Công viên xanh trong trường, niềm mơ ước trở thành hiện thực ở cấp 1 Phú Hòa 3
Hằng ngày, các em học sinh thay phiên nhau tưới nước, chăm sóc cây. Việc trồng và chăm sóc cây giúp học sinh được vận động, tìm hiểu các kỹ năng lao động…
Thầy Trần Trọng Khánh, Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết , mô hình “Xây dựng công viên xanh nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm tại trường tiểu học Phú Hòa 3″ được triển khai vào đầu năm 2020.
Đến nay, mô hình dạy học sáng tạo này đã khẳng định được tính hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong toàn thành phố Thủ Dầu Một.
Đến thăm ngôi trường vào những ngày này, ấn tượng đầu tiên của chúng tôi là mái trường tọa lạc trong khuôn viên rộng hơn 1 hecta, được thiết kế với toàn cảnh một gam màu xanh mát. Đặc biệt, khu công viên cây xanh của trường có rất nhiều cây xanh, hoa kiểng, chen lẫn dưới tán cây xanh rợp bóng là các hạng mục thiết thực, độc đáo và đầy tính thẩm mỹ dành cho học sinh.
Học sinh trường tiểu học Phú Hòa 3 đang say sưa chăm sóc vườn rau.
Được biết, đây là thành quả của sự quyết tâm và chung tay của toàn thể giáo viên, học sinh, đơn vị bộ đội kết nghĩa và đặc biệt là phụ huynh học sinh.
Chỉ trong vòng vỏn vẹn 1 tháng thi công, cảnh quan công viên xanh – sạch – đẹp đã được xây dựng và hoàn thành. Từ đây, hàng loạt các hoạt động trải nghiệm nhằm mục đích nâng cao chất lượng dạy và học cho các em dần dần được hình thành.
Theo cô Lê Thị Kim Thúy – Hiệu trưởng trường tiểu học phú Hòa 3, hoạt động trồng cây, hoa trong khuôn viên công viên trường là một trong những hoạt động trải nghiệm được các em học sinh hứng khởi nhất.
Hằng ngày, các em học sinh thay phiên nhau tưới nước, chăm sóc cây. Việc trồng và chăm sóc cây giúp học sinh được vận động, hoạt động, được tiếp nhận các kĩ năng lao động: chọn cây, xới đất, vun, tưới…biết yêu thiên nhiên và môi trường. Hơn nữa, các bạn học sinh còn học được cách có trách nhiệm với những gì mình làm ra từ việc chăm bón cây sau khi trồng, theo dõi cây lớn lên…hiểu được giá trị và ý nghĩa mỗi việc làm của mình, thấy mình có ích trong việc bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, nhà trường còn tạo không gian hứng khởi để các em chăm đọc sách hơn khi thư viện trường được thiết kế nằm dưới các tán cây xanh rợp bóng râm trong khuôn viên trường.
Với tiêu chí thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, thư viện này giúp các em học sinh có thể tự do lựa chọn các cuốn sách mình yêu thích và tìm kiếm những thông tin bổ trợ cho các bài học trên lớp hoặc các em tham gia vào các hoạt động khác như đọc, viết, nghe nhạc, làm thơ… Các hoạt động đó làm nền tảng cho sự sáng tạo của học sinh.
Thư viện xanh – thư viện thân thiện còn giúp mỗi em học sinh dễ dàng và chủ động lựa chọn thời gian đọc sách trong những lúc rảnh rỗi, tạo cho các em hứng thú khi đọc sách, dần dần các em có thói quen đọc sách hàng ngày.
Thiết thực nhất là công viên xanh nơi đây giúp các em học sinh trải nghiệm những giờ học Mỹ thuật sáng tạo, lý thú và bổ ích. Để chuẩn bị cho các tiết học theo từng chủ đề, giáo viên Mỹ thuật đã hướng dẫn các em được trải nghiệm, tìm tòi quan sát bắt đầu từ khâu chuẩn bị nguyên liệu.
