Cột điện, điện thoại và bài tập làm văn

Theo dõi VGT trên

Trong tuần, rất nhiều sự kiện “ nóng”, thu hút sự chú ý của dư luận. Xin được “điểm danh” 3 việc được nhiều người quan tâm, tất nhiên là với mức độ khác nhau.

Chuyện thứ nhất là cái cột điện. Chuyện thứ hai là chiếc điện thoại. Và chuyện thứ ba là em học sinh lớp 3, bài tập làm văn cùng người mẹ lô đề.

Cột điện, điện thoại và bài tập làm văn - Hình 1

Một cột điện bị gãy ở Huế. Ảnh: Đoàn Nguyên.

1. Bão số 5 được dự báo sẽ rất mạnh, với gió giật cấp 13. Nhưng khi vào bờ nó đã suy yếu, thành áp thấp nhiệt đới.

Tuy thế thì nó cũng đã kịp gây ra nhiều thiệt hại với các tỉnh từ Hà Tĩnh tới Quảng Ngãi. Trong đó, Thừa Thiên-Huế bị ảnh hưởng nặng nhất. Cũng trong vụ này, dư luận quan tâm tới chuyện chỉ một trận bão yếu mà đã quật đổ tới hơn 200 cột điện ở Thừa Thiên-Huế. Ngành điện lực địa phương lên tiếng giải thích, nhưng không thuyết phục được dư luận vì không lý gì hàng loạt cột điện đổ gục nếu không phải vì làm ăn gian dối?

Cũng chính vì thế mà ngày 23/9, Chủ tịch tỉnh này, ông Phan Ngọc Thọ, đã chỉ đạo Công ty Điện lực kiểm tra, xem xét để có đánh giá cụ thể về mức độ thiệt hại và nguyên nhân khiến hàng loạt trụ điện bị gãy, đổ. Ông Thọ cho rằng phải công khai kết quả giám định chất lượng cột điện bị gãy, đổ cho người dân biết.

Còn ông Phan Thiên Định, Phó Chủ tịch tỉnh này nói trong một cuộc họp giao ban rằng hệ thống lưới điện là công trình đầu tư bằng ngân sách nhà nước nên ngành điện lực phải tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục đầu tư, giám sát chất lượng.

Mạnh mẽ hơn, ông Đặng Ngọc Nghĩa, đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên-Huế, cho rằng cơn bão vừa qua không lớn nhưng đã làm hàng loạt cột điện bị gãy, đổ. Mà như thế là có vấn đề. “Chúng tôi sẽ kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội giám sát vấn đề này” – theo ông Nghĩa.

Nói như ông Lưu Đức Hoàn, đại biểu HĐND tỉnh Thừa Thiên-Huế, thì điều quan trọng là phải làm rõ chất lượng cột điện, trách nhiệm thuộc về ai.

Đó cũng chính là điều xã hội đang chờ. Phải làm rõ trắng đen, không thể để rồi lại “chìm xuồng”.

Video đang HOT

2. Tháng đầu tiên của năm học mới, cùng với việc lạm thu, những ngày qua dư luận bàn tán xôn xao về việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong lớp (tất nhiên là thòng theo điều kiện được thầy cô cho phép sử dụng vào mục đích học tập).

Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng, vì rằng chẳng lẽ mình đã và đang giáo dục con sai khi mà ở nhà kiểm soát rất kĩ việc sử dụng điện thoại của con. Phần nhà trường, nhiều vị tán thưởng cho là đổi mới tư duy, là phù hợp với thực tế cuộc sống trong thời buổi công nghệ số đã tạo ra một thế giới phẳng và những thế hệ công dân toàn cầu. Nhưng cũng có không ít nhà giáo lo lắng vì trong giờ học các em không tập trung trong, tạo ra thói quen lệ thuộc vào máy móc mà không tự phát triển tư duy. Còn giáo viên sẽ khó quản.

Đó là phía phụ huynh và nhà trường. Còn với học sinh, đối tượng “được thụ hưởng” thì sao?

Một học sinh lớp 10, Trường THPT Phú Nhuận, TPHCM cho rằng, cho học sinh dùng điện thoại trong lớp có hai mặt. Mặt tốt là tạo sự thuận lợi khi cần tìm hiểu thêm thông tin phục vụ cho bài làm, lấy được điểm cộng của thầy cô bộ môn vì có những hiểu biết ngoài sách giáo khoa… Nhưng mặt trái là sẽ có bạn sử dụng điện thoại vào những mục đích không tốt như quay cóp, lướt web, vào Facebook trong giờ học.

