Covid-19: Trên thế giới tổ chức tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH ra sao?
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và chưa biết dịch bao giờ kết thúc. Do đó, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng các phương án về tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học cho phù hợp.
Các thí sinh thi đại học tại một trường trung học ở Seoul năm 2017. Ảnh: AFP
Trước diễn biến phức tạp của của Covid-19, các nước, tổ chức đánh giá chất lượng quốc tế đều phải có những giải pháp để ứng phó.
Cụ thể, kỳ thi A-level và IB đã bị hủy, thay vào đó là phương pháp tính điểm quá trình của học sinh. Kỳ thi thường dùng để xét tuyển vào đại học của Mỹ như SAT và ACT cũng đã tạm hủy đối với Tháng 4 và 5/2020.
Các nước cũng có nhiều giải pháp để xử lý tình huống, tuy nhiên cách thực hiện rất đa dạng bởi việc tổ chức đánh giá kết quả tốt nghiệp và xét tuyển đại học khác nhau (xét tuyển hay tổ chức thi, thời gian thi, số lượng môn thi).
Dưới đây là tổng hợp kinh nghiệm của 19 nước về phương thức đánh giá tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học trong đợt dịch Covid-19 của Bộ GD&ĐT như sau:
2 cách phổ biến đánh giá tốt nghiệp THPT
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, kết quả kỳ thi này có thể sử dụng để tuyển sinh đại học, thường là các nước châu Á và các nước thuộc hệ thống Liên Xô cũ: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonensia, Malaysia, LB Nga, Hungary, Ucraina, Belarus. Bên cạnh đó có Vương Quốc Anh tổ chức kỳ thi A-Level, Pháp có kỳ thi Tú tài…
- Không có kỳ thi chung, các địa phương tổ chức riêng hoặc có phương án xét tốt nghiệp riêng: Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Canada, Đức.
Các cơ sở giáo dục đại học tự chủ tuyển sinh
- Nhiều nước có kỳ thi 2 trong 1 hoặc kỳ thi tuyển sinh đại học riêng để các trường đại học sử dụng như là một thành tố của điểm tuyển sinh đại học (tương tự như Việt Nam). Thực tế, nhiều trường đại học lớn của các nước (Nhật) có thể chủ động tiếp nhận học sinh thông qua tiến cử của trường THPT.
Video đang HOT
- Nhiều nước, khi không có kỳ thi chung, các trường đại học chủ động công tác xét tuyển, VD: Úc, New Zealand, Canada, Mỹ… và có thể sử dụng kết quả các kỳ thi quốc tế (SAT, ACT…)
Về số môn thi tốt nghiệp THPT
Đối với các nước tổ chức thi tốt nghiệp THPT quốc gia, số lượng môn thi tương đối đa dạng. Các nước có số môn thi khá nhiều, VD: Hàn Quốc (7 1: 7 bắt buộc, 1 tự chọn); Úcraina (3); Hungary (4 1); Thái Lan (5).
Tuy nhiên, 3 môn: toán, văn học và ngoại ngữ thường là những môn bắt buộc và có mặt trong tất cả các kỳ thi này; các môn học khác như lịch sử, địa lý, sinh vật, vật lý, hóa học.
Có một số nước ghép môn số nội dung/môn học thành môn khoa học tự nhiên và môn khoa học xã hội. Một số nước có các môn tự chọn là: âm nhạc, mỹ thuật, thể dục… Qua tổng hợp cho thấy số môn thi của Việt Nam là rất phù hợp.
Thời gian thi hoặc xét tốt nghiệp
Thời gian tốt nghiệp của các nước khá đa dạng. Tuy có phần lớn các nước kết thúc năm học vào Tháng 5 hoặc Tháng 6.
Có một số ít nước kết thúc năm học vào cuối năm dương lịch và lịch học năm mới vào đầu năm như: Úc, New Zealand, Nhật Bản…Do vậy, hoạt động đánh giá tốt nghiệp của những nước này cũng đỡ bị ảnh hưởng hơn.
Công tác tổ chức thi và xét tốt nghiệp năm 2020
Có thể chia công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT thành 4 nhóm chính:
- Nhóm hủy thi tốt nghiệp: Indonensia, Anh, Pháp. Theo đó, các nước này lấy điểm của quá trình học tập (VD: 5 học kỳ cuối).
- Nhóm lùi thi tốt nghiệp: Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, LB Nga, Ucraina, Belarus, Hungary, Malaysia: Thời gian lùi tốt nghiệp từ 2 ngày đến 3 tháng tùy vào thời gian cách ly “giãn cách” xã hội. Có nước dự kiến chia kỳ thi quốc gia này thành 2 đợt: đợt 1 cho những địa phương bị ảnh hưởng ít và đợt 2 cho các địa phương ảnh hưởng kéo dài (Trung Quốc, Ucraina).
- Nhóm chưa có kế hoạch cụ thể (khả năng sẽ lùi): Belarus, Singapore (hủy kỳ thì giữa kỳ nhưng kỳ thi cuối năm kéo dài và kết thúc vào cuối Tháng 11 đầu Tháng 12)
- Nhóm không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời gian tốt nghiệp và cách thức xét tốt nghiệp: Canada, Nhật Bản, Úc, New Zealand. Những nước này sẽ xét tốt nghiệp trên cơ sở kết quả học tập trong năm của học sinh và kết hợp với một bài kiểm tra hay thi cuối cùng để lấy điểm xét tốt nghiệp.
