Covid-19 trở lại ‘báo thù’ Mỹ, châu Âu
Nhà dưỡng lão Andbe ở Kansas ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên hôm 7/1. Hai tuần sau, toàn bộ 62 cụ già ở đây nhiễm virus, 10 người đã tử vong.
Khắp nơi trên toàn nước Mỹ, nơi cuộc bầu cử tổng thống vừa qua thu hút mọi sự chú ý của dư luận, Covid-19 đang trỗi dậy trở lại một cách âm thầm nhưng vô cùng khốc liệt.
Tại Bắc Dakota, giường bệnh khan hiếm đến mức các bệnh nhân nhiễm nCoV được chuyển bằng xe cấp cứu tới các cơ sở y tế cách đó hơn 160 km. Ở Ohio, số người mắc Covid-19 nhập viện cao kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát tại Mỹ.
“Chúng tôi từng hy vọng rằng mình đã thoát khỏi Covid-19″, Tim Mahoney, thị trưởng thành phố Fargo, bang Bắc Dakota, nói. “Nhưng nó đang báo thù. Chúng tôi đã nghĩ rằng mình thông minh hơn nó, nhưng thực tế là virus này xảo quyệt hơn bạn nghĩ”.
Sau khi hứng chịu hai đợt sóng Covid-19 vào mùa xuân và mùa hè, nhiều bang Mỹ hối hả mở cửa trở lại, trong khi Tổng thống Donald Trump thúc giục khôi phục nền kinh tế. Số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 trong mùa hè chững lại, khiến nhiều người cho rằng đại dịch sẽ nhanh chóng qua đi.
Nhưng số ca nhiễm mới mỗi ngày tại Mỹ đã liên tiếp chạm đến những mốc cao chưa từng thấy trong những ngày gần đây, vượt 150.000 ca một ngày lần đầu tiên kể từ thời điểm dịch bùng phát.
Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm nCoV ngày 10/11 tại Fargo, Bắc Dakota. Ảnh: NYTimes.
Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, cảnh báo đất nước sẽ đối mặt “một tình thế rất thách thức và đáng ngại” khi mùa đông đang đến gần. Vậy tình hình dịch bệnh tại Mỹ đang tệ đến mức nào?
Với hơn 11 triệu ca, Mỹ là nước có số ca nhiễm nCoV cao nhất thế giới và tốc độ lây lan virus chưa có dấu hiệu chững lại.
Dữ liệu mới nhất từ Dự án Theo dõi Covid cho thấy sự gia tăng số ca nhiễm hiện nay không bắt nguồn từ việc tăng cường xét nghiệm. Lượng xét nghiệm Covid-19 một tuần của Mỹ tăng 12,5%, trong khi số ca nhiễm tăng hơn 40%.
Một nguyên nhân có thể là do thời điểm giao mùa, khi thời tiết lạnh hơn trước thềm mùa đông, khiến người dân tăng cường tụ tập ở trong nhà, nơi nguy cơ lây nhiễm cao vì cách biệt cộng đồng không chặt chẽ và hệ thống thông gió kém.
“Vào ban ngày, mọi người tuân thủ quy định phòng dịch”, Emma Stein, biên tập viên cấp cao tại Michigan Daily, cho biết. “Nhưng vào ban đêm hay cuối tuần, họ không làm như vậy”.
Video đang HOT
Dữ liệu cũng cho thấy trong mùa xuân và mùa hè, lượng người nhập viện vì Covid-19 gần như tương đương nhau. Nhưng sóng lây nhiễm hiện tại đang khiến nhiều người nhập viện hơn, với hơn 60.000 trường hợp.
Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng khích lệ là số bệnh nhân Covid-19 phải thở máy hiện ít hơn so với mùa xuân và mùa hè, cho thấy phương pháp điều trị đã đạt được những tiến bộ nhất định.
Theo một nghiên cứu mới đây tại New York, các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhân Covid-19 đã giảm 18 điểm phần trăm so với mùa xuân. Nguyên nhân là vì phương pháp điều trị đã được cải tiến và các nhân viên y tế giờ đây hiểu rõ hơn về dịch bệnh.
Nhưng sự cải thiện này hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng chăm sóc bệnh nhân của hệ thống y tế và nó sẽ trở nên bất khả thi nếu bệnh viện quá tải, đội ngũ nhân viên y tế gặp áp lực.
Bất chấp những tiến bộ trong nỗ lực chống dịch, số ca tử vong hàng ngày vì Covid-19 tại Mỹ lại một lần nữa tăng lên. Hiện tại, Mỹ mỗi ngày ghi nhận trung bình hơn 1.000 ca tử vong vì Covid-19, cao hơn so với đợt bùng phát hồi mùa hè. Tổng số ca tử vong lên tới trên 250.000, tiếp tục cao nhất thế giới.
