COVID-19 thổi bay hàng ngàn tỷ đồng vốn hóa của doanh nghiệp địa ốc
Từ đầu mùa dịch COVID-19 đến nay, hàng loạt mã chứng khoán của các doanh nghiệp địa ốc liên tục lao dốc, bốc hơi hàng ngàn tỷ đồng vốn hóa. Sau dịch, cổ phiếu bất động sản không thể nhanh chóng hồi phục nên các nhà đầu tư cần thận trọng.
Mất hàng ngàn tỷ đồng
Cổ phiếu DXG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đất Xanh là một trong những mã chứng khoán chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Từ đầu năm đến nay, thị giá DXG đã giảm đi một nửa. Cụ thể, ở phiên giao dịch ngày 2/1/2020, DXG đang ở vùng giá 14.300 đồng/cổ phiếu thì hiện nay đang giao dịch quanh mức 7.700 đồng/cổ phiếu. Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá trị vốn hóa của Đất Xanh đã mất hơn 3.400 tỷ đồng.
Giá cổ phiếu DXG giảm từ 14.300 đồng về mức 7.770 đồng/cổ phiếu khi chốt phiên giao dịch ngày 14/.
Một doanh nghiệp khác là Công ty Cổ phần LDG (LDG) cũng bị thổi bay mất 1.127 tỷ đồng vốn hóa trên thị trường chứng khoán. Từ đầu năm đến nay, thị giá LDG đã giảm hơn một nửa. Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 2/1/2020, cổ phiếu LDG đang ở mức 8.850 đồng/cổ phiếu thì đến phiên giao dịch ngày 1/4 chỉ còn 4.160 đồng/cổ phiếu.
Dịch COVID-19 cũng khiến cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp bất động sản trở thành cổ phiếu “trà đá”. Điển hình như mã HAR của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền đang ở mức 2.250 đồng/cổ phiếu, giảm 1.700 đồng/cổ phiếu so với thời điểm đầu năm. Vốn hóa của HAR trên thị trường chứng khoán cũng bị mất 185 tỷ đồng. Cổ phiếu HQC của Công ty Cổ phần Địa ốc Hoàng Quân cũng đang giao dịch quanh mức 1.070 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm đầu năm, thị giá HQC giảm 80 đồng/cổ phiếu, vốn hóa giảm 38 tỷ đồng.
Lên sàn ngay trước tâm dịch COVID-19, cổ phiếu AGG của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia cũng bị giảm mạnh. Chốt phiên giao dịch trong ngày niêm yết 9/1, mã AGG có giá 30.400 đồng/cổ phiếu nhưng hiện nay đang ở mức 26.500 đồng/cổ phiếu. Giá trị vốn hóa của mã AGG cũng bị mất đi gần 300 tỷ đồng trong gần 3 tháng qua.
Vốn hóa của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia bốc hơi gần 300 tỷ đồng trong gần 3 tháng qua.
Ngoài ra, cổ phiếu của nhiều tập đoàn bất động sản cũng lao dốc vì chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Cụ thể, mã VHM của Công ty Cổ phần Vinhomes giảm 30.000 đồng/cổ phiếu trong quý 1. Tại ngày 2/1, VHM có thị giá 84.900 đồng/cổ phiếu thì hiện nay đang giao dịch quanh mức 54.800 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa của Vinhomes giảm hơn 99.000 tỷ đồng.
Tập đoàn FLC cũng không nằm ngoài cơn suy thoái của thị trường chứng khoán khi mất gần 1.400 tỷ đồng vốn hóa. Thị giá cổ phiếu FLC giảm từ 4.620 đồng/cổ phiếu ở ngày 2/1 về vùng giá 2.650 đồng/cổ phiếu ở phiên giao dịch hôm nay.
Video đang HOT
Nhà đầu tư không nên bán tháo hay “bắt đáy”
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Hoàng, thị trường bất động sản năm 2020 vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn khi nguồn cung suy yếu và ảnh hưởng từ dịch COVID-19. Do đó, nhóm cổ phiếu bất động sản không thể nhanh chóng bước vào giai đoạn tăng trưởng tích cực nên các nhà đầu tư cần thận trọng.
