Covid-19 đang tác động đến lĩnh vực công nghệ như thế nào?
Covid-19 đang gây ra những tác động lớn đến lĩnh vực công nghệ cũng như nền kinh tế thế giới như giảm giá trị của nhiều công ty trên thị trường chứng khoán, phải hủy bỏ các hội chợ công nghệ, sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng…
Cổ phiếu của các công ty công nghệ giảm
Sự phụ thuộc của các công ty công nghệ vào Trung Quốc đối với chuỗi cung ứng đã được phản ánh trong thị trường chứng khoán. Vì nhiều nhà máy ở các nước đang trong tình trạng ngừng sản xuất, khiến toàn bộ ngành công nghiệp bị ảnh hưởng. Ngày 23/3 vừa qua, giá trên thị trường chứng khoán của Apple, Nvidia và AMD đã giảm 1.000 điểm, tiếp theo là 900 điểm vào ngày 24/3. Dell đã giảm 12% trên thị trường chứng khoán kể từ khi Covid-19 bùng phát ở Ý.
Tác động của Covid-19 đối với các sự kiện công nghệ
Khi LG tuyên bố bất ngờ vào ngày 5/2 rằng họ sẽ không tham dự Triển lãm di động thế giới 2020, tuyên bố này của LG đã dẫn đến một hiệu ứng quả cầu tuyết kéo theo nhiều công ty công nghệ hủy bỏ tham dự triển lãm, buộc các nhà tổ chức phải hủy bỏ một trong những hội chợ công nghệ quan trọng nhất trong năm.
Covid-19 đang gây ra những tác động lớn đến lĩnh vực công nghệ
Một sự kiện quan trọng khác cũng bị hủy bỏ đó là Triển lãm ảnh và máy ảnh năm 2020, đây là một trong những hội chợ nhiếp ảnh và video lớn nhất được tổ chức tại Nhật Bản. Từ đó, nhiều sự kiện công nghệ khác lần lượt tuyên bố hủy bỏ như Hội nghị thượng đỉnh tiếp thị toàn cầu của Facebook, Black Hat Châu Á 2020 hoặc Cisco Live tại Melbourne.
Hủy bỏ các chuyến công tác
Video đang HOT
Hiện nay việc sử dụng hội nghị truyền hình để tổ chức các cuộc họp đã tăng theo cấp số nhân trên toàn thế giới. Với hàng trăm ngàn người trên khắp thế giới tổ chức các cuộc họp ảo từ nhà của họ. Cùng với việc đóng cửa tạm thời một số nhà máy, nó đã góp phần làm giảm mức độ ô nhiễm ở Trung Quốc 25%.
Đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới đã làm cho con người nhận ra rằng, không cần thiết phải đi máy bay mỗi tuần và đi đến bên kia của bán cầu để ký một thỏa thuận thương mại.
Ảnh hưởng đến kinh tế
Công ty đầu tiên công bố tác động do Covid-19 đó là Công ty chuyên về sản xuất chipset Nvidia, họ cho rằng Covid-19 sẽ tác động đến doanh thu năm 2021 khoảng 100 USD. Trong khi đó, Apple cũng đã tuyên bố rằng họ sẽ cắt giảm sản lượng trong quý thứ hai do tác động của đợt bùng phát Covid-19 và họ dự đoán rằng công ty sẽ không đáp ứng được triển vọng doanh thu được công bố vào ngày 28/1 cho quý thứ hai của năm 2020 là từ 63 tỷ đến 67 tỷ USD.
Sự chậm trễ trong chuỗi cung ứng
Việc đóng cửa các nhà máy có tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng. Cảnh báo về sức khỏe có thể sẽ làm giảm doanh số điện thoại thông minh lên tới 50% trong suốt quý đầu tiên của năm. Mặc dù một số nhà phân tích mong đợi giảm 30%.
Trong khi đó, theo các ước tính của TrendForce thì sự suy giảm sẽ nằm trong khoảng từ 8.1% trong lĩnh vực ô tô đến 16% trong lĩnh vực đồng hồ thông minh ( smartwatch). Báo cáo của họ cho thấy sự suy giảm ở các lĩnh vực khác như máy chơi game video (giảm 10,1%), máy tính xách tay (giảm12,3%), TV (giảm 4,5%) hoặc loa thông minh (giảm 12,1%). Báo cáo của TrendForce cũng nghi ngờ khả năng sản xuất giảm trong các lĩnh vực chất bán dẫn, pin và các bộ nhớ DRAM và Nand Flash.
Đối với thị trường máy tính cá nhân (PC), công ty Canalys ước tính rằng các đơn hàng PC sẽ giảm ít nhất 3,4%, trong trường hợp xấu nhất, mức giảm có thể lên tới 9% trong năm 2020.
Phan Văn Hòa
Tiếp bước Vingroup, đại gia bất động sản FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết bất ngờ nhảy sang lĩnh vực công nghệ
Nguồn tin của ICTnews cho hay FLC bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực công nghệ bằng việc bất ngờ chuyển sang làm nền tảng điện toán đám mây.
FLC chưa công bố thông tin về chiến lược này nhưng đây là con đường không quá bất ngờ khi mà Cách mạng 4.0 đang lên ngôi.
