Covid-19: Nắng nóng gay gắt, trường “linh động” bật điều hòa vì học sinh
Một số trường học ở Hà Nội ban đầu không bật điều hòa để phòng chống Covid-19 như khuyến cáo. Tuy nhiên, do nắng nóng gay gắt, trường học phải “linh động” để đảm bảo sức khỏe cho học sinh.
Bật quạt, mở cửa sổ
Đến thời điểm này, 63 tỉnh, thành phố có học sinh đi học trở lại; chủ yếu là học sinh THCS, THPT (khối lớp 9 và khối lớp 12 là chủ yếu).
Theo Bộ GD&ĐT, tỷ lệ học sinh đi học rất cao. Đối với bậc THPT là 99%, THCS là 97%. Điều này cho thấy, tỷ lệ học sinh đến lớp rất tốt.
Trước khi học sinh trở lại trường, cơ quan y tế đã có khuyến cáo nên giữ phòng học thoáng khí, hạn chế bật điều hòa để phòng dịch Covid-19.
Tuy nhiên, tại Hà Nội, nền nhiệt độ đang ở mức từ 33 – 38 độ C.
Phần lớn các trường học đều là nhà cao tầng nhưng không dám bật điều hòa theo khuyến cáo của cơ quan y tế.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa, Cầu Giấy cho biết, một số phụ huynh yêu cầu bật điều hòa. Một số phụ huynh đề nghị không bật.
Hiện tại, sĩ số học sinh mỗi lớp rất ít, lớp ít nhất có 4 quạt trần. Nhà trường mở các cửa sổ đảm bảo thông thoáng.
“Tuy nhiên, Ban giám hiệu thống nhất phải linh hoạt. Không để học sinh nóng quá mức không học được mà vẫn không bật điều hòa”, bà Nhiếp nói.
Trường THPT Trần Phú Hà Nội cũng bật quạt, mở cửa sổ để lớp học thông thoáng hơn.
Quan điểm của trường này đưa ra, không quá cứng nhắc nếu thời tiết quá nóng.
Không bật điều hòa dưới 25 độ
Thầy Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường Lômônôxốp cho hay, ngày đầu tiên nhập học nhà trường tuân thủ khuyến cáo của cơ quan y tế, không dám bật điều hòa.
Tuy nhiên, 9h sáng hôm qua (5/5), nhà trường phải bật điều hòa vì nắng nóng gay gắt.
“Căn cứ theo 15 tiêu chuẩn trường học an toàn đón học sinh sau dịch do Bộ GD&ĐT ban hành trước đó, không có quy định cấm bật điều hòa.
Video đang HOT
Thứ hai, một số học sinh có nền bệnh hen suyễn, tim mạch. Chúng tôi lo ngại nhiệt độ quá nóng, gây nguy hiểm sức khỏe, nhất là khi các em luôn phải đeo khẩu trang. Vì thế nhà trường bật điều hòa trên 25 độ”, thầy Tùng cho biết.
Nhà trường lo ngại nhiệt độ quá nóng, gây nguy hiểm sức khoẻ, nhất là khi các em luôn phải đeo khẩu trang.
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie chia sẻ, thời tiết quá nắng nóng ngột ngạt và nhất là trường học chủ yếu xây dựng cao tầng. Do vậy, nhà trường bật điều hòa nhưng không dưới 25 độ.
Điều này, theo thầy Khang, nhà trường đã tham khảo ý kiến chuyên gia. “Chúng tôi có hệ thống điều hoà tổng nên nhà trường quy định từ nơi điều hành và ở lớp phải để từ mức 25 độ trở lên”, thầy Khang cho hay.
Được biết, trong 3 ngày đi học đầu tiên sau kì nghỉ dài vì dịch Covid-19, học sinh trường này đi học 100%.
“Chúng tôi đùa nhau, học sinh đi học trên 100% bởi vì các con đã nghỉ quá lâu nên nhớ lớp, nhớ trường. Đặc biệt, bố mẹ các con cũng đến tận trường vì lo lắng.
Cũng theo Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang, trước mắt, do cấp tiểu học chưa đi học nên nhà ăn rất rộng rãi.
Khi các cấp đi học trở lại, nhà trường sẽ bố trí lệch giờ ăn giữa các khối lớp để đảm bảo giãn cách.
Về ô tô đưa đón, thầy Khang cho hay, nhà trường có đội xe hàng trăm chiếc. Cứ mỗi xe 16 chỗ, đưa đón 10 học sinh nên không quá đáng ngại.
