 HS, trong đó lớp 1 có 99 lớp với 1.747 HS.
Với đặc thù của một huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, địa bàn rộng… để chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai thực hiện CTGDPT mới đối với lớp 1, ngành GD&ĐT đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, sáng tạo để vừa bảo đảm theo yêu cầu chung, vừa phù hợp với thực tiễn địa phương.
Ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà cho biết: Chúng tôi đã sớm chủ động tham mưu UBND huyện ban hành các văn bản tuyên truyền, kế hoạch chuẩn bị các điều kiện, kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình, đồng thời rà soát quy mô mạng lưới trường lớp.
Hiện Bắc Hà đã đưa 215 HS lớp 1,2 tại điểm trường khó khăn về học tại trường chính để các em có điều kiện học tập tốt hơn. Đến thời điểm kết thúc học kỳ 1 năm học 2020 – 2021, Bắc Hà đã giảm được 18 lớp tại 12 điểm trường lẻ.
Các trường học tại huyện Bắc Hà đều được đầu tư, sửa chữa để đáp ứng yêu cầu CTGDPT mới.
Mặt khác, nguồn lực đầu tư đã tăng lên đáng kể, cùng với sự phối hợp lồng ghép đồng bộ các chương trình, chính sách khác nhau, đến nay hệ thống trường lớp tại Bắc Hà được củng cố, mở rộng, xóa bỏ phòng học tạm; nâng tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 85%. Trang thiết bị dạy học cũng đã được Sở GD&ĐT quan tâm bổ sung cho các trường học, tạo điều kiện quan trọng cho việc triển khai CTGDPT mới có hiệu quả tại địa phương.
Mặt khác, xác định lực lượng GV có yếu tố quyết định sự thành công chương trình mới ngành GD&ĐT Bắc Hà đã tập huấn xong sử dụng SGK các môn học cho 100% CBQL, GV trên địa bàn huyện. Tham mưu cho UBND huyện bố trí, sắp xếp GV bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng để triển khai chương trình.
Thực tế triển khai CTGDPT mới đối với lớp 1 thời gian qua tại Bắc Hà cho thấy: Đội ngũ GV khối lớp 1 đã tích cực sinh hoạt chuyên môn để xây dựng kế hoạch môn học, điều chỉnh nội dung, chương trình phù hợp với điều kiện thực tế của lớp nhằm triển khai các tiết học đạt hiệu quả.
Video đang HOT
HS tiếp cận nhanh với CTGDPT 2018.
Các thầy cô đã xác định CTGDPT mới chú trọng năng lực, phát huy quyền làm chủ, sáng tạo của HS vì vậy chịu khó học hỏi và nghiên cứu tài liệu, CT và SGK, tham khảo các tiết dạy minh họa, nắm kỹ những yêu cầu cần đạt của chương trình, các thầy cô được giao quyền tự chủ về chương trình.
Đặc biệt, GV đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng CNTT vào giảng dạy. Đã khai thác tối đa hiệu quả của SGK và kho học liệu điện tử. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi của GV ở tất cả các khối lớp của trường góp phần vào việc triển khai có hiệu quả CTGDPT mới ở Bắc Hà.
Ngoài ra, Phòng GD&ĐT đã thành lập tổ cốt cán cấp huyện đến từng lớp, từng điểm trường tham gia tư vấn, hỗ trợ về phương pháp, kỹ thuật dạy học cho 100% GV dạy lớp 1 trên địa bàn huyện. Qua đó, giúp GV tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về phương pháp, kĩ thuật dạy học, nắm bắt phương pháp giáo dục phù hợp để thực hiện dạy học hiệu quả…
Đến nay, tại Bắc Hà, tất cả các trường đều bảo đảm tỷ lệ 1 lớp/1 phòng học, trong đó các trường ưu tiên bố trí phòng học kiên cố cho lớp 1. Bên cạnh đó, 100% các trường được trang cấp đầy đủ thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu theo Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT. 85% số trường đã được lắp đặt camera, nhiều trường bổ sung đường truyền Internet và tivi màn hình lớn có kết nối mạng Internet để phục vụ hoạt động dạy và học theo chương trình mới.
Dạy học gắn liền thực tiễn giúp HS phát huy được phẩm chất, năng lực
Xét thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, nhất là khai thác kho học liệu điện tử đối với lớp 1, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường tập huấn công nghệ thông tin cho tất cả giáo viên, ưu tiên lắp đặt máy chiếu, ti vi kết nối mạng Intenet cho lớp 1.
“Trái ngọt” từ CTGDPT mới
Đến thời điểm hiện tại việc triển khai thực hiện CTGDPT các lớp 1 trên địa bàn huyện Bắc Hà đã đạt kết quả khả quan, tạo tiền đề tiếp tục triển khai đối với lớp 2 vào năm học tiếp theo.