Đợt bùng phát Covid-19 hiện nay là làn sóng thứ ba tấn công nước Mỹ trong năm nay, nhưng khác biệt chính nằm ở điểm nó ảnh hưởng tới mọi khu vực cùng lúc, thay vì tập trung ở một số điểm nóng như trước đây.
Sóng Covid-19 mùa xuân chủ yếu quét qua khu vực đông bắc nước Mỹ, trong khi sóng mùa hè tấn công mạnh nhất ở khu vực phía nam và phía tây. Lần này, vùng trung tây chứng kiến số ca nhiễm gia tăng nhanh nhất, nhưng mọi khu vực đều ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh.
Hồi tháng ba, hệ thống y tế New York phải chật vật đối phó với số ca nhiễm tăng đột biến. Thống đốc Andrew Cuomo đưa ra lời kêu gọi tới đội ngũ y bác sĩ trên khắp cả nước rằng “Hãy cứu lấy New York. Chúng tôi đang bị tấn công”.
Các y bác sĩ trên cả nước có thể đáp lại lời kêu gọi trên bởi lúc bấy giờ, vùng dịch đã bị cô lập ở khu vực đông bắc. Nhưng nếu một lời kêu gọi tương tự được đưa ra trong vài tuần tới, việc đáp ứng nó sẽ là rất khó khăn bởi số ca nhiễm đang gia tăng ở mọi bang.
Những tuần gần đây, thế giới, đặc biệt là Mỹ, đón nhận nhiều tin vui liên quan đến vaccine Covid-19, nhưng dù nghiên cứu nhanh đến đâu, chúng cũng chưa thể ngăn chặn sóng lây nhiễm hiện nay.
Tiến sĩ Fauci hồi tuần trước cảnh báo người Mỹ cần “thận trọng chờ đợi” trước khi có vaccine. “Kỵ binh đang đến nhưng đừng buông vũ khí của các bạn”, ông nói.
Thay vào đó, theo Fauci, mọi người cần tuân thủ “nghiêm ngặt hơn” các biện pháp phòng chống dịch như cách biệt cộng đồng, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên. Ông đồng thời kêu gọi “một cách tiếp cận nhất quán hơn ở tất cả các bang”.
Một mô hình dự đoán của các chuyên gia tại Đại học Washington cho thấy Mỹ có thể ghi nhận thêm 100.000 ca tử vong vì Covid-19 từ giờ đến 20/1/2021, thời điểm chuyển giao quyền lực từ chính quyền Trump cho chính quyền Biden.
Châu Âu cũng đang chứng kiến làn sóng Covid-19 tương tự, khi thời tiết lạnh hơn vào mùa đông. Sau một mùa hè “dễ thở”, nhiều nước ở châu lục này đã phải tái áp đặt các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, bao gồm lệnh giới nghiêm và tình trạng khẩn cấp, khi số ca nhiễm Covid-19 tăng mạnh trở lại.
Pháp ban bố lệnh phong tỏa lần hai từ ngày 30/10 sau khi số ca tử vong hàng ngày liên quan đến Covid-19 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này còn khá hạn chế. Số ca nhiễm mới và nhập viện ban đầu có giảm nhưng bắt đầu tăng nhanh trở lại từ cách đây hơn 10 ngày, theo dữ liệu từ Bộ Y tế.
Người dân chỉ được phép rời nhà vì công việc cấp bách hay do các nguyên nhân sức khỏe. Nhà hàng và quán bar được yêu cầu ngừng hoạt động, nhưng trường học và nhà máy vẫn có thể mở cửa.
Tất cả các hình thức di chuyển không thiết yếu đều bị cấm và biên giới đã bị đóng. Khách nước ngoài phải được xét nghiệm khi tới Pháp.
Áo bắt đầu áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài ba tuần từ ngày 17/11 nhằm kiểm soát tình trạng gia tăng số ca nhiễm Covid-19 trước Giáng sinh. Áo hiện là nước có tỷ lệ lây nhiễm nCoV trên đầu người cao nhất châu Âu. Hôm 13/11, số ca nhiễm mới một ngày lên gần 9.600, cao nhất từ trước tới nay, gấp 9 lần so với mức đỉnh của đợt bùng phát đầu tiên.
Người dân được yêu cầu ở yên trong nhà với rất ít ngoại lệ như đi mua sắm hoặc tập thể dục. Biện pháp làm việc từ xa cần được áp dụng bất cứ khi nào có thể. Các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa. Các trường trung học cơ sở đã chuyển sang học từ xa, trong khi trường tiểu học và mẫu giáo tiếp tục cung cấp dịch vụ giữ trẻ.
Poster khuyến cáo người dân đeo khẩu trang và giãn cách xã hội tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP.
