Crimea nổi giận vì đánh giá nhân quyền của LHQ
Phó Chủ tịch Quốc hội Crimea chỉ trích Nghị quyết của LHQ về vấn đề nhân quyền ở Crimea, yêu cầu xin lỗi.
Thông tấn TASS của Nga ngày 23/12 dẫn tuyên bố của Phó Chủ tịch Quốc hội Crimea Efim Fix chỉ trích Nghị quyết mới nhất của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về những vi phạm nhân quyền ở bán đảo Crimea. Bản Nghị quyết được soạn thảo bởi Ukraine đã được thông qua với 66 quốc gia ủng hộ, 19 phiếu chống, và đa số phiếu trắng (72 phiếu).
Người dân trên Quảng trường Lenin ở Simferopol, Crimea ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý ủng hộ sáp nhập vào Nga
Ông Efim Fix đề nghị nên thành lập một Ủy ban bao gồm những đại diện quốc gia ủng hộ Nghị quyết này, mời họ tới bất cứ đâu trên bán đảo Crimea để chứng thực về các cáo buộc mà họ đã bỏ phiếu.
“Nên thiết lập một Ủy ban và để họ tới Crimea. Họ có thể ghé thăm bất kỳ khu định cư nào họ muốn để xem xét về những cáo buộc. Thật xấu hổ khi các quốc gia bỏ phiếu cho một Nghị quyết mà họ không biết bản chất của vấn đề.
Nếu không thấy bất kỳ vi phạm nhân quyền nào, họ nên đến Quảng trường Lenin ở Simferopol (quảng trường trung tâm ở Crimea) và xin lỗi trước đám đông người dân Crimea” – ông Efim Fix tuyên bố.
Hôm 22/12, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết của Ukraine các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Crimea, đồng thời cáo buộc chính quyền hiện tại “thiết lập bất hợp pháp luật pháp, quyền tài phán và chính quyền” trên bán đảo.
Nghị quyết nhận được sự ủng hộ của các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản.
Đại diện của phái bộ thường trực Nga trong bài phát biểu tại phiên họp của Đại hội đồng gọi “Nghị quyết đã bị chính trị hóa quá mức, dựa trên những thông tin không chính xác và giả mạo”.
Video đang HOT
“Đây là bản tài liệu chống Nga, giả dối, xảo quyệt” – vị đại diện Nga nhấn mạnh.
Ông nhắc nhớ rằng, cho đến năm 2014, Crimea là một khu vực bị đàn áp trong thành phần của Ukraine và “người ta chỉ bắt đầu quan tâm tới người Tatars khi mà Crimea đã mãi mãi rời xa họ”.
Đại diện của phái bộ thường trực Nga lưu ý rằng, hiện nay cư dân sinh sống trên bán đảo là “những người hạnh phúc”. Ông đồng thời mời mọi người tới thăm vùng đất này, “hỏi han những người Ukraine tới đó nghỉ ngơi xem liệu quyền lợi của họ có bị xâm phạm hay không”.
“Liên bang Nga đảm bảo việc bảo vệ các quyền và tự do trên toàn bộ lãnh thổ của mình, bao gồm cả Crimea” – nhà ngoại giao kết luận.
Ông Konstantin Kosachev – Chủ tịch Ủy ban quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga.
Người đứng đầu Ủy ban quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga, ông Konstantin Kosachev cũng đã chỉ trích Nghị quyết vừa được Liên Hiệp Quốc thông qua.
“Bản nghị quyết không chỉ đơn giản là tài liệu vô dụng, mặc dù nó sẽ không đưa tới những hậu quả về mặt pháp lý, nhưng những hậu quả về mặt chính trị – quân sự thì hoàn toàn có thể: trên thực tế, Kiev được tự do thực hiện bất kỳ bước đi nào, thậm chí là điên rồ nhất. Nếu xét tới việc sắp hết hạn tình trạng thiết quân luật và cuộc bầu cử sắp diễn ra thì không có lý do gì để không tin rằng chính quyền Ukraine đã sẵn sàng cho các bước như vậy” – ông Kosachev viết trên Facebook.
Ông Kosachev đã lưu ý rằng, 66 đại biểu đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết về Crimea tại Liên Hợp Quốc sẽ phải “chia sẻ trách nhiệm đối với các bước tiếp theo mà Kiev có thể thực thi, điều hoàn toàn có thể dẫn đến một thảm kịch”.
