Công ty tạm ngừng kinh doanh, cổ phiếu VPK bị đưa vào diện bị kiểm soát
Cổ phiếu VPK sẽ chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Sở Giao dịch chứng khoán Tp HCM vừa quyết định đưa cổ phiếu VPK của CTCP bao bì Dầu thực vật vào diện bị kiểm soát từ ngày 29/10/2019. Nguyên nhân, do công ty ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh từ 9 tháng trở lên.
Cổ phiếu VPK sẽ chỉ được giao dịch vào phiên chiều của ngày giao dịch theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận. Sở GDCK TP HCM sẽ thông báo về việc cổ phiếu được giao dịch toàn thời gian trở lại dưới dạng chứng khoán bị kiểm soát.
Trước đó ngày 22/11/2018 Nghị quyết ĐHCĐ đã thông qua việc giải thể công ty. Lý do được đưa ra là do trong thời gian qua công ty kinh doanh thu lỗ, hiệu quả hoạt động không tốt, không còn điều kiện cơ bản cần thiết như vốn, thị trường, khách hàng và nguồn nhân lưc để tiếp tục hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó vốn đầu tư chủ yếu từ vay ngân hàng làm phát sinh chi phí tài chính cao làm tăng giá thành sản phẩm, không thể cạnh tranh được với các đối thủ cùng ngành. Thị trường ngành bao bì thùng carton thời điểm gần đây cũng không thuận lợi, và công ty đã mất thị phần, mất thị trường, không thể tiếp tục hoạtd động trong điều kiện hiện tại.
Tuy vậy đến nay sau gần 1 năm, VPK vẫn chưa chính thức giải thể, dù công ty đã ngừng nhận các đơn hàng mới từ đầu quý 4, chỉ tiếp tục sản xuất các đơn hàng đã nhận trước đó để giảm lỗ, giảm thiệt hại cho cổ đông.
Trên BCTC quý 4/2018 của công ty chỉ phát sinh hơn 235 triệu đồng doanh thy và ghi nhận khoản lỗ gần 2,7 tỷ đồng, giảm nhiều so với số lỗ 11,7 tỷ đồng cùng kỳ năm trước đó. Tổng lỗ năm 2018 là hơn 27 tỷ đồng, cải thiện hơn nhiều so với số lỗ hơn 39,3 tỷ đồng năm 2017. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp VPK báo lỗ.
Video đang HOT
Từ đầu năm 2019 đến nay công ty không hề phát sinh doanh thu, và ghi nhận lỗ hơn 16 tỷ đồng.
Diễn biến giá cổ phiếu VPK trong 1 năm gần đây.
Thái Hiếu
Theo Trí thức trẻ
VPBank đã chi hơn 600 tỷ đồng mua vào 28 triệu cổ phiếu quỹ
VPBank đã mua vào 28,17 triệu cổ phiếu quỹ từ đầu tháng 10 đến nay, nâng tổng lượng cổ phiếu quỹ của ngân hàng lên đến trên 100 triệu cổ phiếu.
VPBank đã chi hơn 600 tỷ đồng mua vào 28 triệu cổ phiếu quỹ
Theo số liệu mới cập nhật từ Sở giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã hoàn tất mua vào 28,17 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ trong tổng số 50 triệu cổ phiếu đăng ký mua.
Thời gian mua vào sẽ còn kéo dài đến hết ngày 31/10.
Từ ngày 2/10 (ngày đăng ký mua) tới nay, cổ phiếu VPB của VPBank thường xuyên dao động trên mức 22.000 đồng/cổ phiếu; tuy nhiên, ngày đóng cửa thấp nhất là 21.750 đồng/cổ phiếu. Nếu tính theo giá thấp nhất trên, VPBank đã chi hơn 600 tỷ đồng để mua vào hơn 28 triệu cổ phiếu quỹ.
Nếu mua vào đủ 50 triệu cổ phiếu quỹ với giá tương tự, dự kiến VPBank sẽ phải chi ra hơn 1.000 tỷ đồng.
Chia sẻ về vấn đề mua cổ phiếu quỹ, ban lãnh đạo VPBank cho biết kế hoạch này được đưa ra bởi giá cổ phiếu VPB đang ở vùng thấp hơn giá trị thực, lượng vốn của ngân hàng hiện tại là đủ để thực hiện việc mua lại mà chỉ số an toàn vốn (CAR) vẫn được đảm bảo theo quy định.
Với việc mua vào hơn 28 triệu cổ phiếu quỹ, VPBank hiện đang sở hữu lượng cổ phiếu quỹ lên tới 101 triệu cổ phiếu.
Bên cạnh VPBank, một ngân hàng khác là Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank) mới đây đã thông qua kế hoạch mua lại không quá 5% lượng cổ phiếu HDB đã phát hành để làm cổ phiếu quỹ, tương đương khoảng 49 triệu cổ phiếu.
Tính theo thị giá chốt phiên giao dịch ngày 14/10 là 28.400 đồng/cổ phiếu, HDBank dự tính sẽ chi ra số tiền tối đa lên đến gần 1.400 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu quỹ trên.
Cũng trong năm nay, có hai ngân hàng đã tiến hành mua vào lượng lớn cổ phiếu quỹ là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Quân đội (MB).
Cụ thể, hồi tháng 6/2019, TPBank đã hoàn tất mua vào 24 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 2,8% vốn điều lệ ngân hàng này. Giá giao dịch bình quân là 26.117 đồng/cổ phiếu. Đồng nghĩa TPBank đã bỏ ra số tiền trên 600 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu quỹ trên.
Trước đó, vào tháng 3/2019, MB đã hoàn tất mua vào 47 triệu cổ phiếu quỹ với giá giao dịch bình quân là 21.999 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng số tiền bỏ ra lên đến trên 1.000 tỷ đồng.
Điểm chung giữa các ngân hàng đã và đang mua vào lượng lớn cổ phiếu quỹ trên là tỷ lệ an toàn vốn ở mức khá cao và cổ phiếu đang giao dịch ở mức P/E khá thấp (hàm ý giá cổ phiếu đang ở mức "rẻ" so với mặt bằng chung).
Chẳng hạn như tỷ lệ an toàn vốn cuối năm 2018 của VPBank ở mức 12,9%, HDBank ở mức 12,1%, MB ở mức 10,9% và TPBank ở mức 10,2%, cao hơn khá nhiều mức quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước.
Trong khi đó, P/E (thị giá hiện tại so với lãi ròng năm 2018) của VPBank, HDBank, MB và TPBank đều chưa đến 10 lần, thấp hơn bình quân ngành (khoảng 13,5 lần) và thấp hơn bình quân chung của thị trường (khoảng 17 lần).
Minh Tâm
Theo Vietnamfinance.vn
Cao su Thống Nhất bị phạt và truy thu hơn 140 triệu đồng vì vi phạm hành chính về thuế Công ty Cổ phần Cao su Thống Nhất (HoSE: TNC) vừa cho biết đã nhận được Quyết định số 8766/QĐ-XPVPHC ngày 4/10/2019 của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt và truy thu hơn 144 triệu đồng. Vi phạm hành chính về thuế, Cao su Thống Nhất bị phạt và...