Trao đổi với PV, chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín, trường Đại học Ngân hàng TPHCM cho rằng, thị trường chứng khoán đang chao đảo nên một vài tháng tới sẽ khó dự đoán. Ở thời điểm hiện tại, nhà đầu tư nên ngồi im quan sát thị trường, không nên bán tháo hay “bắt đáy”.
Cổ phiếu bất động sản sẽ khó hồi phục sau dịch COVID-19. Ảnh: T. T.
“Sau khi kết thúc dịch COVID-19, thị trường chứng khoán sẽ hồi phục. Hết dịch, doanh nghiệp sẽ ổn định lại kinh doanh và hồi phục sản xuất, dòng vốn đổ vào thị trường chứng khoán tăng lên nên giá cổ phiếu chắc chắn tăng, tuy nhiên đó là viễn cảnh của 3-6 tháng tới”, ông Tín nói.
Trong khi đó, ông Trương Hiền Phương, Giám đốc môi giới Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam chi nhánh TPHCM cho hay, khi đánh giá cổ phiếu của một doanh nghiệp, cần phân tích 3 góc độ: thị trường vốn, kết quả kinh doanh, chỉ số tài chính. Hiện nay, chỉ số PE của các công ty bất động sản dưới 15, chỉ số PB đa phần dưới 1 hoặc tiệm cận 1, vẫn còn rất là thấp.
“Các nhà đầu tư nếu có quan tâm đến cổ phiếu bất động sản thì điều đầu tiên hãy xem chi tiết về doanh nghiệp mà mình quan tâm, tìm hiểu kỹ về “ sức khỏe” của doanh nghiệp đó và cuối cùng là chờ đợi khi nào thị trường có điều chỉnh hợp lý thì mua vào”, ông Phương nói.
DUY THẮNG
"Lá bùa" cổ phiếu quỹ sẽ lại phát huy tác dụng?
Hàng loạt doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ để bình ổn giá, gia tăng giá trị cho cổ đông.
"Lá bùa" cổ phiếu quỹ: Chiêu lợi mình, lợi cổ đông của doanh nghiệp
Cách đây khoảng mấy năm, khi thị trường chứng khoán khủng hoảng với chuỗi giảm điểm, hàng loạt doanh nghiệp đã ồ ạt đăng ký mua vào cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
Có nhiều lý do để các công ty đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ, nhưng lý do được các công ty "ưa chuộng" nhất đó là bình ổn giá cổ phiếu. Các công ty đang có một lượng tiền nhàn rỗi không biết đầu tư vào đâu có thể gom mua cổ phiếu của chính mình, một mặt sẽ làm cho lượng cổ phiếu lưu hành trên thị trường giảm xuống, lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) sẽ cao hơn, lượng cung bán ra ít đi khiến cổ phiếu không bị bán ồ ạt. Thông thường, doanh nghiệp "tung chiêu" mua cổ phiếu quỹ khi giá cổ phiếu đang giảm. Giá cổ phiếu giảm đồng nghĩa nhà đầu tư đang chưa đặt niềm tin vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp vực lại niềm tin đó bằng mua cổ phiếu quỹ. Nếu có niềm tin vào hành động của doanh nghiệp là đúng, nhà đầu tư có thể học theo doanh nghiệp mua vào giúp giá cổ phiếu tăng.
Thời điểm đó, cổ phiếu quỹ như là tấm lá bùa giúp trấn an nhà đầu tư giữa cơn giảm giá của hàng loạt cổ phiếu trên sàn.
Không những "giúp" cổ đông bằng nỗ lực chặn đà rơi của cổ phiếu, có doanh nghiệp vì có nguồn tiền dồi dào nhưng chưa có dự án cần tiền đầu tư thì đăng kí mua cổ phiếu quỹ để làm "của để dành", có thể bán ra khi giá cổ phiếu tăng, thu nguồn thặng dư về. Và, không ít doanh nghiệp khi bán ra cổ phiếu quỹ khi mọi thứ đã "đâu vào đấy", giá cổ phiếu hồi phục một gấp đôi khiến doanh nghiệp vừa được thặng dư vốn, vừa đạt tiêu chí tăng thanh khoản lúc cổ phiếu nóng lên.
Hàng loạt doanh nghiệp đang ồ ạt đăng ký mua cổ phiếu quỹ trước diễn biến phức tạp của COVID-19
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng, trong đó nhiều mã chứng khoán trên thị trường giảm mạnh cũng là điều không tránh khỏi. Để trấn an tâm lý nhà đầu tư, những "lá bùa" cổ phiếu quỹ lại được doanh nghiệp ồ ạt sử dụng.