Nguồn tin của ICTnews cho hay, tập đoàn bất động sản FLC đang xây dựng nền tảng điện toán đám mây. Trả lời ICTnews trước thông tin này sáng ngày 31/10/2019, đại diện truyền thông của FLC cho biết sẽ sớm thông tin về vấn đề này.
Mới đây, FLC và Samsung Vina đã ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với nhiều nội dung quan trọng trong việc khai thác, tối ưu hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ của cả hai bên. Ông Suh Kyung Wook, Tổng Giám đốc Công ty Điện tử Samsung Vina cho biết: "Samsung là tập đoàn điện tử toàn cầu tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp cũng như công nghệ thông minh ứng dụng vào cuộc sống. Chúng tôi tin rằng, với thỏa thuận hợp tác chiến lược này, Samsung và FLC sẽ cùng sát vai nhau để kiến tạo nên những dự án bất động sản ý nghĩa cho tương lai, nhằm nâng tầm trải nghiệm của người dùng Việt Nam".
Tập đoàn FLC của tỷ phú Trịnh Văn Quyết bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực công nghệ bằng việc bất ngờ chuyển sang làm nền tảng điện toán đám mây.
Những năm gần đây, FLC đã tạo được những dấu ấn lớn trên thị trường qua việc đưa vào vận hành thành công hệ thống quần thể nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế trên nhiều tỉnh, thành cả nước. Đồng thời, thương hiệu Bamboo Airways đã đã trở thành một hiện tượng của ngành hàng không Việt Nam, với tỷ lệ bay đúng giờ cao nhất toàn ngành, và cũng là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam định hướng dịch vụ theo chuẩn 5 sao quốc tế. FLC đang đặt mục tiêu xây dựng một "hệ sinh thái" hoàn chỉnh, với những sản phẩm, dịch vụ đa dạng, phục vụ nhu cầu của cộng đồng và xã hội.
Giới phân tích cho rằng, việc FLC nhảy vào lĩnh vực công nghệ là con đường không quá bất ngờ bởi ngành bất động sản, khách sạn nghỉ dưỡng đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0. Rất nhiều hệ thống bán phòng đại lý thông minh... dành cho khách sạn, resort chạy trên nền tảng điện toán đám mây. Áp lực cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các tập đoàn bất động sản nghỉ dưỡng phải mạnh mẽ trong việc chuyển đổi số. Trước đó Vingroup tập đoàn hoạt động rất mạnh về bất động sản cũng đã tuyên bố trở thành doanh nghiệp công nghệ.
Theo ông Nguyễn Khải Hoàn, Phó Tổng Giám đốc FPT Software, Việt Nam đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và có rất nhiều cơ hội và các xu hướng công nghệ như công nghệ AI, blockchain và tự động hóa. Tuy nhiên khoảng 5 năm tới, nếu doanh nghiệp không ứng dụng công nghệ để thay đổi thì cơ hội sẽ biến mất. Việc ứng dụng các nền tảng, giải pháp chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển các mô hình kinh doanh mới để bứt phá trên thị trường.
Trước xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, Bộ TT&TT sẽ tuyên bố chiến lược về chuyển đổi số quốc gia, để tiến tới một nền kinh tế số, xã hội số.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: "Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng vĩ đại của loài người và đây là lần đầu tiên loài người bước vào một thế giới khác. Sẽ xuất hiện kinh tế số và xã hội số. Và chỉ lúc này thì các công nghệ số mới phát huy hết sức mạnh của nó, bao gồm cả sức mạnh xây dựng và sức mạnh huỷ diệt".
Nếu chúng ta có chính sách phù hợp thì Việt Nam sẽ tận dụng được cơ hội này để vượt lên thành nước phát triển. Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về chính sách và thể chế nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Tuy nhiên, Việt Nam muốn thay đổi thứ hạng trên thế giới thì phải đi nhanh và đi đầu để có lợi thế cạnh tranh. "Chúng ta có thể làm được vì văn hoá người Việt Nam là thích ứng nhanh với cái mới, ham học hỏi cái mới, sáng tạo trong ứng dụng cái mới. Và Việt Nam luôn là nước mạnh nhất thế giới trong các cuộc cách mạng toàn dân", Bộ trưởng Bộ TT&TT chia sẻ.
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chính là hạt nhân của quá trình chuyển đổi này. Chúng ta phải cần đến hàng trăm ngàn doanh nghiệp ICT tại khắp các tỉnh thành để đẩy nhanh chuyển đổi số Việt Nam. Chính chuyển đổi số sẽ thúc đẩy Make in Vietnam, hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và từ đây đi ra toàn cầu.
Theo GenK
Đây là lý do tại sao Nike chọn một lãnh đạo công nghệ lên tiếp quản vị trí CEO Vào ngày 13/1 năm sau, Mark Parker, CEO của Nike kể từ năm 2006, sẽ rời khỏi vị trí của mình. Thay thế ông làm Chủ tịch và CEO của nhãn hiệu thời trang thể thao lớn nhất thế giới sẽ là John Donahoe, một lãnh đạo công nghệ lâu năm mà khi nhìn vào tiểu sử của ông, người ta sẽ thấy...