Video đang HOT
Các em học sinh tự sưu tầm lá cây khô ở sân trường, nơi mình sinh sống. Từ những chiếc lá cây vô tri ấy có thể sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tạo nên bức tranh thiên nhiên ấn tuợng từ lá cây. Tùy vào sự sáng tạo, khéo léo, các em được hướng dẫn để tạo thành bức tranh con vật, phong cảnh… theo sở thích và cảm nhận.
Những bức tranh chú cá đang bơi lội, những chú chim nhiều màu sắc, những cây xanh đang đâm chồi nảy lộc… dần dần hiện ra thật sinh động, bắt mắt. Hoạt động trải nghiệm được các em rất háo hức, mong chờ, không khí giờ học cũng sôi nổi hơn hẳn ngày thường.
Công viên xanh mát này cũng là nơi lý tưởng để giáo viên dạy các em học sinh lớp 4, lớp 5 làm tập làm văn. ” Việc cho các em tiếp xúc và trải nghiệm qua các hoạt động thực tế là hết sức quan trọng, mang lại hiệu quả rất tốt. Đối với môn Tập làm văn, các em khi được quan sát thực tế, bài văn của các em đều có một cách viết riêng, cảm nhận và ý tưởng khác nhau, không theo khuôn mẫu nào hết. Đồng thời, tư duy của các em cũng phát triển hơn nhiều, vốn từ của các em phong phú hơn”, cô Nguyễn Thị Sen, giáo viên dạy lớp 4, trường tiểu học Phú Hòa 3 cho biết.
Không chỉ có những giờ học lý thú dưới tán cây, mà các em học sinh trường tiểu học Phú Hòa 3 còn được trải nghiệm hoạt động “Cây nguyện ước – Những điều em muốn nói”. Đây là chiếc cầu kết nối tình cảm giữa các em đến những người các em quan tâm, đến gia đình, trường học, bạn bè, hàng xóm xung quanh các em.
Dưới những tán cây cổ thụ tại công viên xanh mát, các em đã viết lên những ước mơ của mình trên những dải ruy băng rực rỡ. Và từ đây, thầy cô, phụ huynh nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của các em, đồng hành cùng các em trong học tập và cuộc sống.
Sau những giờ học căng thẳng các em thường ra công viên chơi, ở đây các em được thả mình trong khu công viên rộng lớn, các em chơi đùa vui vẻ, đánh cờ vua, cùng hòa nhịp trong bầu không khí xanh tươi mát mẻ, nhờ không gian như vậy các em thêm năng lượng tiếp tục giờ học tiếp theo.
Thông qua việc tạo lập một công viên xanh – sạch – đẹp với nhiều cây xanh bóng râm, vườn rau, cây cảnh, bồn hoa đẹp, nhà trường không chỉ làm thay đổi bộ mặt môi trường học đường, làm đẹp cảnh quan sư phạm mà giúp cho các em học sinh có nhiều trải nghiệm sáng tạo, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
“Sắp tới, sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương sẽ có khảo sát và đánh giá cụ thể về mô hình dạy học ưu việt này, nhiều khả năng sẽ được chọn là mô hình điểm của tỉnh để nhân rộng ra toàn tỉnh”, thầy Trần Trọng Khánh, Phó Trưởng phòng Giáo dục và đào tạo Thành phố Thủ Dầu Một thông tin thêm.
Toàn cảnh trên cao trường tiểu học Phú Hòa 3
Các em học sinh trường tiểu học Phú Hòa 3 đang chăm chú đọc sách tại thư viện ngoài trời.
Các em học sinh trường tiểu học Phú Hòa 3 đang thực hành môn mỹ thuật.
Các em học sinh trường tiểu học Phú Hòa 3 đang hoc môm tập làm văn ở ngoài công viên trường.
Cây “nguyện ước” lung linh sắc màu tại sân trường tiểu học Phú Hòa 3.
Học snh trường tiểu học Phú Hòa 3 đang vui đùa thỏa thích trong sân trường.
