‘Cowboy Bebop’ – văn hóa châu Á khắc họa vụng về bởi nhà làm phim Mỹ
Sau khi ra mắt, “ Cowboy Bebop” – series được chuyển thể từ phim hoạt hình Nhật Bản cùng tên – chưa làm hài lòng người hâm mộ.
Trong năm 2021, Netflix tung loạt live-action chuyển thể từ truyện tranh/hoạt hình Nhật Bản. Trong đó, hai phim được nhiều sự quan tâm là Ruro u ni Kenshin: The Final và Cowboy Bebop.
Nguyên tác Rurouni Kenshin (1996) và Cowboy Bebop (1998) đều là những tác phẩm kinh điển có sức ảnh hưởng lớn đến văn hóa đại chúng Nhật Bản. Có lẽ điểm khác nhau giữa hai phim chuyển thể này nằm ở góc nhìn điện ảnh của nhà làm phim: Rurouni Kenshin được thực hiện bởi ê-kíp người Nhật cùng đạo diễn Keishi Ohtomo, còn Cowboy Bebop do nhà sản xuất chính André Nemec hợp tác với đạo diễn Alex Gracias Lopez và Micheal Katleman.
Chuyện phim lấy bối cảnh tương lai khi loài người đã chinh phục được vũ trụ, các băng nhóm tội ác bắt đầu xuất hiện tràn lan ở khắp dải ngân hà. Chỉ cần đưa ra mức giá hợp lý, nhóm săn tiền thưởng Cowboy Bebop gồm Spike Spiegel ( John Cho), Jet Black ( Mustafa Shakir) và Faye Valentine (Daniella Pineda) sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình để truy đuổi những tên tội phạm nguy hiểm.
Nhưng số phận luôn chơi đùa với bộ ba, khi họ liên tục phải đối mặt với những trở ngại trớ trêu trong lúc tác nghiệp, cùng những kẻ thù đặc biệt nguy hiểm.
Theo Gizmodo, Cowboy Bebop của Netflix đem lại luồng gió mới cho một tác phẩm cũ kỹ với những nhân vật mới lạ nhiều màu sắc hơn. Nhưng một số diễn đàn như Reddit, IMDB cho rằng phim chưa tái hiện được phong cách đặc trưng khiến Cowboy Bebop khác biệt so với những thương hiệu cùng thời kỳ.
Cowboy Bebop gây chú ý nhờ tạo hình nhân vật sát với anime.
Một thế giới nhạt nhòa thiếu điểm nhấn
Thế giới của Cowboy Bebop 2021 gặp vấn đề về độ nhất quán trong thiết kế bối cảnh. Khán giả khó lòng cảm thấy thuyết phục bởi sự thiếu liên kết giữa những bối cảnh trên mặt đất và trong không gian. Điển hình là phân cảnh Jet Black về thăm vợ con ở một ngôi nhà vùng ngoại ô Nam Mỹ, phần nội thất được xây dựng sơ sài, không xứng tầm với mạch truyện chính vốn đậm chất khoa học viễn tưởng.
Khác với thế giới thống nhất dưới sự chỉ đạo mỹ thuật bởi Shinchiro Wanatabe (đạo diễn Cowboy Bebop 1998), phim chuyển thể lại khắc họa một vũ trụ lạc nhịp với những tông màu rời rạc. Dẫu biết phim người thật đóng sẽ khó có được những cú máy phức tạp, chuyển động linh hoạt như cách phim hoạt hình thể hiện, các phân cảnh hành động trong phim mờ nhạt với kỹ xảo dừng ở mức tạm chấp nhận.
Điểm cộng lớn nhất là âm nhạc của Yoko Kanno. Sau hơn 20 năm, nữ nghệ sĩ tài danh một lần nữa soạn nhạc cho bản phim live-action. Khán giả lại có dịp thưởng thức những điệu jazz đậm chất cổ điển, vốn là một phần không thể thiếu của thương hiệu Cowboy Bebop. Nhưng theo Empire, nhạc phim lần này chưa vượt qua được cái bóng quá lớn của nguyên tác.