Cô Nguyễn Hải Yến – GV dạy lớp 1 Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố chia sẻ: CTGDPT mới đã giúp HS lớp 1 tự tin tham gia mọi hoạt động, tương tác tốt với GV trong giờ học với tâm lý thoải mái, sôi nổi. Từ đó, HS dễ dàng ghi nhớ những âm vần, biết cách ghép chúng lại với nhau khi kết thúc tiết dạy.
Sau 1 học kỳ triển khai CTGDPT mới ngành GD&ĐT Bắc Hà đã ghi nhận những chuyển biến mạnh mẽ.
Triển khai CTGDPT mới hiệu quả cũng được huyện Bắc Hà biến thành cơ hội để thay đổi diện mạo những ngôi trường. Nhiều trường học tích cực đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng khung cảnh trường lớp khang trang, sạch đẹp thu hút HS tới trường để các em thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…
Tuy nhiên, ông Bùi Văn Tiến – Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Hà cũng nhận định còn một số khó khăn nhất định cần tiếp tục “tháo gỡ”.
Hiện toàn huyện Bắc Hà còn 93/1747 HS lớp 1 đọc viết, tính toán còn chậm, chiếm 5,3%. Một số GV chưa tích cực đổi mới phương pháp; chưa quan tâm đến rèn nền nếp, kỹ năng cho HS nhất là kỹ năng viết. Còn GV chưa bám sát các yêu cầu cần đạt của môn học để hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho HS; chưa chú ý đến đánh giá thường xuyên HS theo Thông tư 27 của BGD&ĐT.
Ngành giáo dục Bắc Hà xác định các nhà trường phải tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn nữa CTGDPT mới đối với lớp 1. Trong đó, cần có giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng HS; tiếp tục bồi dưỡng GV dạy học lớp 1…
Có thể thấy, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức đối với địa phương và ngành giáo dục thì những kết quả đạt được trong triển khai thực hiện CTGDPT mới tại Bắc Hà là sự nỗ lực đáng ghi nhận của cả hệ thống chính trị đặc biệt là ngành giáo dục, CBQL, GV, HS các trường…
Có nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1?
Nếu trẻ đi học chữ trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi, trẻ không còn hứng thú với chương trình học.
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới. Trước những khó khăn của phụ huynh lẫn học sinh khi tiếp cận chương trình, nhiều phụ huynh đang có con học lớp lá rất lo lắng.
Vội vã cho con ăn để đến lớp học thêm
Thời gian này dù chưa hết học kỳ 1 nhưng nhiều phụ huynh có con đang học lớp lá đã rủ nhau tìm hiểu các lớp dạy chữ lớp 1 để cho con theo học.
16 giờ chiều đón con trai học lớp lá về nhà, chị HT, sống tại quận Gò Vấp, vội vã cho con tắm rửa, ăn chiều để kịp giờ học thêm buổi tối dù tháng 9 năm sau cậu bé mới vào lớp 1.
Tiết học của các bé lớp lá Trường Mầm non Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Vừa giục con ăn, chị HT cho biết thấy chương trình mới nặng quá nên vợ chồng quyết định phải cho con đi học. Hiện các bạn trong lớp của con đã biết chữ hết rồi trong khi con chưa biết gì. Nếu con không học trước, sợ không theo kịp.
"Sau một thời gian đi học, giờ con đã biết chữ, biết đọc, viết cũng đẹp hơn. Tôi cũng mua bộ sách giáo khoa lớp 1 theo gợi ý của cô để cháu học trước. Hy vọng cháu sẽ tiếp thu tốt để sang năm vào học lớp 1 đỡ vất vả. Hầu như các trẻ học lớp lá ở khu này hiện nay đều đi học thêm tại nhà cô" - chị T. nói.
Trên group "Hội phụ huynh có con vào lớp 1", việc cho con học trước lớp 1 cũng được các phụ huynh đặc biệt quan tâm và bàn luận xôm tụ. Có phụ huynh bày tỏ: "Chị em biết cô giáo nào dạy rèn chữ cho các bé bắt đầu vào lớp 1 ở quận 8, TP.HCM giới thiệu em với".
Có chị lại băn khoăn: "Bé nhà em vừa tròn năm tuổi nhưng con ham chơi, không tập trung. Em đang tính cho con học trước, sợ năm sau vào lớp không theo kịp chương trình". Những dòng chia sẻ đều thu hút rất nhiều bình luận từ các phụ huynh và đa phần đều cho rằng cần phải cho con học trước, như thế con sẽ đỡ áp lực hơn.
Nắm bắt được nhu cầu của các bậc cha mẹ, hiện nay các lớp tiền tiểu học hay dự bị tiểu học nở rộ. Nhiều giáo viên đang dạy lớp 1 cũng mở lớp dạy kèm.