Thống kê của chúng tôi những ngày gần đây cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp đã công bố thông tin về việc mua cổ phiếu quỹ từ đầu năm 2020 đến nay, đặc biệt là giai đoạn đầu tháng 3 vừa qua như Đạt Phương (DPG), Thực phẩm Sao Ta (FMC), Hodeco (HDC), PAN Group (PAN), Cường Thuận Idico (CTI), PVI, TPBank (TPB), An Dương Thảo Điền (HAR), Đầu tư VRC (VRC)... Mới đây nhất, lại thêm hàng loạt doanh nghiệp khác thông qua phương án mua cổ phiếu quỹ như DIC Corp (DIG), như Fecon (FCN), như VietinBank Securities (CTS), như Gelex (GEX), như Sợi thế Kỷ (STK) hay Gemadept (GMD), CII, hay Vicostone (VCS)...
Danh sách những doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu quỹ dự kiến sẽ còn dài khi mà mới đây, UBCKNN cũng thông tin sẽ thúc đẩy quá trình phê duyệt để doanh nghiệp có thể sớm mua được cổ phiếu quỹ nhằm hỗ trợ bình ổn thị trường.
Nhiều cổ phiếu bình ổn trở lại sau thông tin cổ phiếu quỹ
Sau thông tin đăng ký mua cổ phiếu quỹ được phát đi ngày 18/3 sau khi cổ phiếu đã giảm 30%, cổ phiếu FCN của Doanh nghiệp ngành khoáng sản - Fecon đã ngay lập tức phản ứng mạnh. Từ mức giá 7.000 đồng, FCN tăng trần ngay trong phiên và chỉ sau 3 phiên giao dịch đã đạt mức giá 7.560 đồng tại thời điểm kết thúc phiên giao dịch ngày 20/3/2020.
Cổ phiếu FCN tăng mạnh từ ngày công bố mua cổ phiếu quỹ
Doanh nghiệp ngành Logistic như Gemadept cũng gặp nhiều khó khăn. Doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2019 đều giảm so với cùng kỳ, trong đó lợi nhuận sau thuế còn 614 tỷ đồng - chỉ bằng hơn 32% của năm 2018 chủ yếu do năm vừa qua không ghi nhận khoản lãi từ "bán con" như năm trước đó.
Còn trên thị trường cổ phiếu GMD đã giảm đến 32% so với thời điểm đầu năm 2020, về quanh mức 15.600 đồng/cổ phiếu. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông và công ty, Gemadept đã thông qua phương án mua lại 25 triệu cổ phiếu tương ứng 8% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty làm cổ phiếu quỹ.
Thông báo phát đi tuy không đủ giúp sức GMD tăng bền vững nhưng cổ phiếu GMD cũng đã tăng mạnh được 2 phiên liên tiếp và 2 phiên trồi sụt gần đây vẫn chưa đẩy giá cổ phiếu GMD xuống sâu hơn.
Sợi Thế Kỷ (STK) cũng dự kiến mua lại 5 triệu cổ phiếu quỹ nhằm bảo vệ quyền lợi cho cổ đông khi giá cổ phiếu STK đã giảm khoảng 20% kể từ đầu năm. Sau thông báo này, cổ phiếu STK cũng đạt 2 phiên tăng liên tiếp.
Điều tương tự cũng xảy đến với cổ phiếu GEX của Gelex. Phương án mua lại 29 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ ngay lập tức giúp giá cổ phiếu GEX đang đà lao dốc không phanh xuyên thủng vùng giá thấp nhất 3 năm về ngưỡng 14.500 đồng hiện tại.
Hiệu ứng tăng giá cổ phiếu sau thông tin cổ phiếu quỹ cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp khác như Vicostone (VCS), CII...
Tất nhiên, giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán biến động là tổng hòa của rất nhiều yếu tố tác động đến cung-cầu-giá. Mọi nỗ lực của doanh nghiệp trong việc chi tiền mua cổ phiếu quỹ cũng chỉ là một yếu tố tác động đến giá nhưng rõ ràng, nhà đầu tư cần theo dõi những "lá bùa" cổ phiếu quỹ để có thể có những hành động cho riêng mình.
Phương Chi
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng. Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ...