Covid-19 đã khiến những ‘con gà đẻ trứng vàng’ của Tiki, Shopee, Lazada, Sendo hết thời ra sao?
Các website thời trang giảm 38% lượng truy cập theo quý trong khi hàng di động, điện máy tăng thấp chỉ 4-5%
“ Con gà đẻ trứng vàng” đã hết thời?
Trái với suy nghĩ của nhiều người về những con số phi mã mà ngành thương mại điện tử đạt được trong quý 1 vốn là giai đoạn cao đểm dịch Covid-19 tại Việt Nam, theo số liệu của bộ phận nghiên cứu của iPrice Group, lượng truy cập các chợ online trung bình theo quý đã giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019. Một số ngành hàng đóng góp vào tăng trưởng thị trường trước dịch là hàng điện tử và thời trang giờ không còn là gà đẻ trứng vàng. Các website thời trang giảm 38% lượng truy cập theo quý trong khi hàng di động, điện máy tăng thấp chỉ 4-5%. Đây là ảnh hưởng của dịch Covid-19 ảnh hưởng tới sức mua các mặt hàng giá trị cao.
Báo cáo của iPrice Group cho thấy Tiki đã trở lại top 2 các sàn TMĐT Việt Nam sau hai quý bị Sendo qua mặt. Sau 3 tháng đầu năm, website của Tiki đạt 23,99 triệu lượt truy cập/tháng, giảm nhẹ 500.000 lượt/tháng so với quý 4/2019, nhưng vẫn ổn định nếu so với hai đối thủ Lazada Việt Nam và Sendo.
Lượng truy cập vào Lazada Việt Nam và Sendo trong quý 1 lần lượt giảm 7,3 triệu lượt/tháng và 9,6 triệu lượt/tháng. Hai sàn này cũng lần lượt xếp sau Tiki.
Hạng 1 toàn quốc vẫn là Shopee Việt Nam với 43,16 triệu lượt truy cập website/tháng. Shopee Việt Nam còn tăng thêm 5,2 triệu lượt truy cập website/tháng so với quý trước. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp Shopee đạt tăng trưởng về lượng truy cập website.
“Các ngành hàng kinh doanh tốt vào mùa dịch này trên các trang thương mại điện tử bao gồm bách hóa và y tế. Vì vậy các sàn thương mại điện tử dần dần chuyển dịch ngành hàng của họ. Nhưng vì một số lý do việc chuyển dịch này bị chậm. Thứ nhất là chuỗi cung ứng chưa sẵn sàng với các ngành hàng này. Bản thân các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng phải quan sát thị trường một thời gian mới đưa ra các quyết định”, đại diện truyền thông iPrice trả lời phỏng vấn VTV.
Cũng theo số liệu của đơn vị nghiên cứu này, lượng truy cập vào ngành hàng bách hóa cũng tăng 45% so với quý trước. Đây cũng là ngành hàng mà theo đại diện Tiki sẽ nằm trong sự thay đổi chiến lược của đơn vị này để phù hợp với xu hướng thắt lưng buộc bụng của người dùng trong trạng thái bình thường mới.
Video đang HOT
“Ví dụ như khi khách hàng mua một cái điện thoại có giá trị cao thì phải mất 1-2 năm sau khách hàng mới có nhu cầu mua sắm một mặt hàng tương tự. Tuy nhiên khi bán mặt hàng thiết yếu có giá trị hàng ngày thì nhu cầu mua sắm lặp lại rất cao vì vậy tổng doanh số của ngành hàng này cũng không hề thua kém các mặt hàng có giá trị cao.”, ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó chủ tịch đầu tư và phát triển doanh nghiệp Tiki.
Qua rồi thời cạnh tranh khuyến mại
Cuộc chơi trên thị trường thương mại điện tử, thực tế hiện chỉ gói gọn trong bốn cái tên là Shopee, Sendo, Tiki và Lazada. Báo cáo thường niên của VNG – một trong những cổ đông lớn nhất nắm 24% của Tiki – vừa hé lộ con số lỗ khổng lồ của trang thương mại điện tử này năm 2019 với gần 1.800 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty này chỉ lỗ hơn 750 tỷ đồng.