Trên fanpage của một chung cư, một giáo viên đang dạy lớp 1 chia sẻ: "Thời điểm ra tết, các bé năm tuổi sẽ dễ tiếp thu và dễ nhớ kiến thức. Quan trọng nhất là tay các bé đủ độ khéo để bắt đầu làm quen với các nét cơ bản. Do đó, mình sẽ mở lớp tại chung cư chuyên dạy cho các bé chuẩn bị vào lớp 1. Mỗi nhóm dạy tối đa sáu bé. Ngoài việc học chữ, các con sẽ được học toán theo phương pháp mới nhằm phát huy tối đa năng lực của các con". Dòng chia sẻ của cô giáo cũng được nhiều bà mẹ theo dõi và bình luận.
Không nên cho con học trước lớp 1
Cô Hồ Thị Tuyết Hoa, giáo viên Trường Mầm non Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, cho rằng việc cho trẻ lớp lá học thêm trước khi vào lớp 1 là sai lầm. Bởi ở giai đoạn năm tuổi, tâm lý trẻ mau quên và chóng chán. Nếu trẻ đi học chữ trước sẽ có tính ỷ lại, chủ quan, không còn tập trung chú ý khi trẻ đã biết rồi. Do đó, vào lớp 1 trẻ không còn hứng thú với chương trình học.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục mầm non về cơ bản đáp ứng đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cũng như các lĩnh vực khác để trẻ có tiền đề khi bước vào lớp 1. Nếu trẻ học xuyên suốt một năm tại trường, cơ bản sẽ đáp ứng đầy đủ kiến thức và sẽ có những nền tảng cơ bản bước vào lớp 1.
Ở giai đoạn đầu năm, trẻ được dạy cách đọc sách, lật mở sách, cách tô các nét cơ bản, từ đó trẻ sẽ có kỹ năng cầm bút đúng và cách cầm bút chắc, khi trẻ viết sẽ dễ dàng. Bên cạnh đó, trẻ cũng được nhận biết mặt chữ qua trò chơi như tô màu, tìm đường đi, tìm chữ cái giống nhau...
Học trước chỉ tạo sự yên tâm cho phụ huynh
Lớp 1 chính là quá trình của sự khám phá, tìm tòi. Vì thế khi bước vào lớp 1, nếu các em đã biết trước thì không còn gì thú vị. Cho con học trước sẽ khiến phụ huynh yên tâm nhưng đó không phải là giáo dục.
Vào lớp 1 có thể ban đầu các em học chưa được, nói đúng, nói sai nhưng đó là kiến thức trẻ tự tiếp thu.
Phụ huynh muốn cho con học để tránh sự bỡ ngỡ, thế nhưng một đứa bé bỡ ngỡ khi vào lớp 1 là đứa trẻ đang học, còn đứa bé biết rồi sẽ không còn học nữa vì nó không còn mới mẻ.
Ông LÊ NGỌC ĐIỆP , nguyên Trưởng phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD&ĐT TP.HCM
Cô Huỳnh Thị Thanh Huê, giáo viên lớp 1 Trường Tiểu học Phạm Văn Chính, quận 9, cho biết phụ huynh không nên cho trẻ học trước khi vào lớp 1, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Bởi chỉ có giáo viên trên lớp, trên trường mới đủ điều kiện cơ sở vật chất cho trẻ khám phá nhiều hoạt động để qua đó tiếp cận kiến thức. Hơn nữa, chương trình lớp 1 hiện nay theo hướng mở, phát triển theo năng lực và phẩm chất học sinh nên phụ huynh không nên quá lo lắng.
Liên quan đến chương trình lớp 1 hiện được cho là khá nặng nên phụ huynh mới cho con học trước, ông Nguyễn Văn Giàu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hồng Đức, quận 8, lý giải: Chương trình năm 2000 được biên soạn dành cho học một buổi, còn chương trình mới dành cho học hai buổi nên lượng kiến thức nhiều hơn, đồng nghĩa thời gian học của các bé cũng nhiều. Tuy nhiên, các em sẽ làm quen kiến thức vào buổi sáng và được ôn tập vào buổi chiều. Sau một thời gian triển khai, hiện nay học sinh lớp 1 tiếp thu kiến thức khá ổn.
Giáo viên tự tin thoát ly sách giáo khoa khi triển khai CTGDPT 2018 Triển khai Chương trình GDPT 2018, Nghệ An gặp nhiều khó khăn về đội ngũ và cơ sở vật chất chưa đồng bộ ở các vùng miền. Học sinh lớp 1 trong giờ học Tiếng Việt. Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng thực hiện, việc dạy học SGK lớp 1 mới trên địa bàn cơ bản thuận lợi. Kết quả này có được...