Công việc khiến cung nữ ám ảnh kinh hoàng khi ở cạnh Từ Hy thái hậu
Không dám ăn no vì sợ mất đầu vẫn chưa phải là điều ám ảnh nhất khi phục dịch cho Từ Hy thái hậu.
Từ Hy thái hậu được coi là một vị Thái hậu có quyền lực và có những quy định khắc nghiệt với cung nữ khiến ai nghe đến cũng phải run sợ mỗi lần được nghe những câu chuyện hậu thế truyền lại.
Đứng trên vị trí không ai chạm tới, Từ Hy thái hậu rất thích được kẻ hầu người hạ bao vây, bà chỉ cần nhau mày chép miệng, trên dưới hạ nhân đều quỳ lại van xin: “Xin Lão phật gia tha mạng”. Dù kinh hãi nhưng các cung nữ, thái giám, nô tỳ không dám hé răng nửa lời dù công việc hầu hạ thái hậu có khắc nghiệt đến nhường nào.
Hầu hạ Từ Hy thái hậu không phải chuyện đơn giản. Ảnh minh họa.
Năm xưa, cung nữa trong cung Từ Hy có tới hơn mấy trăm người chia ra làm 3 nhóm: Trang điểm, phục vụ việc vệ sinh, chăm lo việc châm thuốc.
Cung nữ lo việc trang điểm không chỉ cần tinh thông nhiều kiểu tóc mà còn phải biết chế tạo ra những loại son phấn hợp mùa, hợp thời. Mọi nguyên liệu đều phải trải qua quá trình kiểm kê nghiêm ngặt, chỉ một chút sai sót khiến thái hậu dị ứng thì số phận của hàng chục người không thoát khỏi án tử.
Thái hậu là người ăn diện, bà còn là tín đồ của mùi hương, nên mọi vật dụng đều phải có hương liệu đậm đà nhất. Riêng về trang điểm, Từ Hy thái hậu sẽ không gặp mặt bất kỳ ai nếu khuôn mặt không được điểm tô cẩn thận. Ngoài ra, với Từ Hy thái hậu, mái tóc là điều khiến bà tự hào, khi làm đẹp cho Từ Hy, nếu tóc Thái hậu bị rụng quá nhiều cung nữ đó sẽ bị Từ Hy nghiêm trị.
Từ Hy là người chú trọng nhan sắc, tương truyền rằng ai mà nhìn thấy mặt mộc của thái hậu sẽ ngay lập tức bị xử chém.
So với công việc trên, cung nữ lo hầu hạ Từ Hy đi vệ sinh lại vất vả hơn không ít. Vào thời bấy giờ, cổ nhân vẫn chưa có loại giấy vệ sinh chuyên dụng nên vẫn dùng giấy thô để lau chùi. Xa xỉ và tốn kém, giấy vệ sinh của Từ Hy được làm từ giấy bạch miên cao cấp, bề ngoài đã nhẵn nhụi và mềm mại hơn các loại giấy thông thường rất nhiều.
Các cung nữ có nhiệm vụ cắt vuông giấy đều nhau, tẩm dược liệu sau đó ngậm nước để phun đều trên mặt giấy cho mềm rồi mới tiến hành là. Độ nóng khi là giấy cũng rất khó kiểm soát. Nếu là quá phẳng thì Thái hậu dùng sẽ không tiện, nếu là không phẳng lại sợ rằng giấy thô sẽ khiến Thái hậu không thoải mái.
Do đó, việc là giấy vệ sinh cho Từ Hy vô cùng tốn kém thời gian, thậm chí có khi mất tới cả một ngày. Lúc Từ Hy đi vệ sinh, cung nữ theo hầu phải quỳ bên cạnh, miệng ngậm nước phun vào mảnh giấy đã được là phải đảm bảo miếng giấy mềm mại dễ dùng.
Tuy nhiên, có lẽ, điều kinh hoàng là việc châm thuốc cho Thái hậu. Từ Hy thái hậu có hàm răng không được trắng sáng bởi bà nghiện thuốc lá. Từ Hy dường như ngày ngày đều cầm theo tẩu thuốc bằng ngọc khắc vàng còn được gọi là thủy yên. Dù mang nhiều điểm khác với thuốc lá ngày nay, nhưng thuốc thủy yên vẫn cần dùng lửa để châm.
