COVID-19 tại ASEAN hết 12/1: Kỷ lục ca nhiễm, Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp dài hạn
Trong ngày 12/1, các nước ASEAN ghi nhận trên 15.700 ca mắc COVID-19, trong khi số ca tử vong tăng 465 trường hợp. Tình hình Malaysia căng thẳng với ca lây nhiễm kỷ lục và lênh tình trạng khẩn cấp vừa được ban bố.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 12/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 15.741 ca mắc COVID-19 và 465 ca tử vong.
Như vậy, các nước ASEAN hiện ghi nhận tổng cộng 1.683.249 ca mắc COVID-19 trong đó có 35.770 ca tử vong và 1.446.994 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 4 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia, Malaysia và Myanmar. Với trên 10.000 ca nhiễm và trên 300 ca tử vong chỉ trong một ngày, tình hình Indonesia ngày càng căng thẳng. Nước này tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN về cả tổng số ca bệnh và ca tử vong.
Ngày 12/1, hai quốc gia khác có số ca nhiễm mới ở mức 4 con số là Philippines và Malaysia. Malaysia chứng kiến số ca nhiễm mới tăng kỷ lục với trên 3.300 trường hợp.
Trong khi đó, Thái Lan tiếp tục xử lý ổ dịch lớn nhất từ trước tới nay tại tỉnh Sakhon, gần Bangkok, và ghi nhận thêm 287 ca nhiễm mới.
Trong 24 giờ qua, các nước Campuchia, Timor Leste, Lào không có thêm ca bệnh COVID-19 nào, trong khi Brunei có thêm một ca dương tính.
Biểu đồ tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và tử vong tại các nước ASEAN đến hết ngày 12/1/2021 (Theo số liệu của worldometers.info).
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 10/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Malaysia ban bố tình trạng khẩn cấp
Ngày 12/1, Quốc vương Malaysia đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19 đang có chiều hướng ngày càng nghiêm trọn, khi số ca nhiễm mới tăng nhanh đe dọa toàn bộ hệ thống chăm sóc y tế của quốc gia Đông Nam Á này.
Trong tuyên bố, Quốc vương Malaysia Al-Sultan Abdullah khẳng định dịch COVID-19 tại nước này đang diễn biến khó lường, do đó cần tới biện pháp khẩn cấp hỗ trợ ứng phó. Lệnh tình trạng khẩn cấp này sẽ kéo dài đến ngày 1/8 và có thể dỡ bỏ sớm nếu số ca nhiễm mới giảm. Theo Hiến pháp Malaysia, các phiên họp quốc hội và các hoạt động chính trị tại nước này đều tạm ngừng trong thời gian lệnh có hiệu lực.
Trước đó, ngày 11/1, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đề nghị Quốc vương Al-Sultan Abdullah ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp quốc gia, qua đó cho phép các cơ quan chức năng nước này huy động mọi nguồn lực để ứng phó với dịch bệnh.
Thủ tướng Muhyiddin Yassin cũng đã quyết định triển khai lệnh hạn chế mới trên 50% lãnh thổ, yêu cầu người dân ở nhà, ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng, trong khi mọi cơ sở kinh doanh đều ngừng hoạt động. Ông cảnh báo hệ thống y tế của Malaysia đang ở trong tình trạng quá tải.
Video đang HOT
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày lệnh tình trạng khẩn cấp được đưa ra, Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này đã ghi nhận 3.309 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh lên 141.533 ca. Đây là số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Malaysia.
Cũng theo thông báo, Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Hamzah Zainudin đã dương tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19. Đây là quan chức cấp cao thứ 3 của Malaysia mắc COVID-19 trong những ngày gần đây. Trước đó, Quốc vụ khanh về các vấn đề kinh tế Malaysia Mustapa Mohamed và Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, gia đình và phát triển cộng đồng Rina Harun đã dương tính với virus SARS-CoV-2.
