Cột mốc mới cho Ấn Độ trong hàng không vũ trụ
Ấn Độ ngày 16.1 đã ghép nối hai vệ tinh trong không gian, một cột mốc quan trọng cho giấc mơ về một trạm vũ trụ và chuyến bay có người lái lên mặt trăng của nước này.
Hai vệ tinh nói trên, mỗi chiếc nặng 220 kg, đã được phóng vào tháng trước trên một tên lửa từ địa điểm phóng Sriharikota của Ấn Độ. Sau đó, hai vệ tinh tách ra, theo AFP.
Bức ảnh được Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO) chụp ngày 30.12.2024 cho thấy cảnh phóng tên lửa ISRO PSLV-C60 mang theo hai vệ tinh SpaDeX SDX01 (Chaser) và SDX02 (Target) từ Trung tâm Vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota (Ấn Độ). ẢNH: AFP
Đến hôm nay 16.1, hai vệ tinh đã được điều khiển ghép lại với nhau trong một quá trình “chính xác” dẫn đến “việc ghép nối tàu vũ trụ thành công”, theo Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO). ISRO gọi đó là “khoảnh khắc lịch sử”.
Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư thực hiện được sứ mệnh trên, được gọi là SpaDeX hay Thí nghiệm Ghép nối Không gian, sau Nga, Mỹ và Trung Quốc. Mục tiêu của SpaDeX là “phát triển công nghệ cần thiết để gặp gỡ, ghép nối và tách ghép hai tàu vũ trụ nhỏ”, theo ISRO. Hai nỗ lực ghép nối trước đó đã bị hoãn lại do các vấn đề kỹ thuật.
Cú ‘phóng đôi’ đưa hai tàu Mỹ, Nhật lên khám phá mặt trăng
Công nghệ ghép nối đóng vai trò quan trọng đối với các nỗ lực không gian trong tương lai, chẳng hạn như dịch vụ vệ tinh và khi cần phóng tên lửa nhiều lần để đạt được mục tiêu của sứ mệnh, theo CNN.
Công nghệ ghép nối sẽ đóng vai trò quan trọng nếu Ấn Độ muốn thành công trong việc thúc đẩy tham vọng đưa một công dân Ấn Độ lên mặt trăng và xây dựng một trạm không gian, theo ISRO. Công nghệ này sẽ cho phép Ấn Độ chuyển vật liệu từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ này sang vệ tinh hay tàu vũ trụ khác, như mẫu vật mặt trăng và cuối cùng là con người trong không gian.
Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, đã thể hiện tham vọng du hành vũ trụ của mình trong thập niên qua với chương trình không gian phát triển đáng kể, sánh ngang với các cường quốc với mức giá thấp hơn nhiều, theo AFP. Vào tháng 8.2023, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư hạ cánh tàu không người lái lên mặt trăng.
Ấn Độ đưa thành công vệ tinh quan sát Trái Đất vào quỹ đạo
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 16/8, Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đưa thành công vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-08 và vệ tinh SR-O DEMOSAT vào quỹ đạo đã định.
Như vậy, ISRO đã thực hiện vụ phóng thứ ba và cũng là vụ phóng cuối cùng trong khuôn khổ dự án phát triển Phương tiện phóng vệ tinh nhỏ-D3 (SSLV-D3).
Vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-08 tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, Ấn Độ ngày 12/8/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Phương tiện phóng SSLV-D3 mang theo vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-08 đã được phóng từ bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở đảo Sriharikota, cách thành phố Chennai khoảng 135 km về phía Đông vào lúc 9h17 sáng 16/8 (theo giờ địa phương).
Vệ tinh quan sát Trái Đất EOS-08 tại Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan ở Sriharikota, Ấn Độ ngày 12/8/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Vệ tinh EOS-08 mang ba tải trọng, gồm hệ thống hồng ngoại quang điện (EOIR), máy đo phản xạ của Hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu (GNSS-R) và máy đo UV SiC.
Trong đó, EOIR được thiết kế để chụp ảnh ở dải IR sóng trung (MIR) và IR sóng dài (LWIR), cả ngày và đêm, cho các ứng dụng như giám sát dựa trên vệ tinh, giám sát thảm họa, giám sát môi trường, phát hiện hỏa hoạn, quan sát hoạt động núi lửa và giám sát thảm họa ở các nhà máy điện và công nghiệp. GNSS-R được ứng dụng trong phân tích gió bề mặt đại dương, đán.h giá độ ẩm của đất, nghiên cứu tầng lạnh trên khu vực Himalaya, phát hiện lũ lụt và phát hiện vùng nước nội địa. Máy đo UV SiC đóng vai trò là cảm biến cảnh báo an toàn bức xạ gamma.
Ấn Độ từ bỏ vũ khí Nga? Đại sứ Nga tại Ấn Độ Denis Alipov bác bỏ nghi ngờ cho rằng New Delhi đang từ bỏ các loại vũ khí của Nga. Trong cuộc phỏng vấn gần đây với hãng thông tấn Tass, ông Alipov cho hay gần 1.000 xe tăng T-90, và 300 chiến đấu cơ Su-30MKI đã được sản xuất tại Ấn Độ. Tuyên bố của đại sứ...