Ảnh minh họa.
Các cung nữ hầu thuốc phải dùng đá lửa để mồi sau đó dẫn lửa vào một quả cầu nhung. Chưa hết, họ phải quả cầu này đốt trên mặt giấy để có được sợi thuốc lá, rồi dùng tay trần nắm sợi thuốc cho vào tẩu và lấy tay dập lửa.
Thực tế công việc này không nhất thiết phải dùng tay trần bởi nhiệt từ đóm tàn thuốc rất độc và nóng, quả cầu nhung rực lửa không được ném xuống đất bởi đó là tội bất kính. Các cung nữ đã phải lấy tay dập tàn thuốc, lấy tay tắt lửa trên quả cầu nhung.
Đây cũng là lý do khiến nhiều người làm việc ở vị trí này đều có không ít lần bị bỏng, vết thương cũ chưa lành thì vết bỏng mới lại khiến nó rỉ máu vô cùng đau đớn. Không ít cung nữ theo hầu Từ Hy có bàn tay biến dạng loang lổ sẹo vì những lần châm thuốc, nhưng mọi đau đớn ấy đều được các cung nữ giữ chặt trong lòng bởi nếu để lộ ra sẽ mất đầu.
Cũng bởi đó, nhiệm vụ châm thuốc cho Từ Hy chính là công việc ám ảnh nhất của tất cả các cung nhân trong Tử Cấm Thành thời bấy giờ. Quá khứ qua đi nhưng những ký ức về một thời tàn khốc vẫn ở lại, nhắc nhở hậu thế về một Tử Cấm thành đã “ăn thịt” không ít những kiếp người trong sự giày vò, tủi nhục.
Tại sao Thái hậu Từ Hy lại thích thêm cánh hoa cúc vào món lẩu của mình?
Là một người chú ý đến chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, không lạ khi Từ Hy thái hậu luôn có những bí kíp làm đẹp đặc biệt.
Vào năm 1279, khi những người lính Mông Cổ đang nghỉ ngơi và chuẩn bị thức ăn, đột nhiên nghe thấy tiếng trống đập nhanh báo hiệu kẻ thù đang đến gần. Những người lính đói khát ngay lập tức ném tất cả thịt bò và thịt cừu, rau vào nước sôi và ăn chúng rất nhanh để lấp đầy dạ dày trước khi vào trận chiến. Và có lẽ đây chính là nguồn gốc món lẩu Trung Quốc, món ăn phổ biến hiện nay ở nhiều nước châu Á khi vào mùa đông.
300 năm sau, dưới triều đại nhà Thanh, bộ phận chịu trách nhiệm nấu thức ăn cho gia đình hoàng đế đã thêm một món lẩu vào mỗi bữa ăn trong những tháng mùa đông để giữ ấm cho các thành viên hoàng gia.
Chúng ta đều biết Thái hậu Từ Hy (1835-1908) nổi tiếng với lối sống xa hoa và thường bị ám ảnh bởi vẻ ngoài xinh đẹp. Để cố gắng giữ tuổi trẻ và nhan sắc bà thường rất thận trọng về thói quen ăn uống của mình. Có 3 thứ mà Thái hậu Từ Hy thường xuyên ăn và coi đó là những thủ thuật làm đẹp quý giá của mình: sữa mẹ, bột ngọc trai và hoa cúc.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, việc tiêu thụ hoa cúc giúp giải phóng độc tố hàng đầu, giải nhiệt trong cơ thể và nuôi dưỡng làn da. Do đó, Thái hậu Từ Hy luôn ra lệnh cho những người hầu của mình hái hoa cúc tươi mỗi ngày trong thời gian mùa đông và rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi.
Chiếc nồi được sử dụng trong hoàng cung nhà Thanh để làm lẩu trong thời trị vì của Hoàng đế Hàm Phong chồng của Hoàng hậu Từ Hy.
Sự thật ám ảnh về thủ cung sa, thứ cung nữ sợ hơn cả cái chết Để kiểm tra xem một phụ nữ có còn trong trắng hay không, người xưa thường sử dụng phương pháp thủ cung sa, chấm một vết son đỏ lên tay. Trong quan niệm của thời phong kiến, phụ nữ có rất nhiều quy tắc và ràng buộc, đặc biệt là về trinh tiết. Những người phụ nữ chưa kết hôn nhưng đã không...