Nhiều học sinh lại cho rằng cần có quy định cụ thể, rõ ràng về việc cho học sinh sử dụng điện thoại. Có nghĩa là khi nào học sinh được lấy điện thoại ra, phục vụ việc học tập là như thế nào. Vì e rằng nhiều học sinh sẽ hiểu lầm rằng mình sẽ được sử dụng điện thoại bất cứ lúc nào trong lớp học. “Ví dụ trong lúc giáo viên đang giảng bài, học sinh cần lắng nghe thì lại lấy điện thoại ra lướt web. Khi thầy cô nhắc thì học sinh vẫn có thể cãi lại rằng em sử dụng điện thoại vào việc học tập, chứ em không chơi game”- một ý kiến khác của học sinh.

Chuyện tưởng nhỏ hóa ra không nhỏ chút nào. Vì thế mới nên chuyện và từ đó phải có sự hướng dẫn rõ ràng hơn, cụ thể hơn từ phía Bộ Giáo dục – Đào tạo. Nếu không, sẽ là mỗi nơi một phách.

3. Chuyện thứ ba, cũng lại chuyện nhà trường. Mấy ngày qua mạng xã hội xôn xao về một bài văn (được cho là) của một học sinh lớp 3. Đề bài yêu cầu tả “chuyện ở nhà”. Cô giáo cho 1 điểm và yêu cầu “mai mời phụ huynh lên gặp cô”.

Thực ra “vụ này” có đã lâu, nhưng vào năm học mới được đưa lại. Hóa ra, chuyện cũ lại vẫn mới.

Trong bài, em học sinh nọ kể lại một cách hồn nhiên, rất dễ hiểu chuyện “lô đề” của bố mẹ. Thái độ của mẹ, của bố thế nào và bản thân em tránh được cái bạt tai của mẹ ra sao. Nhiều ý kiến công dân mạng cho là em này viết giỏi “như Nguyễn Nhật Ánh”, sau này nhất định trở thành nhà văn. Ấy thế mà cô giáo lại cho điểm 1, lại “triệu” phụ huynh đến để nhờ tay cha mẹ “sửa gáy” con.

Bài tập làm văn có đoạn: “…Trong lúc làm việc mẹ em rất tập trung, thỉnh thoảng lại nói một nhân bảy mươi bạch thủ dàn tổng chia hết cho ba. Mẹ bảo, phải học Toán thật giỏi mới làm được. Hôm em xem trên vô tuyến có chú chim bồ câu đưa thư, em liền nhớ đến mẹ cứ hay quát bố: Chuyển giấy cho nhà Dung Phượng chưa, có mỗi việc đấy quên suốt thế, nó nổ cho một cái thì bán nhà ra đê mà ở. Em sợ bố hay quên lại phải bán nhà ra đê ở nên đã nảy ra suy nghĩ bảo với mẹ em: “Mẹ ơi mẹ nuôi chim bồ câu đi mẹ buộc giấy vào chân chim bồ câu để nó chuyển đến nhà bác Phượng đi, nó nổ một cái thì phải bán nhà, con sợ ra đê ở lắm!

Mẹ định giơ tay tát, em đã phải chạy kịp. Mẹ bảo ai có hỏi thì phải bảo mẹ tao làm nội trợ, còn công việc của bố em là nấu cơm cho cả nhà”.

Người thì chê cô giáo, người thì phì cười vì em bé nọ. Nhưng nghĩ xa ra, thật nguy hiểm khi đầu óc non dại của trẻ thơ ngày nào cũng phải chứng kiến cảnh bố mẹ hí húi với lô đề. Em bé nọ (nếu chuyện này có thật) lớn lên trở thành nhà văn thì tốt (vì bài viết quá tài với độ tuổi của trẻ lớp 3), nhưng nếu không thành nhà văn thì không biết sẽ làm nghề gì. Thôi thì lại theo gót người mẹ lô đề?

Học sinh vùng cao quên bài vì nghỉ lâu

Học sinh ở xã miền núi Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận Nam sống biệt lập trong rừng, khó tiếp cận bài giảng qua mạng, dễ quên bài.

Từ ngày nghỉ học tránh dịch, Trần Hàng Thái Tú, 15 tuổi, lên rẫy cùng cha. Tú là học sinh lớp 8, trường Trung học nội trú huyện Hàm Thuận Nam, cách nhà hơn 30 km. Gần ba tháng qua, em không quay lại trường. Nghỉ học lâu, Tú lơ là việc học, nhưng được cha nhắc nhở, khi lên rẫy, em thường mang theo sách vở để ôn bài.

"Mình mà không nhắc, cháu sẽ quên hết kiến thức, đến khi trở lại trường sẽ thua bạn bè", ông Trần Thanh Tuấn, cha Tú nói.