Học sinh miền núi trồng rau cải thiện bữa ăn
Học sinh miền núi Thanh Hóa tận dụng đất trồng trong khuôn viên trường trồng rau cải thiện bữa ăn. Hoạt động này được đưa vào nội dung thi đua đoàn đội.
2.000 m2 đất trong khuôn viên trường được chia thành 2 khu vực để thực hiện phong trào trồng rau cải thiện bữa ăn. Ảnh: Võ Dũng.
Thầy Đoàn Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú THCS Trung Lý (xã Trung Lý, huyện Mường Lát) cho biết, phong trào trồng rau cải thiện bữa ăn có từ năm 2010.
Thầy Sơn là người nêu ý tưởng sau đó họp chi bộ và quyết định giao cho đoàn đội phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giao diện tích cho từng lớp để trồng rau, tính vào điểm thi đua.
Nhà trường sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên bắt hệ thống nước tưới và phân thành khu vực để trồng rau cải thiện bữa ăn với tổng diện tích 2.000 m2.
Ngoài giờ học, học sinh các lớp phân công nhau xới đất, trồng rau. Ảnh: Võ Dũng.
Mùa nào rau nấy, toàn bộ số rau trồng và thu hoạch sẽ được bán lại cho nhà bếp. Số tiền thu được nhờ phong trào trồng rau cải thiện bữa ăn, nhà trường sẽ dùng vào việc tặng quà cho học sinh vào dịp cuối năm trước khi về ăn tết với gia đình; mua sách vở, quần áo ấm hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn; mua máy giặt để giặt chăn màn cho học sinh bán trú.
Em Giàng Thùy Linh, học sinh lớp 9B Trường Phổ thông dân tộc Bán trú THCS Trung Lý cho biết, phong trào trồng rau cải thiện bữa ăn đã giúp ích cho em và các bạn trong lớp rất nhiều. Nhà em có hoàn cảnh khó khăn, số tiền tích lũy được từ bán rau cho nhà bếp giúp em cuối năm có một suất quà mang về cho gia đình. Ảnh: Võ Dũng.
Việc trồng rau cải thiện bữa ăn trong khuôn viên nhà trường đã giúp trường tự túc được nhu cầu về rau xanh 7/9 tháng học.
Chỉ tính riêng 4 tháng qua, phong trào trồng rau cải thiện bữa ăn đã thu về 2,3 tấn rau các loại. Số tiền thu được là 23 triệu đồng được nhà trường thu và chi cho các hoạt động ý nghĩa nhằm hỗ trợ học sinh.
Việc trồng rau cải thiện bữa ăn trong khuôn viên nhà trường đã giúp trường tự túc được nhu cầu về rau xanh 7/9 tháng học. Ảnh: Võ Dũng.
Thầy Đoàn Văn Sơn cho biết thêm, phong trào trồng rau cải thiện bữa ăn vừa giúp học sinh rèn luyện kỹ năng lao động, tận dụng thời gian rảnh rỗi và quan trọng hơn là giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn trong học tập, biết vươn lên trong cuộc sống.
Nhờ tiền bán rau cho nhà bếp, Trường Phổ thông dân tộc Bán trú THCS Trung Lý mua được 2 máy giặt chăn màn cho học sinh nội trú, cuối năm đều trích ra để mua quà cho học sinh về nhà ăn tết. Ảnh: Võ Dũng.
"Toàn trường có 417 học sinh bán trú, đa phần thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Có những học sinh nhà ở cách trường 45-50 km, điều kiện kinh tế hết sức khó khăn. Chúng tôi xác định, việc trồng rau cũng giống như kế hoạch nhỏ hàng năm và đưa vào thi đua của đoàn đội".
Giáo dục đại học phải gắn liền với với khoa học công nghệ, nên để 1 Bộ quản lý Đó là ý kiến của Giáo sư Trần Hồng Quân - nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam. Qua 2 năm thực hiện đề tài khoa học "Đổi mới tư duy để phát triển giáo dục đại học Việt Nam" do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển...