COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến người tăng huyết áp?
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, những người bị cao huyết áp có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19 và những triệu chứng nặng của bệnh.
Nếu bạn bị huyết áp cao, bạn nên cẩn thận hơn để bảo vệ bản thân trước COVID-19. Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, những người bị cao huyết áp có nguy cơ cao hơn mắc COVID-19 và những triệu chứng nặng của bệnh.
Theo Tiến sĩ Santosh Kumar Dora, bác sĩ Tim mạch cao cấp, Viện Tim mạch Châu Á, một số nghiên cứu đang tiến hành cho thấy một số người bị tăng huyết áp, tiểu đường và bệnh tim có thể phát triển các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Tăng huyết áp thường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, bởi không được nhiều người chú ý. Trên thực tế, nếu không được điều trị, áp lực máu lớn lên thành động mạch có thể làm hỏng các mạch máu, dẫn đến các bệnh về tim mạch và tổn thương nhiều cơ quan khác như thận, mắt và não.
Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và COVID-19
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh mạch vành, béo phì có nhiều khả năng mắc COVID-19. Phân tích từ các nghiên cứu khác nhau cho thấy, huyết áp cao là tình trạng bệnh lý đã có từ trước, phổ biến nhất ở những người nhập viện do COVID-19. Theo một tài liệu do Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ ban hành, những người có tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có nhiều khả năng bị các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn của COVID-19.
Các chuyên gia cho rằng, một hệ thống miễn dịch kém cùng với mức độ căng thẳng gia tăng, thiếu vận động ngoài trời do các biện pháp phong tỏa thường xuyên cũng như chế độ ăn uống không lành mạnh có thể dẫn đến sự tấn công của virus Sars CoV-2. Tiến sĩ Dora nhấn mạnh, việc kiểm soát huyết áp cao là điều cần thiết trong đại dịch COVID-19. Bạn nên kiểm tra tình trạng huyết áp của mình định kỳ. Nếu trên 80/120 mmHg (HA bình thường), bạn nên điều trị để duy trì mức ổn định.
Video đang HOT
Ngoài ra, huyết áp cao gây tổn hại các động mạch và khiến chúng khó bơm máu hơn và yếu đi theo thời gian. Tương tự, virus SARS- CoV-2 có thể có tác động tiêu cực đến tim và làm tổn thương tim. Vì vậy, COVID-19 có thể có tác động xấu hơn đến tim nếu bạn bị huyết áp cao và những vấn đề về tim. Theo một nghiên cứu được công bố trên National Institue of Health, các bệnh đi kèm như tăng huyết áp đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, dẫn đến các biến chứng tim mạch và có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng và tử vong do COVID-19. Một nghiên cứu khác do Tạp chí Dị ứng và Miễn dịch học Lâm sàng tiến hành cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn ở những bệnh nhân có các triệu chứng của COVID-19 nặng.
Kiểm soát huyết áp
Huyết áp bình thường là từ 80/120 mmHg. Nếu huyết áp của bạn vượt quá mức bình thường, thì đây là một số cách để duy trì huyết áp ổn định:
- Quản lý tiền tăng huyết áp: Tiền cao huyết áp là khi huyết áp tâm thu từ 120 đến 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg. Nói cách khác, đó là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị tăng huyết áp trong tương lai. Kiểm soát huyết áp cao ở giai đoạn này có thể giúp kiểm soát bệnh sớm và giảm nguy cơ mắc bất kỳ bệnh nào liên quan.
- Tập thể dục thường xuyên: Các nghiên cứu nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập thể dục thể thao để ngăn ngừa bệnh tật và bệnh tăng huyết áp cũng không ngoại lệ. Tập thể dục thường xuyên là một cách hiệu quả để làm giảm huyết áp tâm thu từ 4 đến 9 mmHg. Hoạt động này cũng giúp bạn kiểm soát cân nặng, đây là yếu tố chính dẫn đến tăng huyết áp. Thể dục nhịp điệu, rèn luyện sức mạnh, yoga, Zumba… bạn có thể chọn các bài tập khác nhau để kiểm soát huyết áp của mình. Theo các chuyên gia, tập thể dục thường xuyên từ 30 đến 45 phút mỗi ngày có thể hữu ích.
- Đừng bỏ qua việc dùng thuốc: Những người có vấn đề về huyết áp cao nên bắt đầu dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa được chứng nhận. Tránh tự mua thuốc hoặc bỏ qua thuốc. Bạn cần tuân thủ quy trình dùng thuốc giúp giữ huyết áp trong phạm vi cho phép. Ngừng thuốc ngay khi chỉ số giảm không phải là một ý kiến hay, vì vậy đừng ngừng dùng thuốc cho đến khi bác sĩ khuyên. Chỉ số huyết áp của bạn có thể quay trở lại mức ban đầu và thậm chí có thể tăng lên mức cao hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.
– Chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp (Dash Diet): Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim là điều quan trọng để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và những bệnh khác. Phương pháp tiếp cận chế độ ăn ngừa cao huyết áp là một trong những chế độ ăn tốt nhất cho người bị tăng huyết áp. Chế độ này bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, các loại đậu và hạt, những sản phẩm từ sữa ít béo, thịt nạc, cá và ít muối. Khi theo chế độ ăn kiêng này, bạn nên hạn chế lượng natri nạp vào cơ thể dưới 2300 mg (5mg) natri mỗi ngày. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh cho thấy việc hạn chế ăn mặn có thể làm giảm mức huyết áp, đặc biệt là ở những người bị huyết áp cao.
- Tránh hút thuốc: Hút thuốc là một yếu tố góp phần gây ra một số bệnh từ tăng huyết áp đến bệnh tiểu đường hay nghiêm trọng hơn là ung thư. Điều quan trọng là mọi người phải tránh xa thói quen nguy hiểm này. Bởi theo các chuyên gia, mỗi điếu thuốc bạn tiêu thụ sẽ làm tăng huyết áp tạm thời trong vài phút sau khi bạn sử dụng. Vì thế hãy tránh tất cả các dạng thuốc lá và thậm chí là hút thuốc thụ động để giúp duy trì sức khỏe tổng thể, cũng như giảm thiểu nguy cơ đau tim và đột quỵ.
- Hạn chế rượu: Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp đến mức không tốt cho sức khỏe. Khi bạn uống nhiều hơn 3 ly cùng một lúc, điều này sẽ dẫn đến việc tăng huyết áp tạm thời. Và việc uống rượu một cách thường xuyên có thể dẫn đến hậu quả lâu dài. Vì thế, hãy tránh uống rượu hoặc uống có chừng mực nếu bạn là người bị tăng huyết áp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với việc hạn chế uống rượu, những người nghiện rượu nặng đã giảm thành công huyết áp tâm thu cũng như huyết áp tâm trương.
Lưu ý: Trong trường hợp bạn bị cao huyết áp và nhận thấy các triệu chứng của COVID-19, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức để tránh biến chứng. Ngoài ra, hãy thực hành tất cả các biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn./.
Cứu bệnh nhân người Indonesia bị nhồi máu cơ tim
Thời điểm nhập viện, bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch sau 4 giờ bị nhồi máu cơ tim.
Thông tin do Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ cung cấp ngày 14/4. Bệnh nhân là ông Umar, 58 tuổi, quốc tịch Indonesia, làm việc trên tàu chở hàng tại bến cảng ở Cần Thơ.
Vào lúc 15h45 ngày 11/4, khi làm việc và sinh hoạt trên tàu chở hàng, ông Umar lên cơn đau ngực, co giật bất ngờ, bị trượt chân ngã và ngất xỉu. Thuyền trưởng của tàu đã liên hệ với cơ quan Kiểm dịch y tế Quốc tế Cần Thơ đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Người này được thực hiện xét nghiệm Covid-19 và không có yếu tố dịch tễ.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ngực trái dữ dội, bức rức, vật vã. Kết quả tham khám và xét nghiệm cho thấy bệnh nhân mắc đái tháo đường type II, tăng huyết áp, suy thận mạn tính.
Bác sĩ siêu âm kiểm tra tình hình sức khỏe bệnh nhân sau can thiệp tim mạch. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Sau chẩn đoán, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp thành trước giờ thứ 4. Lúc này, tình trạng của bệnh nhân rất nặng, nguy cơ tử vong cao.
Kết quả chụp mạch máu xóa nền DSA cho thấy bệnh nhân bị hẹp nặng nhánh động mạch vành bên trái, lan ra thân chung, mảng xơ vữa không ổn định. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến phòng cấp cứu và đặt 2 stent tái thông mạch vành.
Sau 30 phút can thiệp, huyết áp và triệu chứng đau ngực của bệnh nhân cải thiện rõ. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, phổi thông khí tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định.
Triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp là đau ngực trái đột ngột, dữ dội, lan ra cánh tay trái, kèm theo nôn, những trường hợp nặng có thể gây ngất hay đột tử.
Nguyên nhân gây thiếu máu não Năm nay tôi 60 tuổi, gần 3 tháng nay tôi hay bị nhức đầu, ngồi xuống đứng lên hay bị hoa mắt. Tôi có bị tăng huyết áp nhưng không thường xuyên. Nghe nói đó là biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân gây bệnh này. maiha@yahoo.com Ảnh minh họa Thiểu năng tuần hoàn não...