COVID-19: Số người chết tại Mỹ vượt Tây Ban Nha, đứng thứ hai thế giới
Tổng cộng 16.478 người đã chết ở Mỹ do COVID-19, vượt qua Tây Ban Nha hôm 9/4.
Có 16.478 người đã chết vì virus corona ở Mỹ, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Trong khi đó, tổng số ca mắc bệnh được báo cáo ở nước này là 456.828, với 25.410 ca đã hồi phục.
Tình hình số ca mắc COVID-19 tập trung theo các lục địa. (Nguồn: John Hopkins. Đồ họa: Al Jazeera)
Trong cuộc họp báo ngày 9/4, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết Mỹ đang xét nghiệm cho hơn 100.000 người mỗi ngày. Tổng thống Mỹ Donald Trump nói hơn 2 triệu xét nghiệm COVID-19 đã được thực hiện tại Mỹ.
Trong khi đó, số ca chết người vì COVID-19 tại Anh tăng vọt 881 ca trong 24 giờ. Hiện Anh có 65.872 ca mắc COVID-19, 7.978 người chết.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 9/4 đã được đưa ra khỏi phòng chăm sóc tích cực, sau nhiều ngày chống chọi với virus corona. Ông sẽ tiếp tục ở bệnh viện thêm vài ngày nữa.
Video: Tổng thống Mỹ Donald Trump cảm ơn Việt Nam hợp tác chống COVID-19
Có số người chết vì dịch bệnh chỉ sau Mỹ là Tây Ban Nha với 15.447 ca, trên tổng số 153.222 ca mắc bệnh. Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm 9/4 nói nước này đã bước đến đỉnh dịch và Tây Ban Nha sẽ sớm nới lỏng các lệnh phong tỏa đang được áp đặt trên cả nước.
Dù vậy, ông Sanchez yêu cầu Quốc hội thông qua việc kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia đến 26/4. Ông nhấn mạnh rằng quá trình cuộc sống quay trở lại bình thường sẽ diễn ra từ từ vì mức độ nghiêm trọng của khủng hoảng.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. (Ảnh: Reuters)
Italy vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 18.279 người chết, trong tổng số 143.626 người mắc bệnh. Số bác sĩ Italy thiệt mạng đã lên đến 100 người.
Italy là quốc gia châu Âu đầu tiên đóng cửa gần như tất cả các hoạt động kinh doanh vào ngày 12/3 vì virus corona. Chính phủ Italy đang cân nhắc các biện pháp giảm bớt giãn cách xã hội, dự kiến trước mắt có hiệu lực đến 13/4.
PHƯƠNG ANH
Italy và Tây Ban Nha lại ghi nhận số ca tử vong kỷ lục trong ngày
Hai nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch Covid-19 tại châu Âu là Italy và Tây Ban Nha.
Hai nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch Covid-19 tại châu Âu là Italy và Tây Ban Nha tiếp tục ghi nhận số ca tử vong tăng cao trong ngày 20/3.
Đất nước Italy tiếp tục trải qua một ngày tang tóc vì đại dịch Covid-19. Trong ngày 20/3, nước này ghi nhận số ca tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay trên toàn thế giới khi đã có thêm 627 bệnh nhân thiệt mạng, vượt xa những gì đã diễn ra tại Vũ Hán vào tháng trước.
Hai nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của đại dịch Covid-19 tại châu Âu là Italy và Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters.
Tính đến hết ngày 20/03, Italy đã có trên 47.000 ca nhiễm Covid-19 và trên 4.000 bệnh nhân thiệt mạng. Sự bùng phát khủng khiếp của đại dịch Covid-19 tại nước này thể hiện qua một cột mốc là cách đây đúng 1 tháng, Italy phát hiện bệnh nhân đầu tiên ở vùng Lombardy và đến hiện tại, con số này đã cao gấp 22.000 lần (22.264 người nhiễm bệnh).
Hiện tại Italy đang huy động tất cả những gì có thể để chiến đấu với đại dịch. Theo Cơ quan bảo vệ dân sự Italy, số giường điều trị tăng cường đã được tăng lên từ 5.800 lên 8.000 giường và sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới. Ngày càng nhiều tổ chức quốc tế đổ về miền Bắc Italy để trợ giúp nước này.
Quân đội Italy cũng bắt đầu được triển khai tại các thành phố lớn như Milan để hỗ trợ cảnh sát trong việc siết chặt các quy định về cấm đi lại khi ngày càng có nhiều phản ánh cho thấy rất nhiều người dân Italy không tôn trọng các lệnh cấm ra khỏi nhà.
Từ ngày 21/3, tất cả các công viên trên toàn Italy sẽ bị đóng cửa để hạn chế người dân đổ về đây tụ tập. Công dân Italy chỉ được phép hoạt động thể thao quanh nhà.
Cùng tình trạng nguy cấp như Italy, Tây Ban Nha trong ngày 20/3 cũng đã có số bệnh nhân thiệt mạng vượt quá con số 1 ngàn người khi có thêm 235 ca tử vong, tăng 30% trong vòng 24h. Tổng cộng, Tây Ban Nha hiện có 1.053 ca tử vong và trên 20 nghìn ca nhiễm Covid-19, vượt qua Iran để trở thành nước chịu tổn thất vì dịch lớn thứ 3 trên thế giới sau Italy và Trung Quốc.
Nhằm giảm tải cho các bệnh viện, chính quyền Tây Ban Nha bắt đầu tiến hành cải tạo một trung tâm hội nghị lớn ở thủ đô Madrid thành một bệnh viện dã chiến quân đội có sức chứa 5500 giường bệnh. Quân đội Tây Ban Nha cũng tiếp tục được huy động để khử trùng các địa điểm, đặc biệt là các nhà dưỡng lão, nơi có các đối tượng dễ bị tổn thương nhất vì dịch Covid-19./.
Quang Dũng/VOV-Paris
Vì sao tỷ lệ tử vong vì nCoV của Đức thấp? Đức ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao thứ năm thế giới, nhưng tỷ lệ tử vong chỉ là 0,2%, thấp hơn Italy gần 40 lần. Giới khoa học đang cố gắng tìm hiểu lý do tỷ lệ tử vong vì Covid-19 ở Đức lại thấp hơn rất nhiều các quốc gia châu Âu khác, dù có nhiều điểm tương đồng về kinh...