COVID-19: Dùng phần mềm nhận diện khuôn mặt cho ‘cây gạo’ hỗ trợ người nghèo
Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã dùng phần mềm nhận diện khuôn mặt vào hoạt động chung tay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhằm đảm bảo mỗi người nhận một phần hỗ trợ trong 1 tuần.
Hơn 15 tấn gạo được chuẩn bị để phát miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn vì ảnh hưởng của COVID-19 của ĐH KTQD từ 16/4 đến hết 30/4/2020.
Gần đây, nhiều hoạt động hỗ trợ, chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi COVID-19 được thực hiện trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành trên cả nước. Điểm nhấn của những hoạt động này là những cây ATM phát gạo miễn phí được đặt ở một số nơi.
Mới đây, trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân đã đưa “cây gạo – NEU” vào triển khai tại cổng trường. Đây là điểm tổ chức hoạt động hỗ trợ đầu tiên trên cả nước dùng phầm mềm nhận diện khuôn mặt trong việc thực hiện.
Người tham gia được đo thân nhiệt và khử trùng tay trước khi xếp hàng vào nhận gạo.
Đại diện nhà trường, Ông Nguyễn Hữu Đồng, Chủ tịch Công đoàn, trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết: Nhà trường đã đi khảo sát lắp đặt “cây gạo” trên địa bàn Hà Nội để tìm ra phương án tốt nhất. Trong đó có áp dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt, không tiếp xúc trực tiếp với người dân khi đến nhận gạo nghĩa tình. Người dân đến chỉ cần nói họ tên, hệ thống nhận diện gương mặt ghi lại, đảm bảo nguyên tắc trong 1 tuần, sẽ chỉ được nhận 1 lần.
Người dân đứng trước camera và màn hình để ghi nhận và kiểm tra thông qua phần mềm nhận diện khuôn mặt.
Mỗi người dân tham gia nhận phần gạo hỗ trợ đều được đo thân nhiệt, khử trùng tay trước khi xếp hàng “cây gạo”. Người dân đứng cách camera và màn hình hiển thị 2m để ghi nhận, kiểm tra nhận diện khuôn mặt trước khi nhận gạo.
Video đang HOT
Tại “cây gạo – NEU” có người hướng dẫn cho mọi người tham gia, đảm bảo đúng cách, trật tự, an toàn.
Tại “cây gạo – NEU” có người hướng dẫn cụ thể cho người tham gia, ngoài ra mỗi người tới đều được phát một thông báo với những lưu ý quan trọng hướng dẫn việc nhận gạo, cùng với đó là góp phần tuyên truyền người dân phòng chống COVID-19 đúng cách.
Tham gia hoạt động còn có sự có mặt của chính quyền phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng để đảm bảo việc phát gạo miễn phí cho người dân đúng quy trình an toàn và trật tự
Chính quyền phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, cùng lực lượng an ninh, quân đội và dân phòng tham gia hỗ trợ trường ĐH KTQD thực hiện hoạt động phát gạo miễn phí cho người dân.
Đại diện chính quyền Quận Hai Bà Trưng cho biết: Việc phát gạo cho những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được kiểm soát ngay từ những khâu đầu, việc phun khử khuẩn được tiến hành thường xuyên, tất cả những người đến nhận sẽ được đo thân nhiệt, khi có bất cứ trường hợp nào có biểu hiện sốt sẽ được lực lượng y tế theo dõi, lấy thông tin gửi về nơi tạm trú để tiến hành theo dõi theo đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn cho cộng đồng cũng như góp phất phát hiện những người có biểu hiện, hoặc đã bị lây nhiễm trong cộng đồng.
Lực lượng an ninh, quân đội và dân phòng sẽ được huy động để đảm bảo trật tự trong khi người dân nhận gạo, giãn cách xã hội theo đúng Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Một số hình ảnh được PV Báo Kiến Thức ghi nhận tại cổng trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân:
Các phần gạo được chia sẵn thành từng túi, mỗi túi 3kg và xếp sẵn để phục vụ người dân tiện nhận.
Phầm mềm nhận diện khuôn mặt sẽ ghi nhận lại hình ảnh người tới nhận phục vụ việc kiểm tra, đảm bảo mỗi người nhận 1 túi gạo trong 1 tuần.
Người dân xếp hàng dài chờ tới lượt, mọi người đều chấp hành nghiêm chỉnh việc giữ khoảng cách 2 m khi xếp hàng.
Tất cả người tham gia đều phải đo thân nhiệt trước khi vào nhận gạo.
Mỗi người được phát thông báo nôi dung cụ thể, với những hưỡng dẫn nhận gạo và phòng chống COVID-19 đúng cách.