Nói cách khác, các giá trị nghệ thuật của tác phẩm gốc đã bị diễn giải sai lệch trong quá trình chuyển thể, khiến cho tác phẩm tượng đài của thập niên 1990 mất đi độ hào hùng vốn có, như Variety nhận định “hy sinh chiều sâu để đổi lấy sự tràn lan trong nội dung”.
Video đang HOT
Nhân vật thiếu chiều sâu
Theo New York Post, Cowboy Bebop 2021 thành công ở việc cập nhật kịch bản cũ có phần hơi bảo thủ về giới tính, thành một tác phẩm dễ tiếp cận với các khán giả đại chúng hơn, đặc biệt là những đối tượng vẫn còn dè dặt với các thể loại phim hoạt hình cổ điển. Vấn đề gây tranh cãi xoay quanh việc phần mới bị giảm “chất thơ” so với bản gốc.
Rút kinh nghiệm từ những sai lầm chí mạng của loạt tác phẩm chuyển thể trước như Ghost in the Shell (2017) và series Netflix Death Note (2017), nơi nhân vật chính bị “tẩy trắng” sắc tộc, Cowboy Bebop vẫn đảm bảo được yếu tố đa dạng chủng tộc và đề cao sự phong phú trong văn hóa ở khâu lên kịch bản và lựa chọn diễn viên.
Tuy nhiên, ngoài ngoại hình sát nguyên tác, các nhân vật được phát triển theo mô tuýp phổ biến hơn là giữ lại sự độc đáo trong tính cách. Điều này làm các vai diễn dễ đồng cảm, hơn nhưng đồng thời triệt tiêu vẻ bí ẩn của dàn vai.
Nam chính Spike Spiegel bị gò bó trong một khuôn mẫu người anh hùng luôn bị ám ảnh bởi quá khứ phức tạp. Thay vì khắc họa một Spike vô ưu, không màng đến chuyện sống chết thì mọi cử chỉ và hành động của Cho đều gượng gạo, không thể hiện được bản chất hài hước tự nhiên của nhân vật nguyên bản. Phim lặp đi lặp lại phân cảnh hồi tưởng quá khứ để giải thích sâu thêm về vai chính Spike, nhưng khiến cho 10 tập phim nặng vẻ u sầu hơn so với bản gốc.
Sự phóng khoáng, hào sảng sẵn sàng ra tay cứu người dù phải vật lộn hàng ngày để kiếm ăn của biệt đội Cowboy Bebop không được làm rõ ở kịch bản này. Giờ đây nhân vật Jet Black lại chi li vì phải có trách nhiệm nuôi con, còn Faye Valentine biến thành người đẹp thô lỗ thiếu thấu cảm.
Một số tuyến phụ khác cũng được cường điệu hóa câu chuyện cá nhân để thêm “gia vị” cho bộ phim. Điển hình là mối quan hệ độc hại của Vicious và Julia được xây dựng nhằm tăng độ hấp dẫn của bản 2021, vô tình dìm giá trị vai Spike khi theo đuổi mối tình tay ba rắc rối đó.
Mối quan hệ giữa các nhân vật thiếu sức hút.
Ở tác phẩm gốc, sự xuất hiện của Vicious và Julia tuy hiếm hoi nhưng để lại ấn tượng mạnh. Họ như những bóng ma trong cuộc đời của Spike. Cowboy Bebop 1998 thành công ở lối kể chuyện vừa đủ nhưng vẫn có sức ảnh hưởng lớn. Đến bản mới, vai trò của cả hai bị lu mờ, tồn tại chỉ để phục vụ cho đường dây kịch bản chứ không đủ cá tính.
Nhìn chung, Cowboy Bebop 2021 sẽ là một trải nghiệm mới lạ nếu như người xem chưa từng biết đến phim hoạt hình gốc. Còn đối với những người hâm mộ văn hóa châu Á, cụ thể là truyện tranh và hoạt hình Nhật, đây là một tín hiệu đáng lo ngại, nhất là khi Netflix vừa công bố dự án chuyển thế đình đám tiếp theo One Piece.