Nếu xét về quy mô lỗ lũy kế tổng thể, Tiki vẫn có phần lép vế hơn hai đối thủ cạnh tranh, vốn được hậu thuẫn rất mạnh từ những công ty mẹ nước ngoài. Tuy vậy những con số này cũng cho thấy, cuộc đua “đốt tiền” dường như vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, dù cách tiếp cận nay đã khác.
Và khi thị trường đã có bước chuyển, cuộc đua đốt tiền cũng thay đổi từ cạnh tranh về khuyến mại và những sự kiện mua sắm giống hệt nhau sang những hướng đi riêng.
Trước sức ép của Covid-19 bản thân các sàn thương mại điện tử cũng có xu hướng cắt giảm chi phí, không ồ ạt đổ tiền làm khuyến mãi như trước. Đổi lại các doanh nghiệp bắt đầu đổ tiền vào livestream và game trên ứng dụng và mạng xã hội tranh thủ thời điểm người dân dành nhiều thời gian cho các thiết bị di động để tăng tương tác, độ gắn kết của người dùng phục vụ cho mục tiêu dài hơn.
“Chúng tôi đầu tư rất nhiều để mỗi ngày có đến hàng trăm tập livestream được thực hiện bởi các nhà bán hàng và các thương hiệu đối tác kết hợp cùng Lazada đưa lên trên ứng dụng di động. Chúng tôi thu hút được nhiều người xem hơn và từ đó chúng tôi tiếp cận được nhiều khách hàng mục tiêu tại Việt Nam”, bà Nguyễn Thị Thúy Hằng, Giám đốc Marketing, Lazada Việt Nam trả lời trên VTV.
Tương tự Lazada, Tiki tăng lỗ đột biến trong năm 2019 khi hướng đến gia tăng trải nghiệm người dùng bằng việc ra mắt tính năng mới như livestream TikiLIVE và đầu tư cho phát triển hệ thống kho bãi, giao hàng nhanh. Sàn này cũng dành một phần tiền không nhỏ để tăng mức độ nhận diện với khách hàng trẻ thông qua các MV âm nhạc.
Từ đầu tháng 4/2019, hàng loạt MV ca nhạc có sự xuất hiện “tình cờ” của Tiki được tung lên Youtube và chiếm các vị trí hàng đầu trên Youtube Trending. “Lửng lơ” (B-Ray và Masew), “ Bạc phận” (K-ICM ft. Jack), “Đừng yêu nữa, em mệt rồi” (Min), “Anh ơi ở lại” (Chi Pu) và “Yêu được không?” (Đức Phúc). Điểm chung của các MV này là có cảnh nhân viên giao kiện hàng đóng logo Tiki, cuối ca khúc là thông tin thương hiệu.
Cuộc cạnh tranh thương mại điện tử tại Việt Nam vốn đang thay đổi theo từng quý. Mỗi doanh nghiệp một thế mạnh và chưa có ai là người thắng cuộc tuyệt đối. Tác động từ dịch Covid-19 có thể đóng vai trò là chất xúc tác tạo ra nhiều cơ hội mới cho những cái tên kém hạng vươn lên. Quý 1 vừa qua có ý nghĩa thăm dò là chính. Cuộc cạnh tranh sẽ rõ ràng hơn trong quý 2.
Website Thế Giới Di Động có lượt truy cập vượt hơn Sendo, Tiki, Lazada
Số liệu từ iPrice cho thấy trong quý 4/2019, website thegioididong.com được truy cập nhiều thứ hai trong các trang thương mại điện tử, vượt qua Lazada, Tiki, Sendo.
iPrice, dựa trên số liệu của Similarweb, vừa công bố bản đồ thương mại điện tử Việt Nam quý 4/2019. Theo đó, Thế Giới Di Động vượt lên trên các trang thương mại điện tử truyền thống để đứng thứ nhì thị trường về lượt truy cập website, chỉ đứng sau Shopee.
Bản đồ thương mại điện tử Việt Nam quý 4/2019. Ảnh chụp màn hình từ trang iprice.vn
Ở quý trước, Thế Giới Di Động xếp thứ 3 sau Sendo. Quý này, Tiki bị Lazada vượt mặt nên đứng vị trí thứ 5.