Hồi đầu tháng, Đức cũng bắt đầu áp đặt phong tỏa toàn quốc nhằm chặn đứng sóng gia tăng ca nhiễm Covid-19, đóng cửa nhà hàng, quán bar, phòng gym, rạp chiếu phim và cấm du lịch. Trường học vẫn mở cửa, hoạt động tín ngưỡng và biểu tình vẫn được phép thực hiện.
Dù vậy, số ca nhiễm mới mỗi ngày vẫn tiếp tục tăng, lên đến mức kỷ lục hơn 23.500 ca hôm 13/11. Những sự kiện mùa đông như các buổi tiệc Giáng sinh nhiều khả năng sẽ không được tổ chức, Bộ Y tế cho hay.
Bồ Đào Nha đang trải qua sóng Covid-19 thứ hai tồi tệ hơn lần đầu và họ đã phản ứng với khủng hoảng bằng một trong những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất châu Âu, ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm và đóng cửa cuối tuần tại gần 200 khu vực, chiếm hơn 3/4 dân số.
Người dân được khuyến khích làm việc tại nhà dù trường học, cửa hàng, nhà hàng vẫn mở cửa. Tại những khu vực bị ảnh hưởng, người dân phải ở trong nhà từ 23h đến 5h sáng hoặc từ 13h vào cuối tuần.
Một khác biệt lớn trong làn sóng thứ hai là sự ủng hộ của công chúng đối với cách xử lý đại dịch của chính phủ đang suy giảm ở nhiều quốc gia châu Âu, khiến nhiều người nghi ngờ các biện pháp hạn chế mới nhất có nguy cơ không bền vững.
“Nếu nhiều người không tin tưởng vào những điều họ được yêu cầu làm thì sự bất bình sẽ cháy âm ỉ và cuối cùng bùng phát, mọi người sẽ ngừng tuân thủ quy định”, Robert Dingwall, giáo sư danh dự về xã hội học tại Đại học Nottingham Trent, nhận định.
Trung Quốc ngừng nhập cá hồi châu Âu vì nghi cá nhiễm virus corona
Trung Quốc đã ngừng nhập khẩu cá hồi từ các nhà cung cấp châu Âu do lo ngại đầu mối này có thể liên quan ổ dịch mới xuất hiện tại chợ bán sỉ hải sản ở Bắc Kinh.
Khách hàng mua thực phẩm tươi sống tại siêu thị ở Bắc Kinh - Ảnh tư liệu: Thời Báo Hoàn Cầu
Theo Hãng tin Reuters, các nông dân nuôi cá ở Na Uy cho biết họ không gửi cá hồi sang Trung Quốc được nữa vì thị trường đã đóng cửa.
Stein Martinsen, phụ trách kinh doanh và tiếp thị của công ty Cá hồi Hoàng gia Na Uy, xác nhận họ đã ngừng toàn bộ việc bán cá sang Trung Quốc và đang chờ tình huống được làm sáng tỏ.
Theo Reuters, giám định nguồn gốc gen của virus tại chợ Bắc Kinh cho thấy có thể virus có nguồn gốc từ châu Âu. Nếu điều này là đúng, đây có thể là do lây nhiễm chéo và cũng không bất ngờ vì hiện virus corona chủng mới đã phát tán trên toàn cầu.
Nhà chức trách về an toàn thực phẩm của Na Uy cho biết chưa có bằng chứng là cá hồi từ nước này bị nhiễm virus.
Cổ phiếu của các nhà sản xuất cá hồi lớn ở Na Uy như Mowi, Cá hồi Hoàng gia Na Uy và Salmar, Bakkafrost đã giảm 5-7% vào sáng 15-6 sau khi có tin này.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin nhà chức trách phát hiện có virus corona trên các tấm thớt dùng để làm cá hồi nhập khẩu tại chợ bán sỉ Tân Phát Địa, nơi đang là ổ dịch COVID-19 ở Bắc Kinh.
Các siêu thị lớn ở Bắc Kinh đã tạm ngưng bán các sản phẩm cá hồi từ ngày 13-6.
Ngày 15-6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết hiện vẫn chưa chắc chắn về nguồn gốc của ổ dịch COVID-19 mới tại Bắc Kinh và nghi vấn ổ dịch mới xuất hiện do cá hồi nhập khẩu hay các hàng nhập khẩu khác gây ra không phải là "giả thuyết chính". Nguyên nhân xảy ra ổ dịch cần điều tra thêm.
Putin: "Đoán làm gì, hãy chờ xem!" Tổng thống Nga Putin gọi tệ phân biệt chủng tộc và việc phá hủy các tượng đài ở châu Âu là hiện tượng hủy diệt và dẫn ví dụ ngược lại ở Nga, khi cả nước giúp đỡ Dagestan. Tổng thống Nga Putin "Chúng ta hãy chờ xem. Dự đoán mà làm gì", Tổng thống Nga Putin nói trong chương trình "Moskva. Kremlin....