Các fan quan tâm về việc One Piece có khả năng là nạn nhân kế tiếp của thể loại phim chuyển thể. Nhất là khi ông lớn Netflix đang ra sức cố gắng thâu tóm thị trường tiềm năng ở châu Á nhưng lại thiếu đầu tư vào việc nghiên cứu tiêu chuẩn của tệp khách hàng này.
Tại sao phim về game Liên Minh Huyền Thoại nhận điểm tuyệt đối?
"Arcane: League of Legends" thuộc số ít TV series đạt tỷ lệ phản hồi tích cực 100% trên chuyên trang chấm điểm phim Rotten Tomatoes.
Arcane: League of Legends là series phim hoạt hình thể loại phiêu lưu, hành động lấy cảm hứng từ tựa game ăn khách League of Legends ( Liên Minh Huyền Thoại). Ra mắt trên nền tảng xem video trực tuyến Netflix từ ngày 6/11, series nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng người chơi Liên Minh Huyền Thoại nói riêng và khán giả truyền hình nói chung.
Mùa đầu tiên của Arcane: League of Legends gồm 9 tập, phát sóng định kỳ 3 tập/tuần trên dịch vụ xem video trực tuyến Netflix. Ba tập mới nhất của TV series vừa lên sóng hôm 20/11. Tuần qua, đại diện Netflix đã công bố kế hoạch sản xuất mùa tiếp theo của Arcane: League of Legends. Tập đầu tiên của mùa hai dự kiến lên sóng trong năm 2022.
Series nhận 100% phản hồi tích cực từ Rotten Tomatoes
Tính đến ngày 23/11, trên trang chấm điểm phim Rotten Tomatoes, đã có 17 cây bút phê bình đưa nhận xét về Arcane: League of Legends. Trong đó, số phản hồi tích cực là 17, chiếm 100%. Tác phẩm hoạt hình đạt điểm trung bình 8,8/10. Arcane: League of Legends nhận 98% phản hồi tích cực từ khán giả Rotten Tomatoes. 2,152 tài khoản người dùng trên trang chấm phim điểm trung bình 4,9/5.
Trang Metacritic chưa công bố số điểm từ các cây bút phê bình chấm Arcane: League of Legends. Điểm người dùng của phim (User score) là 9,4/10. Con số được tổng hợp từ 424 đánh giá của khán giả. Trong đó có 397 nhận xét tích cực, 8 trung lập và 19 tiêu cực.
Arcane: League of Legends kể về quá khứ nhiều nhân vật quen thuộc từ thương hiệu game Liên Minh Huyền Thoại.
Arcane: League of Legends đang đứng đầu danh sách TV series phổ biến trên Rotten Tomatoes. Danh sách cũng góp mặt nhiều tựa phim mới trên nền tảng Netflix như Cowboy Bebop, Hellbound, Midnight Mass hay Squid Game... Trong danh sách này, Hellbound - tác phẩm truyền hình đầu tay của đạo diễn Yeon Sang Ho với Yoo Ah In trong vai chính - cũng tạo dấu ấn với tỷ lệ bình luận tích cực tuyệt đối 100%.
Theo Comicbook, số điểm trung bình hay tỷ lệ nhận xét tích cực trên các chuyên trang chấm điểm phim không phản ánh chính xác mức độ hay, dở của một tác phẩm. Tuy nhiên, nó cho thấy một tác phẩm được yêu thích và đón nhận đến đâu trong mắt giới phê bình cũng như khán giả đại chúng. Arcane: League of Legends là một series nhận được sự yêu thích nồng nhiệt.
Sức hút từ TV series ăn khách
Số liệu thống kê từ Flixpatrol trong ngày 22/11 chỉ ra Arcane: League of Legends hiện là TV series có lượt xem cao thứ hai trên dịch vụ xem video trực tuyến Netflix, xếp sau Hellbound. Ngày 8/11, tức 48 giờ sau khi ba tập đầu tiên của mùa 1 ra mắt, phim đã leo lên vị trí số 1 TV series ăn khách toàn cầu trên nền tảng Netflix. Thành tích của Arcane: League of Legends chấm dứt chuỗi 47 ngày giữ ngôi đầu bảng của Squid Game.
Hai tuần vừa qua, phim đã có 6 lần leo lên vị trí số 1 Netflix toàn cầu. Theo Upcomer, trên bảng xếp hạng chương trình ăn khách của Netflix theo từng khu vực, Arcane: League of Legends tận hưởng vị trí quán quân mảng TV series tại 38 quốc gia trong tuần đầu tiên. Con số nâng lên 52 quốc gia và vùng lãnh thổ trong tuần thứ hai.
Số liệu do Top 10 Netflix công bố cho thấy người dùng dịch vụ đã bỏ ra 34,2 triệu giờ để xem Arcane: League of Legends trong tuần đầu phát hành. Xếp hạng dựa trên tổng số giờ xem từ 8/11 đến 14/11, Arcane: League of Legends đứng thứ ba, chỉ thua Squid Game ở vị trí thứ hai (42,8 triệu giờ) và Narcos: Mexico: Season 3 (50,3 triệu giờ).
Một số đại cảnh hoành tráng xuất hiện trong Arcane: League of Legends.
Cốt truyện Arcane: League of Legends lấy bối cảnh xã hội lý tưởng Piltover cùng khu dân cư bị áp bức Zaun. Tại đây, hai trong số những nhân vật kinh điển của tựa game Liên Minh Huyền Thoại đã ra đời. Bộ phim thuật lại nguồn gốc của các nhà vô địch Vi, Jinx, Caitlyn, Jayce và Viktor cũng như sức mạnh đã khiến họ chia rẽ.
Mâu thuẫn giữa hai vùng đất gia tăng cùng với sự ra đời của Hextech - công nghệ phổ cập phép thuật đến mọi người thay vì một nhóm nhỏ sở hữu siêu năng lực. Cùng lúc, một thứ thuốc thần biến người ta thành quái vật cũng vừa ra lò. Trong Arcane: League of Legends, mâu thuẫn giữa các thành phố đã khiến gia đình ly tán, bạn bè trở mặt.
Một cốt truyện dễ hiểu với người chưa từng tiếp xúc nguyên tác trò chơi điện tử kết hợp phần đồ họa đẹp mắt là những lý giải phổ biến cho sức hút của Arcane: League of Legends. Nhận xét về TV series, cây bút James Marsh của South China Morning Post viết: "Khán giả chưa từng chơi game sẽ bị cuốn theo cốt truyện nhờ lối kể hấp dẫn và dàn nhân vật có chiều sâu. Thế giới trong phim được xây dựng chi tiết, hiện thực hóa thông qua phần hình ảnh rực rỡ".
Từ trang Decider, Joel Keller viết: "Ngay cả khi bạn không phải game thủ hay fan của Liên Minh Huyền Thoại, Arcane vẫn đủ tính giải trí để níu chân người xem đến phút cuối. Series sở hữu cốt truyện thú vị, được hỗ trợ bằng phần đồ họa tuyệt vời". Andrew Webster của The Verge nhận xét: "Với tôi, Arcane không có gì mới hay mang tính cách mạng. Phim là câu chuyện kỳ ảo thường thấy trên màn ảnh, nhưng được làm rất khéo".
Top nam thần Hàn quyến rũ nhất 2021, BTS tự dưng có cameo Tạp chí Mỹ People mới đây đã phát hành số thường niên "Những người đàn ông quyến rũ nhất" trong năm 2021. Các thành viên BTS không có tên nhưng lại xuất hiện trong cameo đặc biệt! Vị trí số 1 năm nay thuộc về tài tử Hollywood Paul Rudd. Như dự đoán, phần lớn tên trong danh sách là các sao nam...