Học sinh vùng cao quên bài vì nghỉ lâu - Hình 1

Trần Hoàng Thái Tú tranh thủ ôn bài khi đi làm rẫy. Ảnh: Việt Quốc.

Tuần trước, nhiều trường trung học trong tỉnh đã triển khai học qua Internet. Tuy nhiên, trường của Tú chưa tổ chức học qua mạng. Và nếu có, thì Tú và bạn bè ở vùng cao như ở Mỹ Thạnh cũng khó thực hiện, vì sóng 3G rất yếu do ở trong rừng, phần lớn gia đình các em kinh tế khó khăn nên cũng không có laptop hoặc điện thoại để học.

"Em mong được đến trường trở lại. Ở nhà, không có bạn, không có thầy hướng dẫn, em rất khó ôn bài. Những bài toán khó, em không biết hỏi ai. Nghỉ lâu quá, em quên hết", Tú nói.

Nhà Đặng Thị Mỹ Tuyên, học sinh lớp 11, trường Dân tộc nội trú Bình Thuận, khá hơn các bạn. Trước đó Tuyên được mẹ sắm cho điện thoại thông minh để tiện liên lạc khi lên tỉnh học. Những ngày nghỉ ở nhà, do trường chưa tổ chức học qua mạng, Tuyên cũng lên mạng tìm bài học lớp 11 do đài truyền hình sản xuất tải trên Youtube để ôn kiến thức. "Nhưng sóng 3G ở đây chập chờn, em không xem được thông suốt, lúc được lúc không, rất vất vả", Tuyên nói.

Học sinh vùng cao quên bài vì nghỉ lâu - Hình 2

Mỹ Tuyên, học sinh lớp 11, ôn bài qua mạng nhưng khó khăn vì sóng 3G chập chờn. Ảnh: Việt Quốc.

Mỹ Thạnh là ngôi làng của người Raglai nằm biệt lập trong khu rừng già ở vùng núi phía Nam Bình Thuận, cách Phan Thiết chừng 35 km. Toàn xã có 254 gia đình với 934 nhân khẩu. Người dân chủ yếu sống bằng nghề nông và khai thác lâm sản phụ.

Ở xã chỉ có trường mẫu giáo và tiểu học, còn học sinh THCS và THPT phải lên huyện và lên tỉnh học. Từ ngày 3/2, trường tiểu học và mẫu giáo đóng cửa, học sinh trung học ở xa trở về làng để phòng Covid-19. Từ lúc tạm nghỉ đến nay, tính cả thời gian nghỉ Tết, đã hơn 3 tháng.

Bà Hoàng Thị Kha, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thạnh cho biết, toàn xã có 106 học sinh tiểu học, 65 học sinh THCS và 23 học sinh THPT. Trong đó, học sinh khối trung học về huyện và tỉnh học ở các trường nội trú. Bà Kha nói rằng không những học sinh trung học, mà học sinh tiểu học ở vùng cao cũng đang gặp khó. Nghỉ học đến ba tháng, các cháu nhỏ người Raglai không rành tiếng Kinh, cha mẹ lại lên nương rẫy suốt ngày, nên các cháu chóng quên bài cũ.

Theo bà Kha, học sinh ở đây ít, làng lại biệt lập với bên ngoài, nguy cơ nhiễm bệnh rất khó, nên xã đang kiến nghị lên ngành giáo dục xem xét cho học sinh tiểu học được đến trường trở lại. "Hiện mỗi lớp cũng chỉ chừng mười mấy đến 20 em, do vậy có thể chia mỗi lớp ra làm hai, để các cháu ngồi ở khoảng cách xa đảm bảo an toàn", bà Kha nói.

Học sinh vùng cao quên bài vì nghỉ lâu - Hình 3

Trường Tiểu học Mỹ Thạnh đang đóng cửa. Ảnh: Việt Quốc.

Ông Nguyễn Minh Quốc, Trưởng phòng Giáo dục huyện Hàm Thuận Nam cho biết, khả năng đến đầu tháng 5 tới, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận sẽ cho các trường đi học lại. Đối với trường tiểu học Mỹ Thạnh cũng như trường Trung học nội trú huyện, do số học sinh ít, cơ sở vật chất cũng đảm bảo học hai buổi, do vậy tới đây học sinh học hai buổi có thể theo kịp chương trình chung.

"Khoảng hai tuần nữa, cũng như dưới xuôi, học sinh vùng cao sẽ đến trường trở lại, các thầy cô sẽ tập trung củng cố kiến thức cho các cháu", ông Quốc nói.

Ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Thuận cho biết, tình hình dịch ở địa phương hiện đã tạm ổn, ngành dự kiến cho học sinh toàn tỉnh đi học lại ngày 4/5. Đầu tuần, Sở đã gửi văn bản đến các trường THPT và các Phòng giáo dục huyện để lấy ý kiến, khảo sát tình hình thực tế của từng trường và từng địa phương.

