CP Mỹ đóng cửa: Đảng Cộng hòa bắt đầu nhượng bộ
Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện Mỹ đã có những dấu hiệu nhượng bộ để đưa nước Mỹ thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Ngày 9/10, cuộc khủng hoảng ngân sách khiến chính phủ Mỹ tê liệt gần 2 tuần nay đã bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi đảng Cộng hòa hâm nóng lại ý tưởng tăng giới hạn nợ công tạm thời và các lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện chuẩn bị cho cuộc gặp đầu tiên với Tổng thống Barack Obama kể từ khi chính phủ Mỹ bị đóng cửa.
Nghị sĩ Paul Ryan, chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện đã lên một kế hoạch nhằm nới rộng trần nợ công cho nước Mỹ cho 4 đến 6 tuần tới song song với kế hoạch tổ chức các cuộc thảo luận giảm thâm hụt ngân sách rộng rãi hơn. Các cuộc thảo luận này nhất trí được mức giảm thâm hụt ngân sách lớnbao nhiêu thì lần giãn trần nợ công tiếp theo theo kế hoạch của ông Ryan càng dài bấy nhiêu.
Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện Paul Ryan
Ngày 10/10, các lãnh đạo đảng Cộng hòa trong Hạ viện cũng đang chuẩn bị tới Nhà Trắng để cùng thảo luận các vấn đề trong cuộc khủng hoảng ngân sách khiến chính phủ Mỹ bị đóng cửa suốt 9 ngày liên tiếp và giờ đây đang đe dọa tới khả năng vay nợ của nước này.
Nhà Trắng cho biết cuộc thảo luận này không phải là một sự thỏa hiệp trong bối cảnh Tổng thống Obama đã yêu cầu Quốc hội nâng trần nợ công và mở lại chính phủ mà không kèm theo bất cứ điều kiện nào trước khi tổ chức các cuộc họp chính sách.
Đề xuất về tăng trần nợ công tạm thời của ông Ryan đã nhận được sự hoan nghênh từ phía các nghị sĩ Quốc hội. Các đảng viên Cộng hòa cũng đã bày tỏ sự ủng hộ đối với biện pháp này ngay cả khi nó không đi kèm với điều kiện đình chỉ đạo luật chăm sóc y tế Obamacare.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Obama đã mời các đảng Dân chủ và Cộng hòa tới Nhà Trắng để thương lượng
Nghị sĩ Kevin Brady cho hay: “Đề xuất này sẽ giúp chúng ta tránh được những cuộc khủng hoảng tài chính liên tiếp nhau. Chúng ta cần phải có thêm thời gian để kết hợp các biện pháp với nhau.”
Tuy nhiên giải quyết được mối nguy về trần nợ công không có nghĩa là cuộc khủng hoảng ngân sách khiến chính phủ bị đóng cửa đã qua đi. Nhiều nghị sĩ bày tỏ sự ủng hộ với đề xuất nới trần nợ công tạm thời cho biết họ vẫn muốn chính phủ đóng cửa để tiếp tục đấu tranh với đạo luật chăm sóc y tế của ông Obama.
Tổng thống Obama đã mời các thành viên đảng Dân chủ và Cộng hòa trong Thượng viện và Hạ viện lần lượt tới gặp ông tại Nhà Trắng trong tuần này. Tuy nhiên đảng Cộng hòa cho biết thay vì đưa toàn bộ 232 nghị sĩ Hạ viện của đảng mình tới Nhà Trắng, họ sẽ chỉ cử 18 nghị sĩ tới gặp ông Obama để “tập trung vào trọng tâm” thảo luận.
Dấu hiệu “hạ nhiệt” rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng này là các nghị sĩ phe bảo thủ trong Hạ viện Mỹ đã thôi không còn nằng nặc đòi yêu cầu ràng buộc kế hoạch cấp ngân sách cho chính phủ với việc hủy bỏ hoặc trì hoãn đạo luật Obamacare mà bây giờ họ chú trọng hơn vào các yêu cầu giảm thâm hụt ngân sách vốn dễ dàng thảo luận hơn.