Khi tất cả các cấp cùng đi học trở lại, giờ tan trường hoặc đưa đón sẽ được bố trí lệch ca để tránh tụ tập đông đúc.
Khuyến nghị của chuyên gia, các cháu học sinh trong lớp học không bắt buộc đeo khẩu trang, phòng học có thể bật điều hoà.
Học sinh không phải đeo khẩu trang trong lớp, phòng học được bật điều hòa
Theo thông tin mới nhất, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 sáng 6/5, GS.TS Lê Quang Cường, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, máy móc, thậm chí cực đoan như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn, lớp học không được bật điều hoà…
Theo các chuyên gia, những biện pháp này không những không cần thiết mà còn hại cho sức khoẻ của các cháu học sinh.
Khuyến nghị của chuyên gia, các cháu học sinh trong lớp học không bắt buộc đeo khẩu trang, phải giữ vệ sinh cá nhân, chịu khó rửa tay nhưng giờ ra chơi thì phải đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để tránh xác suất lây nhiễm, dù rất nhỏ.
Các phòng học có thể bật điều hoà nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Các phụ huynh cũng không nên cho con đi ra nơi công cộng khi không cần thiết.
Lớp học không điều hoà, phụ huynh lo con "nóng phát ốm"
Thời tiết trong những ngày đầu học sinh quay trở lại trường lên tới 35-36 độ C khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì "không điều hoà, sợ con phát ốm trước khi nhiễm virus".
Lo con nóng đến phát ốm
Ngày đầu con quay trở lại trường, chị Lương Thu Phương (Đống Đa, Hà Nội) nóng ruột khi thấy con mệt lả đi vì nóng. Hầu hết các phòng học trong trường đều đã được lắp điều hoà. Tuy nhiên, nhà trường tạm thời không bật do khuyến nghị của Bộ Y tế không nên sử dụng.
Vì thế, học sinh và giáo viên phải chấp nhận học trong không khí "gió trời" cùng bốn chiếc quạt trần chạy "ì ạch".
"Nóng nực thế này đến người lớn ngồi yên cũng thở không ra hơi nữa là học sinh. Học như vậy bản thân các con cũng uể oải, được mấy hôm đi học lại phát ốm ra mất".
Chị Phương nhận thấy việc tắt điều hoà cũng không giải quyết được điều gì khi học sinh vẫn chơi cùng nhau, trò chuyện với nhau gần gũi trong mỗi giờ ra chơi.
"Cứ như thế này, có khi các con còn nóng phát ốm trước khi lây nhiễm virus", chị Phương nói.
Học sinh đi học trở lại trong ngày nắng nóng
Có con đang học lớp 8, chị Hoàng Hải Yến (Ba Đình, Hà Nội) cho biết, khối lớp này hiện đang được nhà trường sắp xếp thời gian học vào buổi chiều.
"Đó là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày, thế nhưng lớp học cũng không được bật điều hoà. Chỉ khổ bọn trẻ ngồi học nhưng vẫn mướt mát mồ hôi, nắng nóng thế này nhưng vẫn phải đeo khẩu trang kín mít, đến người lớn cũng phát sốt chứ nói gì đến trẻ. Không cho con đi học cũng lo mà cho đi thì cha mẹ cũng lo ngay ngáy".
Giống như tâm trạng của chị Yến, chị Mai Thu có con đang học lớp 8 cho biết, bản thân chị không đồng tình với việc không bật điều hoà cho học sinh giữa thời tiết nắng nóng như vậy.
Ngay khi nghe con về tâm sự, chị đã gọi điện cho giáo viên chủ nhiệm phản ánh vấn đề này. Tuy nhiên, giáo viên cho biết, dù rất thương học trò nhưng vẫn phải làm theo đúng khuyến nghị để đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời điểm hiện tại.
Chị Nga Thy, một phụ huynh tại Hà Nội cũng cho biết, cô con gái đang học lớp 9 rất khổ sở khi đến trường vì nắng nóng nhưng không có điều hòa: "Con nhà mình đi học về cũng mệt lả do lớp 9 học tăng cường đến quá trưa. Lớp con học trên tầng 4, quạt đến đâu con nóng đến đó, vừa học vừa phải lau mồ hôi".
Để hạn chế bớt nắng nóng oi bức, nhiều trường phải bật quạt trần hết cỡ và mở toang các cửa sổ. Nhiều học sinh tự tìm ra giải pháp là dùng sách vở làm quạt để chống chọi với cái nóng.
Giáo viên thương nhưng khó xử
Cũng trong đầu tiên học sinh trở lại trường, ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) nhận được những dòng tin nhắn của một giáo viên chia sẻ về chuyện thương các học trò học trong điều kiện nắng nóng.