"Nếu các trường hội đủ điều kiện cho học sinh đi học lại, chúng tôi sẽ trình UBND tỉnh xem xét", ông Thái cho biết.

Việt Quốc

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Hóng: Người đẹp Vbiz đã có bạn trai, rầm rộ tin hẹn hò đồng giới chỉ là cú lừa?
22:33:01 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
20 trẻ mầm non nhập viện nghi ăn nhầm thuốc chuột: Cô Hiệu phó tiết lộ lý do
21:57:23 05/11/2024
Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16, hút 2 triệu lượt xem
21:00:58 05/11/2024
NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"
20:22:14 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trước thông tin bị đột quỵ, danh hài Xuân Hinh lên tiếng về tình hình sức khỏe

Sao việt

23:35:03 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân, danh hài Xuân Hinh đã đăng tải một clip để chia sẻ về tình trạng sức khỏe hiện tại của mình.

Tình thế đảo ngược với Enzo Fernandez ở Chelsea

Sao thể thao

23:33:20 05/11/2024
Inter Milan và Barcelona sẵn sàng thực hiện một động thái chuyển nhượng bất ngờ dành cho Enzo Fernandez khi cầu thủ này đối diện với tương lai bất định tại Chelsea.

Bóng hồng trong 'Độc đạo' tiết lộ cảnh bị cưỡng hiếp và 'ăn tát' nhiều nhất

Tv show

23:26:34 05/11/2024
Trong phim Độc đạo, diễn viên Thanh Huế vào vai Tuyết, một trong những bóng hồng gây chú ý trong phim. Và cũng là vai diễn mà nương tử bị đánh nhiều nhất.

Thực đơn tiệc sinh nhật trong tù của Sean 'Diddy' Combs gây sốc

Sao âu mỹ

23:22:24 05/11/2024
Ông trùm âm nhạc tai tiếng Diddy tròn 55 tuổi vào ngày 4.11 trong Trung tâm giam giữ Metropolitan ở Brooklyn, New York (Mỹ).

Quán quân The Masked Singer thừa nhận ngoại tình với người cũ dù đã có 2 con

Sao châu á

23:18:37 05/11/2024
Nữ ca sĩ thừa nhận cáo buộc ngoại tình và cho biết cô đang suy ngẫm sâu sắc về những sai lầm của mình. với tư cách là 1 người vợ và người mẹ.

Tiết lộ thú vị từ nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất 'Độc đạo'

Hậu trường phim

23:10:53 05/11/2024
Mạnh Cường - diễn viên thủ vai Dũng kính lần đầu chia sẻ về những bí mật phía sau nhân vật khiến khán giả bất ngờ nhất phim Độc đạo .

Hồ Quỳnh Hương ám ảnh câu nói của NSND Hà Thủy

Nhạc việt

22:56:38 05/11/2024
Nhân tháng chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương chia sẻ chân thành về cô giáo kính yêu - Đại tá, NSND Hà Thủy.

Hai tài tử sexy nhất thế giới cùng xuất hiện trong bom tấn hành động 6.200 tỷ

Phim âu mỹ

22:43:59 05/11/2024
Chris Evans và The Rock - hai tài tử từng được tạp chí People bình chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh cùng góp mặt trong bom tấn 250 triệu USD Red One: Mật mã đỏ .

Bộ sưu tập các mẫu nhà vườn đẹp được nhiều người tìm kiếm

Sáng tạo

22:24:31 05/11/2024
Trở về với thiên nhiên, sở hữu một nhà vườn đẹp, trong lành, sẽ mang đến cho chúng ta nhiều năng lượng tích cực.

Bức ảnh khiến nữ ca sĩ đỉnh nhất thế hệ Gen Z rơi vào rắc rối

Nhạc quốc tế

22:13:23 05/11/2024
Nắm chắc trong tay 9 giải Grammy, sở hữu tượng vàng Oscar cùng vô số kỷ lục âm nhạc, Billie Eilish là nghệ sĩ sinh trong thập niên 2000s out trình nhất hiện tại.

Chùm ảnh: Những nụ cười rạng rỡ của thầy và trò tại trường Tiểu học Xuân Vân

Netizen

21:52:29 05/11/2024
Vào một ngày thu cuối tháng 10, ở tỉnh Tuyên Quang bắt đầu se lạnh, những chiếc xe của Tiệm Tạp Hóa Ngược Xuôi mang những Vật Phẩm Hạnh Phúc gửi tặng các em học sinh trường Tiểu học Xuân Vân - nơi bị ảnh hưởng bởi lũ.