Thái Lan chuẩn bị bơm 200 tỷ baht để hỗ trợ người dân
Bộ Tài chính Thái Lan đang chuẩn bơm 200 tỷ baht (khoảng 6,6 tỷ USD) hỗ trợ tài chính để đối phó với những điều kiện kinh tế đang xấu đi trong cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 kéo dài.
Quyền Tổng giám đốc Văn phòng Chính sách tài khóa (FPO) Kulaya Tantitemit cho biết khoản cứu trợ tài chính nói trên sẽ được giải ngân thông qua các tổ chức tài chính nhà nước bằng cách thực hiện các chính sách nhằm tăng cường thanh khoản và chăm sóc các nhóm khách nợ khác nhau.
Cảnh sát kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 trên một xe buýt ở Bangkok, Thái Lan, ngày 5/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trong số 200 tỷ baht đó, 100 tỷ baht là thanh khoản còn lại từ các biện pháp của Chính phủ Thái Lan được đưa ra từ giai đoạn đầu để khắc phục các tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Các chi tiết về những chính sách sắp tới dự kiến sẽ được công bố sau cuộc họp nội các ngày 12/1.
Gần đây đã có thông tin rằng Bộ Tài chính Thái Lan sẽ đề xuất các biện pháp cứu trợ để Nội các thông qua trong tuần này nhằm giúp những người đi vay tại các tổ chức tài chính nhà nước ở 33 tỉnh bị ảnh hưởng bởi những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt phòng chống dịch COVID-19.
Theo Giám đốc Cục Ngân sách Dechapiwat Na Songkhla, Chính phủ Thái Lan sẽ không sử dụng tiền từ ngân sách chi tiêu hàng năm của năm tài khóa 2021 để chi cho các biện pháp cứu trợ tài chính sắp tới, mà thay vào đó sẽ sử dụng 400 tỷ baht còn lại từ sắc lệnh vay khẩn cấp trị giá 1.000 tỷ baht trước đây.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Samut Sakhon, Thái Lan ngày 22/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Thái Lan bắt đầu tiêm chủng hàng loạt vào cuối tháng 2, với mục tiêu tiêm phòng cho ít nhất 33 triệu người, chiếm một nửa dân số, tính đến cuối năm 2021.
Trong lúc đối phó với làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất kể khi đại dịch bắt đầu, Thái Lan cho biết sẽ khởi động chiến dịch tiêm phòng bằng loại vaccine do Sinovac Biotech.
Philippines mở rộng lệnh cấm đi lại
Ngày 12/1, chính phủ Philippines đã mở rộng lệnh cấm đi lại tới 5 quốc gia nữa, trong đó có Trung Quốc đại lục. Bốn nước mới bị đưa vào danh sách cấm nhập cảnh là Pakistan, Jamaica, Luxembourg và Oman. Theo đó công dân các nước này bị cấm nhập cảnh vào Philippines kể từ trưa ngày 12/1.
Như vậy tới nay số quốc gia bị Philippines hạn chế đi lại đã lên 33 nước.
Kiểm tra thân nhiệt tại một lễ cưới ở Makati, Philippines, ngày 15/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Lệnh cấm nhập cảnh được đưa ra theo khuyến cáo của Lực lượng phản ứng nhanh liên ngành về chống bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện.
Hành khách trên chuyến bay cất cánh từ Vũ hán vào ngày 23/1/2020.
COVID-19 tại ASEAN hết 11/1: Toàn khối thêm 13.249 ca bệnh; Malaysia phong tỏa diện rộng
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 11/1, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 13.249 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 37.290 người.
Đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Makati, Philippines, ngày 15/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN chỉ có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 là Philippines, Indonesia và Malaysia.
Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong số các nước ASEAN, khi nước này ghi nhận tổng số ca bệnh cũng như tử vong cao nhất khu vực. Trong vòng 1 ngày, số ca bệnh và tử vong mới của Indonesia cao gấp nhiều lần các nước trong khu vực.
Tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" tiếp tục nghiêm trọng sau nhiều tháng dịch bùng phát tại đây và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong 24 giờ qua, Indonesia là quốc gia có số ca mắc mới và tử vong vì COVID-19 cao nhất châu Á. Indonesia ghi nhận tới 8.692 ca COVID-19 và 214 ca tử vong, qua đó nâng tổng số ca mắc bệnh và tử vong tại nước này lên lần lượt 836.718 ca và 24.343 ca.
Philippines dù dịch vẫn diễn biến xấu với số ca mắc mới/ngày nhiều thứ 3 trong số các nước Đông Nam Á và số ca tử vong nhiều thứ 2 khu vực với 11 người thiệt mạng. Nhìn chung, sau giai đoạn đỉnh dịch, tình hình COVID-19 tại Philippines đang hạ nhiệt dần.
Ngược lại, Malaysia tình hình cũng ngày càng đáng quan ngại hơn, làn sóng dịch mới đang quay lại tấn công Malaysia khi nước này ghi nhận tới 2.232 ca bệnh mới, 16 ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày qua. Malaysia là nước có số ca mắc COVID-19 trong ngày nhiều thứ 3 Đông Nam Á trong vòng 24 giờ.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 10/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Myanmar trong 24 giờ qua không thấy biến động về số liệu dịch COVID-19 (theo trang worldometers.info). Như vậy, hết ngày 11/1, Myanmar có tổng cộng 130.604 người nhiễm virus SARS-Cov-2, trong đó có 2.846 người không qua khỏi.
Thái Lan sau khi chứng kiến số ca lây nhiễm cộng đồng tăng vọt trong mấy ngày gần đây đã phải quyết định lập vùng kiểm soát đặc biệt để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lan diện rộng.
Cụ thể, virus SARS-CoV-2 tới nay đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 37.294 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 229 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 1.666.928 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 1.437.280 trường hợp.
Toàn khối đang chứng kiến những diễn biến dịch bệnh đáng quan ngại, phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch đợt mới, ở nhiều nước thành viên. Trong 24 giờ qua, ASEAN có 8 nước thành viên ghi nhận các ca COVID-19 mới. Chỉ còn Lào, Timor Leste và Brunei là những nước ASEAN không có thêm ca bệnh COVID-19 nào trong ngày 11/1.
Số liệu dịch COVID-19 tại ASEAN ngày 11/1:
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia ngày 10/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11/1, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin ban bố lệnh hạn chế di chuyển trên toàn quốc và phong tỏa 14 ngày đối với thủ đô Kuala Lumpur cùng 5 bang khác trong bối cảnh quốc gia này đang đương đầu với đợt bùng phát các ca mắc mới bệnh COVID-19 có thể khiến hệ thống y tế quá tải.
Giới chức y tế Malaysia cho biết làn sóng lây nhiễm hiện nay bắt đầu từ tháng 9/2020 và số ca mắc mới trong ngày có thể tăng lên mức 8.000 ca/ngày vào tháng 5/2021 nếu không có các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Trong bài phát biểu trực tiếp trên sóng truyền hình, ông Muhyiddin cảnh báo hệ thống y tế quốc gia đang đứng trước nguy cơ quá tải. Số ca mắc mới mỗi ngày lần đầu tiên vượt mức 3.000 vào tuần trước và tổng số ca mắc bệnh tại Malaysia tính đến ngày 11/1 đã vượt mức 138.000 ca, trong đó có 555 ca tử vong.
Biện pháp phong tỏa tại thủ đô Kuala Lumpur và 5 bang khác sẽ có hiệu lực từ nửa đêm 13/1, theo đó mọi hoạt động xã hội và đi lại trên cả nước sẽ bị cấm. Các cơ sở kinh doanh trong 5 lĩnh vực kinh tế thiết yếu vẫn có thể hoạt động nhưng phải giảm công suất, bao gồm các nhà máy và cơ sở sản xuất, xây dựng, dịch vụ, thương mại, phân phối và trồng trọt, và lĩnh vực tiêu dùng. Các siêu thị, ngân hàng và cơ sở chăm sóc y tế vẫn mở cửa trong khi các nhà hàng chỉ được phép phục vụ đồ mang đi.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Nam Tangerang, tỉnh Banten, Indonesia, ngày 11/11/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Ngày 11/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin đã yêu cầu các bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có các bệnh nhân không có triệu chứng, tự cách ly ở nhà do bệnh viện đã kín chỗ.
Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến từ Phủ tổng thống ở Jakarta, Bộ trưởng Budi cho biết số ca mắc bệnh đang gia tăng tại Indonesia sau kỳ nghỉ lễ cuối năm và các bệnh viện sẽ không đủ chỗ để tiếp nhận điều trị tất cả các bệnh nhân. Vì vậy, ông Budi lưu ý những bệnh nhân không bị sốt và khó thở nên tự cách ly tại nhà riêng hay phòng riêng. Tuy nhiên, chính phủ sẽ thiết lập các địa điểm cách ly mới cho bệnh nhân COVID-19, yêu cầu chính quyền địa phương chuẩn bị các nhà khách, nhà nghỉ hành hương hoặc khách sạn để tiếp nhận các trường hợp không triệu chứng. Bộ trưởng Budi đảm bảo các bệnh nhân nhẹ tự cách ly tại nhà sẽ vẫn được cung cấp đầy đủ các dịch vụ y tế đồng thời cam kết thiết lập một cơ chế mới để các bệnh nhân tự cách ly được các bác sĩ theo dõi điều trị trực tiếp hoặc qua dịch vụ y tế từ xa.
Bộ trưởng Y tế Indonesia cho biết hiện quốc gia này chỉ có 15.000 giường bệnh tại các các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và các phòng cách ly, thấp hơn nhiều so với mức cần thiết là 36.000 giường (tương đương 30% tổng số 120.000 ca bệnh vẫn còn dương tính với virus tính đến ngày 10/1). Cho rằng nhiều bệnh viện vẫn chỉ cung cấp một phần nhỏ chỗ điều trị nội trú cho các bệnh nhân COVID-19, Bộ trưởng Budi đã yêu cầu ban giám đốc cũng như chủ sở hữu các cơ sở này tăng cường chuyển đổi các giường bệnh thông thường thành các giường bệnh chữa trị COVID-19.
Kiểm tra thân nhiệt tại một lễ cưới ở Makati, Philippines, ngày 15/12/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 11/1, Campuchia đã mở lại các trường công lập trên cả nước sau khi ổ dịch COVID-19 lần đầu tiên bùng phát trong cộng đồng hồi cuối năm ngoái.
Trong một thông điệp đưa ra nhân dịp năm học mới 2020-2021, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen hối thúc tất cả các trường tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn của Bộ Y tế. Theo đó, cả giáo viên và học sinh, sinh viên cần đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 mét. Bộ Giáo dục, các cơ quan hữu quan, chính quyền địa phương và người dân phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để đảm bảo sức khỏe và giáo dục, tuyên truyền về vệ sinh nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan trong các trường học.
Campuchia cơ bản đã khống chế được dịch COVID-19. Đến nay, quốc gia Đông Nam Á này công bố tổng cộng 392 ca mắc, trong đó có 374 ca bình phục, và không có ca tử vong do COVID-19. Tuần trước, các trường học tư nhân đã mở cửa trở lại sau đợt bùng phát dịch COVID-19 trong cộng đồng.
Dịch COVID-19 tác động mạnh đến các nền kinh tế trên thế giới. Nhằm thúc đẩy nền kinh tế và các doanh nghiệp địa phương hồi phục sau tác động của đại dịch, chính quyền bang New South Wales (NSW), Australia, mới đây công bố sẽ thực hiện thí điểm việc cấp phát phiếu mua hàng miễn phí cho người dân trong tháng 2 tới.
COVID-19 tại ASEAN hết 11/12: Toàn khối gần 30.000 ca tử vong; Malaysia vượt Phililppines về ca mắc mới/ngày Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 11/12, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 11.026 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên sát 30.000 người. Số ca tử vong vì COVID-19 tại Indonesia vẫn ở mức cao....