Cộng hòa Crimea và Sevastopol, nơi có đông đúc người gốc Nga sinh sống đã từ chối công nhận tính hợp pháp của chính quyền ở Kiev, những người nắm quyền lực trong cuộc đảo chính ở Ukraine vào tháng 2/2014.
Crimea và Sevastopol đã thông qua tuyên bố độc lập vào ngày 11/3/2014 sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16/3/2014, trong đó 96,77% người Crimea và 95,6% cử tri Sevastopol đã chọn ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Nga.
Tổng thống Nga đã ký các thỏa thuận thống nhất bán đảo này vào Liên bang Nga ngày 18/3/2014. Mặc dù kết quả cuộc trưng cầu dân ý đầy thuyết phục nhưng Kiev và phương Tây đã từ chối công nhận Crimea là một phần của Nga.
Sơn Dương
Theo baodatviet
Chiến đấu cơ Nga đến Crimea giữa lúc căng thẳng với Ukraine
Hơn một chục chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 mà Nga đang triển khai nhằm củng cố không quân giữa lúc căng thẳng dâng cao trong quan hệ với Ukraine, đã đến Crimea.
Chiến đấu cơ Su-30 của Nga. Ảnh: DEFENSE WORLD
Căng thẳng giữa Moscow và Kiev đã tăng nhiệt trong những tuần qua sau khi Nga bắt ba tàu hải quân của Ukraine cùng thủy thủ đoàn vào ngày 25-11 trong một vụ việc mà cả Moscow lẫn Kiev đều đổ lỗi cho nhau.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên tiếng cáo buộc Ukraine đang chuẩn bị thực hiện "một hành động khiêu khích" gần Crimea trước cuối năm nay.
Đầu tháng 12, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố Nga đã triển khai "hơn 80.000 quân, 1.400 hệ thống pháo và tên lửa phóng loạt, 900 xe tăng, 2.300 xe thiết giáp, 500 máy bay và 300 trực thăng" dọc đường biên giới chung.
Tổng thống Ukaine Petro Poroshenko trong một lần thăm lực lượng không quân. Ảnh: SYDNEY MORNING HERALD
Quan hệ giữa Moscow và Kiev đã trở nên tồi tệ kể từ khi Nga sáp nhập Crimea do Ukraine kiểm soát vào lãnh thổ nước này hồi năm 2014 và ủng hộ các tay súng ly khai ở miền Đông Ukraine.
Hôm 22-12, Tổng thống Poroshenko đã ký dự luật ra lệnh cho Giáo hội Chính thống Ukraine đổi tên để phản ánh mối quan hệ giữa họ với Moscow, theo báo Sydney Morning Herald.
Nhà thờ Chính thống Ukraine là một phần của Giáo hội Chính thống Nga trong nhiều thế kỷ nhưng một số tu sĩ chính thống Ukraine, với sự ủng hộ của chính phủ, đã xúc tiến thành lập một giáo hội độc lập ở Ukraine.
Cách đây hai tuần, Ukraine bắt đầu tiến trình thành lập giáo hội riêng, mở đường cho sự gia tăng căng thẳng với Nga bằng cách thay đổi truyền thống tôn giáo tồn tại nhiều thế kỷ.
Khi ký ban hành dự luật yêu cầu Giáo hội Chính thống Ukraine làm rõ quan hệ với Moscow, Tổng thống Poroshenko khẳng định đây không phải là sự vi phạm tự do tín ngưỡng.
Tuy nhiên, Giáo hội Chính thống Ukraine đã phản đối dự luật trên, coi đó là một âm mưu của chính phủ nhằm can thiệp vào tôn giáo.
Giáo trưởng Moscow đã lên án việc thành lập giáo hội mới ở Ukraine, cảnh báo điều này có thể gây bạo lực sắc tộc.
TRÙNG QUANG
Theo PLO
Anh điều tàu chiến đến biển Đen Reuters ngày 22.12 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson thông báo triển khai tàu trinh sát HMS Echo đến biển Đen và thăm cảng Ukraine giữa lúc căng thẳng với Nga dâng cao. Tàu chiến Anh HMS Echo neo đậu tại cảng Odessa của Ukraine REUTERS Ông Williamson còn tuyên bố London sẽ "luôn sát cánh" cùng Kiev sau vụ...