"Anh ơi, tình hình là quá thương học sinh luôn. Tầng 5 và 6 nóng vô cùng, nhất là tầng 6 mái tôn. Liệu có giải pháp nào không anh?", cô giáo nhắn.
Lúc đó, ông Tùng chỉ biết nói cô giáo chịu khó động viên học sinh, gắng đợi thêm vài ngày nữa vì hiện tại chưa thể tính được gì.
Ông Tùng cho hay, tạm thời hôm nay không được phép bật điều hòa theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế. "Cả ngày hôm nay, trường chúng tôi không dám bật hệ thống điều hòa. Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, lãnh đạo các nhà trường như chúng tôi cũng không dám tự ý quyết hay làm việc gì. Bởi nói gì thì nói, đi ngược khuyến cáo của Bộ Y tế trong giai đoạn chống dịch này là điều không nên".
Sau ngày đầu trở lại trường trong thời tiết khá nóng, ông Tùng cho biết các phụ huynh cũng rất than phiền về vấn đề này. "Không ít phụ huynh chia sẻ rằng, ngồi học trong điều kiện thời tiết nắng nóng, không bật điều hòa thì các con có khi ảnh hưởng sức khỏe vì nóng trước khi ảnh hưởng vì Covid-19", ông Tùng kể.
Theo ông Tùng, nhà trường đang lâm vào cảnh "khó xử", khi một bên là khuyến cáo không sử dụng; bên còn lại là sức ép nhu cầu lớn của học sinh, phụ huynh. "Khuyến cáo cách đây 2 tháng của Bộ Y tế là không bật điều hoà. Nhà trường đang chờ xem liệu Bộ Y tế có khuyến cáo gì mới hay không. Nếu 1-2 hôm nữa mà không có yêu cầu bắt buộc thì phải bật điều hòa cho các con".
Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ
Tương tự, bà Trần Thị Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa cho biết, trong thời điểm thời tiết nắng nóng nhưng nhà trường chỉ mở các cửa lớp cho thông thoáng chứ không bật điều hòa theo đúng khuyến nghị. "May mà các lớp học hiện chỉ bố trí có 20 học sinh nên cũng đỡ được phần nào".
Bà Hợp cho hay, nhà trường sẽ theo dõi tình hình nhiệt độ những ngày tới để xem xét có bật điều hòa cho học sinh không. Tuy nhiên, bà Hợp cho rằng, sức khoẻ của học sinh và giáo viên phải được đặt lên trên hết.
Ở Trường THCS Thái Thịnh, ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng nhà trường cho hay, có lẽ do mấy hôm nay trời chưa quá nóng và phụ huynh cũng hiểu về công tác phòng dịch nên chưa có ý kiến nào về vấn đề này.
Trong ngày đầu học sinh trở lại trường, các lớp học đã được mở hết cửa sổ, bật quạt, cộng thêm việc mỗi lớp ít học sinh nên tạm thời mọi thứ vẫn đang diễn ra thuận lợi.
"Những ngày tới đây nếu thời tiết nắng nóng, nhà trường vẫn đành chấp nhận phương án này và tạm thời sẽ chưa bật hệ thống điều hòa để chờ đợi khuyến nghị của Bộ Y tế", ông Cường nói.
Dù thương học trò nhưng theo bà Đỗ Thị Bảy, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), việc này cũng rất khó xử cho nhà trường.
"Trong giai đoạn đầu trở lại, nhà trường mong muốn học sinh sẽ tuân thủ việc không dùng điều hòa. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại kiến nghị đến ban giám hiệu cần phải cho học sinh sử dụng điều hòa. Vì vậy, nhà trường cũng rất khó xử", bà Bảy giãi bày với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trong buổi kiểm tra công tác tổ chức dạy và học chiều 4/5.
Chia sẻ về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây là vấn đề đặt ra cần linh hoạt theo điều kiện từng vùng. "Tuy nhiên, dù dịch bệnh đã được khống chế tốt nhưng các trường vẫn phải đề cao cảnh giác, đảm bảo an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế", ông Nhạ nói.
Cách đánh giá học sinh sẽ thay đổi như thế nào trong những năm học tới? Một trong những nội dung được quan tâm trong quá trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là việc đánh giá học sinh như thế nào, cách đánh giá mới sẽ khác gì so với cách đánh giá học sinh hiện nay... Nói về những khác biệt giữa các cách đánh giá học sinh, tại buổi giao lưu trực tuyến...