Tại điểm xếp hàng, các khuyến nghị giữ khoảng cách tối thiểu được dán thông báo để nhắc nhở người dân, kết hợp với hướng dẫn tại chỗ giúp người dân thực hiện đúng cách, trật tự và an toàn.
Lê Anh
Ấn Độ sẽ xây dựng hệ thống nhận diện khuôn mặt lớn nhất thế giới
Công nghệ này sẽ có vai trò quan trọng trong việc nhận diện tội phạm, những người bị mất tích hoặc hỗ trợ ngăn chặn tội ác xảy ra.
Bhuwan Ribhu một nhà hoạt động vì trẻ em đã tạo ra phần mềm để ghép cặp ảnh của những em bé mất tích với ảnh của những em bé sống trong nhà tình thương.
Kết quả cho thấy 10,561 cặp giống nhau. Phần lớn các em là nạn nhân của nạn buôn người và phải làm việc cực khổ trong các công xưởng, nhà máy.
Nhờ vụ việc trên, cảnh sát ở New Delhi bắt đầu sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt. "Có 300,000 trẻ em mất tích ở Ấn Độ và 100,000 em sống ở các nhà tình thương. Việc tìm kiếm thủ công là không thể." - Ribhu nói.
Không chỉ dừng lại ở đó, chính phủ Ấn Độ muốn xây dựng một trong những hệ thống nhận diện khuôn mặt lớn nhất giới. Dự án hứa hẹn việc cảnh sát ở 29 bang cùng 7 thành phố liên minh của Ấn Độ sẽ đều chia sẻ một cơ sở dữ liệu chung thống nhất.
Cô gái đăng ký thông tin cá nhân ở quầy nhận diện gương mặt tại sân bay quốc tế Rajiv Gandhi.
Cơ sở dữ liệu quốc gia
Dự án sẽ kết nối những hình ảnh từ mạng lưới camera quan sát của quốc gia. Từ đó, nó sẽ dựa trên cơ sở dữ liệu từ ảnh chụp mà cơ quan chính phủ cung cấp như ảnh hộ chiếu, ảnh tội phạm... để tìm ra người đó.
Công nghệ này cũng cho phép tìm kiếm dựa trên hình ảnh trên báo, tranh phác họa tội phạm. Nó cũng sẽ nhận diện được khuôn mặt nhờ camera kín và ra thông tin cảnh báo nếu người đó nằm trong danh sách đang bị truy nã.
Tỉ lệ tội phạm ở Ấn Độ khá cao đặc biệt là ở các vùng hẻo lánh. Chính vì vậy, theo Cục Hồ sơ Tội phạm Quốc gia Ấn, công nghệ này sẽ có vai trò quan trọng trong việc nhận diện tội phạm, những người bị mất tích hay hỗ trợ ngăn chặn tội ác xảy ra.
Thách thức về công nghệ
Các chuyên gia lo ngại về việc liệu Ấn Độ có thể tiến hành dự án lớn như thế này trong thời gian tới hay không. Thời gian lý tưởng để đưa tham vọng của Ấn Độ thành hiện thực là từ 12 - 18 tháng, trong khi chính phủ mong đợi hệ thống sẽ hoạt động sau 8 tháng kể từ ngày ký hợp đồng.
Tạo ra một nền tảng để thực hiện tham vọng này không phải là điều khó. Thử thách ở đây nằm ở việc trang bị camera giám sát trên toàn quốc với hệ thống nhận diện gương mặt. Theo thống kê của website Comparitech, New Delhi hiện có 10 camera giám sát/ 100 người dân. Ít hơn nhiều so với 113 ở Thượng Hải và 68 ở Luân Đôn. Con số này còn thấp hơn nữa ở các vùng hẻo lánh - nơi chiếm tới 66% dân số Ấn Độ.
Tuy nhiên Ấn Độ đang nỗ lực nhanh chóng để cải thiện điều này. Theo phó chủ tịch thành phố, thủ đô New Delhi sẽ trang bị thêm 300,000 camera giám sát. Trong những năm trở lại đây, tỉ lệ tấn công xâm hại cơ thể ở Ấn Độ thuộc top cao trên thế giới, dự án được thực hiện góp phần đảm bảo an toàn cho phụ nữ nước này.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Biên phòng Mỹ muốn áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt Lực lượng hải quan và biên phòng Mỹ đang tìm kiếm thông tin về các phần mềm nhận diện khuôn mặt để áp dụng vào các máy quay cá nhân trang bị cho lực lượng cảnh sát ở khu vực biên giới, phục vụ công tác chống buôn lậu và nhập cư trái phép. Ngày 16-10, cơ quan hải quan và biên phòng...