Covid-19: Cảnh báo nóng của nhà văn Ý đối với thế giới
Nhà văn Mattia Ferraresi cho biết, các bác sĩ Ý đã bị buộc phải đưa ra quyết định đau lòng về việc cứu ai, điều trị cho ai vì có quá nhiều bệnh nhân nhiễm Covid-19 đồng thời nhắn nhủ thế giới “đừng làm những gì chúng tôi đã làm”.
Theo Mirror, nhà văn Ferraresi ở Ý đã khẩn cầu các nước trên thế giới nghiêm túc thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19. Bởi theo ông, chỉ mới một hai tuần trước, Ý vẫn có một hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt, không bao giờ khiến bất cứ bệnh nhân nào phải rời khỏi bệnh viện mà không được chữa trị.
Nhưng hiện nay, các đơn vị chăm sóc tích cực đã quá tải, và các bác sĩ buộc phải đưa ra quyết định đau lòng về việc điều trị cho ai, cứu ai khi số bệnh nhân nhiễm virus corona tăng chóng mặt.
Mô tả tình hình hiện nay “giống như trong thời chiến”, nhà văn Ý cho biết, các bệnh viện đã bị quá tải đến mức buộc phải dựng lều tạm cho bệnh nhân. Một số bệnh nhân nhiễm bệnh nặng thậm chí không thể tiếp cận điều trị y tế và đang chết dần trong nhà họ.
Hơn 1.000 người Ý đã chết vì dịch Covid-19, khiến quốc gia châu Âu này trở thành nước có số người chết vì virus corona cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Ý hiện cũng là quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19, với hơn 21.000 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh.
Video đang HOT
Nhà văn Ferraresi cho rằng, đáng lẽ tình hình dịch bệnh đã có thể tránh được nếu chính phủ hành động quyết liệt ngay từ đầu chứ “không phải đến giờ” mới ban hành quyết định phong tỏa.
Với quyết định trên, các cửa hàng ngoại trừ các hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm và quầy bán báo trên toàn nước Ý đã được lệnh đóng cửa mọi lúc. Các trường học và đại học cũng bị đóng cửa kể từ ngày 4/3, và tất cả các công việc không thiết yếu cũng tạm thời bị dừng lại.
“Cách để tránh hoặc giảm nhẹ tình hình dịch bệnh ở Mỹ và các nơi khác là các chính phủ phải làm điều gì đó tương tự như những gì Ý, Đan Mạch và Phần Lan đang làm bây giờ. Đừng lãng phí vài tuần như chúng tôi khi chúng tôi cho rằng chỉ phong tỏa một vài địa phương, hủy bỏ các cuộc tụ họp công cộng và khuyến khích làm việc tại nhà là đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Bây giờ chúng tôi biết rằng điều đó là gần như không đủ”, nhà văn Ý viết.
Theo danviet.vn
Ông bà thành người giữ trẻ trong mùa dịch
Thay vì hạn chế ra ngoài và đến những nơi đông người như khuyến cáo, nhiều người già vẫn phải ra công viên, sân chơi với cháu vì chúng được nghỉ học.
Trong một nghị định có hiệu lực ngày 5/3, chính phủ Italy đề nghị người già và người có bệnh ở nhà, hạn chế đến viện dưỡng lão và các cơ sở trợ giúp người cao tuổi khác để ngăn chặn nCoV lây lan trong nhóm người dễ tổn thương nhất này.
Một bé gái đi dạo cùng ông dọc theo một hàng cây ở Rome, Italy, hôm 5/3 sau khi chính phủ đóng cửa tất cả các trường học để hỗ trợ cuộc chiến chống Covid-19. Ảnh: AP
Nhưng ở đất nước này, người già có truyền thống trông cháu bởi thuê tiền thuê người giữ trẻ hoặc chi phí gửi ở nhà trẻ rất cao. Ngày 4/3, khi chính phủ đóng cửa trường học trên toàn quốc những người già ở Italy ngẫu nhiên bị "khoác" thêm nhiệm vụ mới: Trông cháu.
Italy hiện là vùng dịch lớn thứ hai thế giới, sau Trung Quốc. Đất nước này có dân số già nhất châu. Trong khi đó, người già là đối tượng đặc biệt dễ bị lây nhiễm Covid-19. Đến nay, 148 bệnh nhân đã chết ở Italy đều là người già hoặc có vấn đề về sức khỏe khác.
Ông Mauro Benedetti (73 tuổi) cho biết, từ hôm 5/3 ông được các con gọi đến nhờ trông cháu: "Đây thật sự là một nghịch lý. Họ bảo chúng tôi phải ở trong nhà, nhưng nếu vậy thì sao chúng tôi trông cháu được".
Chỉ cần nhìn vào một sân chơi với những người già và trẻ nhỏ cũng sẽ thấy các biện pháp của chính phủ có thể phản tác dụng. Người già đang tiếp xúc với nhiều trẻ nhỏ, đối tượng được cho là dễ mang mầm bệnh nhất.
Quyết định đóng cửa trường học khiến nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Người đàn ông Rome có tên Roberto đang đưa cháu gái đến sân chơi Santa Maria Liberatrice ý kiến: "Nói một cách thực tế, nếu không có ông bà, thì đó sẽ là một mớ hỗn độn. Với những gia đình mà cả bố và mẹ đều đi làm, đó thực sự là một vấn đề".
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết biện pháp đóng cửa các trường học và đại học trên toàn quốc cho đến ngày 15/3 là bởi Italy sẽ không có đủ các đơn vị chăm sóc đặc biệt để điều trị cho bệnh nhân nếu virus tiếp tục lây lan theo cấp lũy thừa.
Hiện tại, giường điều trị tích cực (ICU) đang bị thiếu hụt ở Bologna - vùng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch, nơi có 2.251 ca trong số 3.858 bệnh nhân Covid-19 ở Italy.
Tiến sĩ Franco Locatelli, người đứng đầu hội đồng khoa học quốc gia về sức khỏe, cho biết các biện pháp của chính phủ là nhằm giảm lây nhiễm và bảo vệ dân số mong manh là những người nghèo và người già, vì tất cả các nghiên cứu đều cho thấy họ có nguy cơ bị biến chứng nặng nhất do virus.
"Sự chăm sóc nhóm bệnh nhân này là mục tiêu cơ bản cho đất nước chúng ta", Locatelli nói với các phóng viên hôm 5/3.
Dù có những rủi ro, nhiều người cảm thấy hạnh phúc khi được trông cháu. Lorenzo Romano, người thường xuyên nấu bữa trưa cho các cháu khi chúng đi học về, đã nhìn vào mặt tích cực. "Nói chung, điều đó (bọn trẻ ở nhà) làm tôi hạnh phúc, bởi vì tôi sẽ được ở cạnh chúng nhiều hơn", ông nói.
Ánh Dương
Theo AP/VNE
Người Ý "trị" Covid-19 bằng trò đùa Số người nhiễm và thiệt mạng vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra dịch Covid-19 tại Ý tính đến ngày 29-2 lần lượt là 1.128 và 29 người - cao nhất tại châu Âu. Trong khi nhiều quốc gia lân cận ban bố các biện pháp kiểm soát và ngăn chặn Covid-19, không ít công dân Ý quyết định dùng Covid-19 làm...