Công ty Trung Quốc vinh danh một con bot AI là ‘Nhân viên thu hồi nợ của năm’
Với tỷ lệ thành công tới 91,44% trong việc thu thập các khoản thanh toán quá hạn, rõ ràng không ai có thể phàn nàn về việc trao giải thường này.
Gã khổng lồ bất động sản Trung Quốc Vanke cho biết nhân viên xuất sắc nhất năm 2021 của họ không phải là con người.
Công ty đã tuyên bố một nhân viên thu nợ dựa trên trí thông minh nhân tạo có tên là Cui Xiaopan chính là nhân viên xuất sắc của năm. Được phát triển bởi một nhóm nội bộ bằng cách sử dụng các bộ công cụ từ Xiaoice, một hệ thống AI thuộc sở hữu của Microsoft, Cui được miêu tả bề ngoài là một phụ nữ trẻ và đã gia nhập bộ phận kế toán của tập đoàn Vanke vào tháng Hai.
“Dưới sự hỗ trợ của các thuật toán có hệ thống, cô ấy nhanh chóng học được các phương pháp của con người để phát hiện ra các vấn đề trong quy trình và dữ liệu công việc, đồng thời đã thể hiện các kỹ năng của mình gấp hàng trăm nghìn lần con người”, Yu Liang, chủ tịch hội đồng quản trị của Vanke, đã viết trong một bài đăng trên mạng xã hội vào ngày 20/12.
Ông cũng nói thêm rằng Cui có tỷ lệ thành công 91,44% trong việc thu thập các khoản thanh toán quá hạn.
Video đang HOT
Ảnh đại diện của Cui Xiaopan và giấy chứng nhận giải thưởng của con bot này.
Theo công ty nghiên cứu thị trường International Data Corporation, thị trường phần mềm AI của Trung Quốc đang leo thang và được ước tính trị giá khoảng 23 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3,6 tỷ USD) vào năm 2030. Trong đó, những “nhân viên ảo” đang nổi lên như một ứng dụng phổ biến nhất.
“Mặc dù tốc độ tăng trưởng của ngành đã bị kìm hãm bởi COVID-19, nhưng nhận thức của người dùng về AI và các ứng dụng của công nghệ ngày càng trở nên tinh vi hơn, điều này sẽ dẫn đến tăng trưởng ổn định trong toàn ngành”, công ty viết trong một báo cáo năm 2021.
Trước Cui, một nhân vật ảo đã trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội ở Trung Quốc là một sinh vine khoa Khoa học máy tính của Đại học Thanh Hoa danh tiếng. Ngoài ra, một công ty khác cũng cung cấp những con bot trò chuyện để giải khuây cho những người đàn ông cô đơn. Và cả hai dự án sau đều được hỗ trợ bởi Xiaoice.
Các công ty Trung Quốc tranh nhau đăng ký nhãn hiệu 'metaverse'
Mặc cho những cảnh báo gần đây của cơ quan truyền thông nhà nước, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đổ xô đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse, thuật ngữ đang là xu hướng "nóng" của ngành công nghệ.
South China Morning Post dẫn dữ liệu đăng ký thương mại mới nhất cho biết, các công ty ở đại lục đang gấp rút đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse, được dịch là Yuanyuzhou trong tiếng Trung Quốc, bất chấp cảnh báo của Bắc Kinh về rủi ro liên quan đến khái niệm mới.
Một tác phẩm sắp đặt nghệ thuật nhập vai mang tên Ảo giác máy - Không gian: Metaverse, của nghệ sĩ Refik Anadol, đã được chuyển đổi thành NFT
Theo tờ Securities Daily đưa tin hôm 20.12, tính đến ngày 19.12 đã có hơn 1.360 công ty Trung Quốc, chủ yếu là các công ty công nghệ, nộp đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse, bước tăng nhảy vọt so với ba tháng trước khi chỉ có 130 công ty nộp đơn.
Số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu liên quan đến metaverse riêng lẻ tính đến thời điểm cùng ngày đã đạt 8.534 đơn, vì các doanh nghiệp đăng ký thêm nhiều nhãn hiệu. Ví dụ, NetEase, công ty trò chơi điện tử lớn thứ hai của Trung Quốc sau Tencent Holdings, nộp đơn đăng ký 26 nhãn hiệu liên quan đến metaverse, bao gồm các tên như "vệ tinh metaverse" (metaverse satellite) và "triển lãm metaverse" (metaverse exhibition). Hầu hết các đơn đăng ký nhãn hiệu hiện ở trạng thái "đang chờ xử lý" hoặc đang được "kiểm tra nội dung".
Tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei Technologies và thương hiệu truyền hình lớn nhất Trung Quốc Hisense cũng tham gia vào làn sóng siêu vũ trụ ảo metaverse vào tuần trước. Huawei đã nộp đơn đăng ký Meta OS, còn Hisense đăng ký một số nhãn hiệu metaverse trong các lĩnh vực như bán hàng quảng cáo, dịch vụ xã hội và công cụ khoa học.
Tháng 9.2021, Tencent, công ty trò chơi điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, đã đăng ký gần 100 nhãn hiệu liên quan đến metaverse, bao gồm QQ Metaverse, QQ Music Metaverse và Kings Metaverse, tương ứng với tên của ứng dụng nhắn tin, nền tảng phát trực tuyến âm nhạc và trò chơi điện thoại di động của công ty. Hai nền tảng video trực tuyến là Kuaishou và iQiyi, cùng hai nhà sản xuất ô tô điện là Xpeng và Li Auto, cũng tìm cách đăng ký nhãn hiệu metaverse của riêng họ trong những tháng gần đây.
Metaverse hứa hẹn một thế giới ảo nhập vai sống động như thật, nơi mọi người có thể gặp gỡ, làm việc và giải trí. Hoạt động giao dịch và mua vật phẩm ảo trong metaverse thực hiện bằng tiền điện tử, được hỗ trợ bởi các mã thông báo không thể thay thế (NFT), hoặc các tài sản kỹ thuật số khác.
Mặc dù các công ty Trung Quốc vội vàng áp dụng khái niệm metaverse, nhưng chính phủ vẫn giữ thái độ thận trọng, thể hiện qua các bài bình luận trên phương tiện truyền thông nhà nước. Ngày 9.12, tờ Nhân Dân Nhật báo (People's Daily) đưa ra cảnh báo mới về metaverse, nói rằng việc mua bán "tài sản ảo" mang theo rủi ro biến động, gian lận, gây quỹ bất hợp pháp và rửa tiền.
Bài báo lưu ý thêm rằng Trung Quốc đã không cung cấp rõ ràng về quy định hoặc bản chất pháp lý của NFT, và giao dịch được thực hiện với tài sản kỹ thuật số không được luật pháp ở Trung Quốc hoặc các nước khác hỗ trợ. Tháng trước, Nhân Dân Nhật báo cũng cảnh báo mạnh mẽ về điều mà tờ báo này coi là sự điên cuồng của thị trường, nói rằng "mọi người vẫn cần phải giữ lý trí để hiểu được cơn cuồng loạn metaverse hiện tại".
Một thời cạnh tranh màn hình gập với Samsung, giờ đây công ty Trung Quốc này còn không đủ tiền trả lương nhân viên Nhiều nhân viên Royole cho biết, họ đã không nhận được lương từ tháng 10 cho đến nay. Là công ty giới thiệu thiết bị màn hình gập đầu tiên trên thế giới và từng được xem như đối thủ tiềm tàng của Samsung trong lĩnh vực này, thế nhưng một báo cáo mới đây cho thấy, hãng Royole Corporation của Trung Quốc...