Theo khampha
Trung Quốc sốt vó lo "con nợ" Mỹ phá sản
Trung Quốc, chủ nợ lớn nhất của Mỹ, đã bày tỏ lo ngại về viễn cảnh nước Mỹ phá sản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiền đầu tư của mình.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chính phủ đóng cửa ở Mỹ bước sang tuần thứ hai, nước Mỹ đang phải đối mặt với thảm họa phá sản còn tồi tệ hơn trong 10 ngày tới, và chủ nợ chính của nước Mỹ là Trung Quốc đang "sốt vó" thúc giục Washington có những bước đi quyết định để tránh tình trạng phá sản và đảm bảo an toàn cho các khoản đầu tư của Trung Quốc.
Trong phản ứng công khai đầu tiên về cuộc khủng hoảng nợ công của Mỹ, Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao đã bày tỏ sự lo ngại về các diễn biến trong vách đá tài khóa (fiscal cliff) của nước này.
Thứ trưởng Tài chính Trung Quốc Zhu Guangyao
Trung Quốc hiện đang nắm giữ 11,85% trong tổng số 16.7 nghìn tỉ USD tiền nợ của Mỹ và hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của nước này.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã ước tính rằng chính phủ Mỹ sẽ cạn tiền ngân sách vào ngày 17/10 tới và có trong tay chưa tới 30 tỉ USD tiền mặt nếu Quốc hội nước này không nhất trí được kế hoạch chi tiêu ngân sách mới.
Thứ trưởng Zhu cho biết: "Chúng tôi đã yêu cầu Mỹ có những bước đi quyết liệt để giải quyết kịp thời các vấn đề chính trị xung quanh trần nợ công trước ngày 17/10 để ngăn chặn tình trạng phá sản."
Trong cuộc khủng hoảng ngân sách tương tự vào năm 2011, tổ chức đánh giá tín dụng Standard & Poors đã hạ mức tín dụng của Mỹ từ AA xuống còn AAA, và ông Zhu hy vọng lần này người Mỹ sẽ hiểu được đầy đủ bài học từ lịch sử.
Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Mỹ
Tranh cãi về trần nợ công năm 2011 được giải quyết vào phút chót sau những lời cảnh báo về một thảm họa kinh tế trước viễn cảnh nước Mỹ phá sản.
Trong cuộc khủng hoảng lần này, tiếng chuông cảnh báo cũng đã vang lên khi Bộ trưởng Tài chính Jack Lew tuyên bố rằng Quốc hội Mỹ đang "đùa với lửa" và yêu cầu các nghị sĩ thông qua đạo luật mở cửa trở lại chính phủ cũng như tăng trần nợ công cho nước Mỹ.
Nếu những bất đồng chính trị trong Quốc hội Mỹ không được giải quyết, nước Mỹ có thể sẽ phải lần đầu tiên trong lịch sử bị phá sản, và sẽ đẩy nền kinh tế thế giới vào một cuộc khủng hoảng tài chính còn tồi tệ hơn năm 2008.
Trong thời điểm này, việc nâng trần nợ công là yếu tố sống còn đối với chính nước Mỹ và nền kinh tế thế giới, tuy nhiên Chủ tịch Hạ viện John Boehner lại yêu cầu nâng trần nợ công đi kèm với các điều kiện khác. Hôm Chủ nhật, ông này đã tuyên bố rằng "không đời nào" đảng Cộng hòa nhất trí với một phương án nâng trần nợ công vô điều kiện.
Hiện việc chính phủ Mỹ bị đóng cửa đã khiến hàng trăm ngàn người Mỹ mất việc làm, các công viên quốc gia và bảo tàng bị đóng cửa, hàng loạt dịch vụ công ích của chính phủ cũng phải ngừng hoạt động.
Theo khampha
Taliban tố chính quyền Mỹ 'hút máu dân' Các phần tử Hồi giáo cực đoan Taliban lên tiếng trêu chọc việc chính phủ Mỹ đóng cửa, tố cáo các chính trị gia Mỹ đang "hút máu người dân Mỹ". Các phần tử Hồi giáo cực đoan Taliban - Ảnh: Reuters Taliban đưa ra một phát biểu trên website của nhóm này, mô tả chính phủ Mỹ đã "bại liệt" sau khi...