VD: Nhật Bản có kỳ thi tuyển sinh vào đại học tổ chức vào Tháng 1 hoặc 2 hàng năm; Úc và New Zealand xét tốt nghiệp vào Tháng 11 hàng năm.
Hồng Hạnh
Lãnh đạo Trường ĐH Bách Khoa nói về cấu trúc đề thi kỳ tuyển sinh riêng
PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - cho biết, đề thi kỳ tuyển sinh riêng của nhà trường sẽ có những câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản nhưng cũng có độ khó và tính phân loại cao hơn đề thi THPT quốc gia.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển đại học. Ảnh: HUST
Tối 10.4, Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố phương án tuyển sinh riêng năm 2020.
Theo đó, năm nay nhà trường sẽ tổ chức kỳ thi riêng vào cuối tháng 7.2020 để xét tuyển đại học. Đây là cách để trường chủ động "ứng phó" trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, vừa giúp nâng cao chất lượng đầu vào và chất lượng giảng dạy của nhà trường.
Thời gian và nội dung thi trong kỳ tuyển sinh riêng của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Những giờ qua, sau khi phương án tuyển sinh được công bố, nhiều học sinh bày tỏ băn khoăn về thời điểm Trường Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ công bố đề thi mẫu để học sinh chủ động trong việc ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi.
Ngoài ra, trong phương án tuyển sinh có nêu, thí sinh sẽ làm 3 bài thi, trong đó có môn Đọc hiểu. Học sinh thắc mắc, bài thi này sẽ như thế nào, vì trong đề thi THPT quốc gia mà các em làm quen lâu nay không có môn thi này.
Trao đổi với Lao Động về những băn khoăn trên của học sinh, PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - cho biết, kỳ thi tuyển sinh riêng của trường sẽ diễn ra ngày 25.7.
Về thời điểm công bố đề thi mẫu, theo PGS Huỳnh Quyết Thắng, trước đó Trường Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến công bố vào ngày 25.5. Tuy nhiên, có thể nhà trường sẽ công bố đề mẫu sớm hơn, khoảng đầu tháng 5 để học sinh có thêm thời gian ôn tập.
Giải đáp về cấu trúc đề thi của kỳ tuyển sinh riêng, đặc biệt là có sự xuất hiện của môn thi Đọc hiểu, lãnh đạo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, đọc hiểu là một trong những năng lực cần thiết để học ở bậc đại học. Năng lực này thể hiện ở việc suy nghĩ, nhìn nhận, nắm bắt vấn đề để đưa ra hướng giải quyết.
Việc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đưa môn Đọc hiểu vào kỳ tuyển sinh riêng là muốn đi theo xu hướng của các nước trên thế giới. Ví dụ đề thi của kỳ thi ACT và SAT của Mỹ, hay đề thi vào các trường đại học ở Nhật Bản đều có môn thành phần tương tự như vậy.
"Học sinh sẽ được cung cấp một chủ đề nào đó. Sau đó các em sẽ đọc hiểu đoạn văn bản và trong thời gian khoảng 30 phút sẽ trả lời một số câu hỏi liên quan đến chủ đề đã được cung cấp.
Chủ đề của bài Đọc hiểu sẽ trải rất rộng, từ chính trị, xã hội, khoa học tự nhiên, tới khoa học kỹ thuật. Các chủ đề này được lựa chọn ngẫu nhiên, đảm bảo không xa lạ, nằm trong vùng kiến thức học sinh đã học ở bậc phổ thông"- PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng cho biết.
Ông nhấn mạnh rằng, mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo ra những kỹ sư có kiến thức, có kỹ năng giải quyết vấn đề trong thực tế. Muốn được như vậy, người học phải có khả năng tự đọc nhiều tài liệu, nắm bắt các vấn đề. Bài thi Đọc hiểu sẽ giúp kiểm tra các kỹ năng này của thí sinh. Các câu hỏi của bài thi này sẽ dưới hình thức trắc nghiệm.
PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng cũng lưu ý, đề thi của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội khác với đề thi THPT quốc gia là có độ khó cao hơn, vì mang tính chất tuyển chọn thí sinh có năng lực vào trường. Đồng thời cũng có câu tự luận dưới dạng trả lời ngắn để đánh giá khả năng phân tích logic, diễn đạt của học sinh.
Dù vậy, học sinh yên tâm là chỉ cần tham khảo hướng dẫn của nhà trường, có phương pháp tự học, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn là có thể làm được bài thi.
Để cung cấp thông tin cho học sinh, PGS-TS Huỳnh Quyết Thắng cho biết, vào 14h ngày 12.4, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ livestream trên fanpage của trường để giải đáp tất cả băn khoăn, thắc mắc của học sinh liên quan đến kỳ thi tuyển sinh riêng của nhà trường.
ĐẶNG CHUNG
Covid-19: Phần lớn các kỳ thi ACT và SAT bị hoãn Hai kỳ kiểm tra đầu vào đại học trên toàn nước Mỹ vào tháng tư và tháng năm đã bị hủy vào ngày thứ hai khi virus corona tiếp tục tấn công vào tất cả các khía cạnh của hệ thống giáo dục. Kỳ thi ACT dự kiến tổ chức vào ngày 4/4 đã bị hoãn cho đến tận ngày 13/6 và kỳ...