Thứ tự các trang thương mại điện tử tính theo lượt truy cập website từ cao xuống thấp như sau: Shopee, Thế Giới Di Động, Sendo, Lazada, Tiki.
Như vậy, top 5 website thương mại điện tử Việt Nam có 4 trang bán hàng tổng hợp lớn và chiếm gần trọn doanh thu của ngành này. Thế Giới Di Động chỉ chuyên bán điện thoại, laptop và các mặt hàng công nghệ liên quan.
Nếu tính tất cả các trang web tại Việt Nam thì Google, Facebook, YouTube đang dẫn đầu về lượt truy cập (theo Similarweb). Shopee đứng thứ 12 và Thế Giới Di Động đứng thứ 28.
Mặc dù đứng thứ nhì trong nhóm thương mại điện tử nhưng lượt truy cập website của Thế Giới Di Động cũng chỉ nhỉnh hơn Sendo và Lazada một chút. Trong khi đó, Shopee có vị trí khá vững chắc khi tách biệt hẳn khỏi nhóm đối thủ.
Cụ thể, Shopee có gần 38 triệu lượt truy cập hàng tháng, Thế Giới Di Động 28 triệu, Sendo 27,2 triệu, Lazada 27 triệu, Tiki 24,5 triệu.
Website Thế Giới Di Động có lượt truy cập số 2 trong các trang TMĐT tại Việt Nam.
Đáng chú ý, website Điện máy Xanh đứng thứ 6 có 10,3 triệu lượt truy cập. Nếu tính gộp hai website thegioididong.com và dienmayxanh.com thì lượng truy cập tổng của Thế Giới Di Động hiện đứng đầu Việt Nam về các trang mua hàng online, có 38,3 triệu lượt so với 38 triệu của Shopee. Trước đó, Thế Giới Di Động tự công bố cho biết họ đứng đầu Việt Nam hiện nay về doanh thu bán hàng online, tức vượt hơn cả các trang bán hàng online khác trong top 5.
Mặc dù có lượt truy cập website rất tốt nhưng ứng dụng (app) của của Thế Giới Di Động lại bị các đối thủ bỏ xa. App của chuỗi bán lẻ này xếp thứ 5 trên Google Play Store và xếp tận thứ 7 trên Apple App Store.
Trong khi đó, Shopee có chiến thắng thuyết phục khi ứng dụng của trang này đứng đầu ở cả hai hệ điều hành Android và iOS.
Mặc dù có lượt truy cập website chỉ đứng thứ 5 nhưng app Tiki lại được tin dùng, đứng số 2 ở cả hai chợ ứng dụng. Lazada và Sendo có ứng dụng lần lượt đứng số 3 và 4.
Nhìn vào thống kê này, có thể thấy trong top 4 trang thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam, ngoại trừ Shopee giữ ngôi số 1 một cách thuyết phục, 3 trang còn lại lại có thứ tự ngược nhau khi xét về lượng truy cập website và người dùng ứng dụng.
Khi xét từng nền tảng mạng xã hội riêng lẻ, mỗi đơn vị lại có thế mạnh riêng. Lazada đứng số 1 thuyết phục về lượng người "thích" trên Facebook, Shopee đứng số 1 về lượng người theo dõi trên Instagram, trong khi chuỗi bán lẻ hàng công nghệ CellphoneS đứng đầu về số người đăng ký kênh YouTube.
Trong top 10 các trang thương mại điện tử tại Việt Nam có tên của các chuỗi bán lẻ công nghệ đáng chú ý hiện nay: FPT Shop (7), CellphoneS (8), Điện máy Chợ Lớn (9), Hoàng Hà Mobile (10).
Theo ITC News
Bùng nổ thương mại điện tử và nỗi lo gia tăng vi phạm sở hữu trí tuệ Sự bùng nổ thị trường thương mại điện tử với khối lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông lớn đã tạo thuận tiện về nhiều mặt cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này cũng vô tình làm khởi phát, gia tăng những hành vi gian lận thương mại, vi phạm sở hữu trí tuệ. Thương mại điện tử phát triển "chóng mặt......