Công ty Nhật Cường chuyển tiền buôn lậu thế nào?
Tại phiên tòa, Nguyễn Ngọc Bảo, giám đốc tài chính Nhật Cường, khai đã thông qua 2 tiệm vàng chuyển hàng ngàn tỉ đồng ra nước ngoài cho các nhà cung cấp
Ngày 5-5, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 15 bị cáo trong vụ án “ Buôn lậu”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường ( Công ty Nhật Cường).
Thu lợi bất chính 221 tỉ đồng
Có 14 bị cáo bị VKSND Tối cao truy tố về tội “Buôn lậu”, gồm: Trần Ngọc Ánh, phó tổng giám đốc; Đỗ Quốc Huy, giám đốc bán hàng; Bùi Quốc Việt, nhân viên (anh trai Bùi Quang Huy); Trần Tất Khoa, giám đốc Công ty Nhật Cường Quảng Châu; Ngô Tuấn Sửu, giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Thanh Sơn, cùng 9 bị cáo khác. Riêng 2 bị cáo Nguyễn Thị Bích Hằng, kế toán trưởng và Nguyễn Bảo Ngọc, giám đốc tài chính, bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”.
Từ tháng 5-2019, Bùi Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Nhật Cường (đang bỏ trốn), đã trực tiếp chỉ đạo lãnh đạo và nhân viên công ty thực hiện hành vi giao dịch, mua bán trái phép hơn 255.000 sản phẩm điện tử của 16 nhà cung cấp tại Hồng Kông (Trung Quốc). Thông qua hệ thống các cửa hàng của Công ty Nhật Cường trong nước, Bùi Quang Huy đã tiêu thụ được 254.364 sản phẩm, thu lợi bất chính 221 tỉ đồng.
Việc nhập hàng bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển với sự tham gia của 9 đường dây vận chuyển hàng hóa trái phép. Để che giấu hành vi bất hợp pháp, Công ty Nhật Cường sử dụng 2 hệ thống phần mềm ERP và MISA theo dõi, kiểm soát hàng hóa và tài chính.
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Ngọc Ánh khai năm 2009 có 9 cửa hàng, đến năm 2015 có 15 cửa hàng. Nguồn hàng chủ yếu từ các nhà cung cấp trong nước của các hãng Nokia, Samsung… và nhập hàng từ nước ngoài.
Video đang HOT
Theo bị cáo Ánh, trước tháng 7-2015, các hoạt động mua bán hàng hóa do Bùi Quang Huy phụ trách. Sau khi Bùi Quang Huy mở rộng các mảng khác như phần mềm thì bị cáo Ánh được giao việc giao dịch với các nhà cung cấp.
Cũng theo bị cáo này, Công ty Nhật Cường mua hàng từ các nhà cung cấp trong nước và mua hàng ở nước ngoài, thuê các công ty vận chuyển về nước. “Việc tìm kiếm, móc nối các nhà cung cấp do Bùi Quang Huy thực hiện. Bùi Quang Huy lập các nhóm chat thông qua ứng dụng WhatsApp, Wechat để trao đổi với các nhà cung cấp” – bị cáo Ánh khai.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 5-5
Thanh toán hàng ngàn tỉ đồng qua tiệm vàng
Về quy kết là đồng phạm với Bùi Quang Huy về hành vi buôn lậu hơn 2.500 đơn hàng với hơn 255.000 sản phẩm, trị giá hơn 2.927 tỉ đồng, bị cáo Ánh cho rằng không thắc mắc số liệu trên nhưng đề nghị làm rõ cho bị cáo tham gia ở giai đoạn nào. “Bị cáo không liên quan đến toàn bộ con số này. Trước năm 2015, bị cáo không biết việc mua hàng của công ty. Trong số 12 nhà cung cấp không phải đơn hàng nào bị cáo cũng tham gia, có những đơn hàng do Bùi Quang Huy trực tiếp làm” – bị cáo Ánh trình bày.
Đáng chú ý, theo hồ sơ vụ án, qua lời khai của bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc và phần mềm ERP của Nhật Cường, thể hiện Bùi Quang Huy cùng các đồng phạm đã thông qua 2 tiệm vàng tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) để chuyển hàng ngàn tỉ đồng thanh toán cho các nhà cung cấp ở nước ngoài và tiền công vận chuyển. Theo đó, tiệm vàng Lộc Phát (phố Hà Trung, quận Hoàn Kiếm) chuyển 1.729 tỉ đồng; chi tiền mặt là 1.121 tỉ đồng, số tiền còn lại chuyển khoản 21 tài khoản của 12 cá nhân. Tiệm vàng Thuận Phát (phố Hàng Dầu) chuyển 795 tỉ đồng; chi tiền mặt là 487 tỉ đồng, số còn lại chuyển vào 14 tài khoản của 8 cá nhân.
Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc khai được Bùi Quang Huy giao đầu mối chuyển tiền cho các nhà cung cấp. Trong đó, bị cáo đưa trực tiếp cho Ngô Xuân Sửu, nhà cung cấp Công ty Miền Tây, khoảng hơn 200 tỉ đồng. “Ngoài ra, bị cáo còn thanh toán cho các nhà cung cấp ở nước ngoài qua trung gian tiệm vàng ở phố Hàng Dầu và Hà Trung. Tổng số tiền thanh toán qua 2 tiệm vàng đó là do Bùi Quang Huy chỉ đạo bị cáo làm hết” – bị cáo Ngọc khai và xác nhận số tiền cơ quan điều tra trích xuất là chính xác.
“Bị cáo không có nhóm chat riêng với Bùi Quang Huy, không được bàn bạc mua bán các mặt hàng. Bị cáo chỉ thanh toán khi Bùi Quang Huy chỉ đạo và đã chốt đơn hàng mua bán” – bị cáo khai và cho biết thêm sau này bị cáo mới biết có số hàng hóa không có hợp đồng mua bán để ngoài sổ sách là buôn lậu.
Về cáo buộc đồng phạm tội “Buôn lậu”, bị cáo Ngọc thừa nhận phạm tội như cáo trạng quy kết nhưng mong HĐXX xem xét tình tiết giảm nhẹ. Bị cáo không đồng tình về tội “Vi phạm quy định về kế toán” vì bị cáo không quản lý sổ sách kế toán, phần mềm của Công ty Nhật Cường.
Xét xử đại án Nhật Cường: Anh trai hầu tòa, em trai bỏ trốn bị truy nã
Trong khi anh trai Bùi Quốc Việt và nhiều cấp dưới phải hầu toà thì ông chủ Công ty Nhật Cường - Bùi Quang Huy vẫn đang bỏ trốn và bị truy nã .
Ngày 5/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 14 bị cáo liên quan vụ án "Buôn lậu, Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Cường.
Trong vụ án này, Bùi Quang Huy (SN 1974, Tổng Giám đốc Công ty Nhật Cường) được xác định là người chủ mưu, cầm đầu, trực tiếp chỉ đạo hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Hiện Huy bỏ trốn, cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã, quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can và quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi bắt được sẽ tiếp tục đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong số 14 bị cáo bị đưa ra xét xử có Bùi Quốc Việt (SN 1970, nhân viên Công ty Nhật Cường, là anh trai của Bùi Quang Huy).
Lực lượng chức năng dẫn giải bị cáo Bùi Quốc Việt tới tòa.
Các bị cáo còn lại gồm: Nguyễn Bảo Ngọc (SN 1980, Giám đốc tài chính), Trần Ngọc Ánh (SN 1974, Phó Tổng Giám đốc), Đỗ Quốc Huy (SN 1983, Giám đốc Bán hàng), Nông Văn Lư (SN 1985, nhân viên), Hoàng Văn Phong (SN 1990, Trưởng ngành hàng Apple), Nguyễn Thị Bích Hằng (SN 1972, Kế toán trưởng), Trần Tất Khoa (SN 1981, Giám đốc Công ty Nhật Cường Quảng Châu, Trung Quốc), Lê Hoài Phương (SN 1987, nhân viên), Nguyễn Bảo Trung (SN 1988, ở Hà Nội), Ngô Đức Tùng (SN 1991, ở Hà Nội), Phạm Văn Hiệp (SN 1970, ở Hải Phòng), Đỗ Văn Dũng (SN 1973, ở Hải Phòng), Ngô Tuấn Sửu (SN 1976, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển hạ tầng Thanh Sơn).
Bị cáo Nguyễn Bảo Ngọc bị VKSND Tối cao truy tố về 2 tội danh là "Buôn lậu" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng"; bị cáo Nguyễn Thị Bích Hằng bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng"; 12 bị cáo còn lại bị truy tố về tội "Buôn lậu".
Theo cáo trạng, Công ty Nhật Cường thành lập năm 2001, do Bùi Quang Huy làm Tổng Giám đốc. Từ năm 2013 đến 2019, doanh nghiệp này kinh doanh mua bán điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, Công ty Nhật Cường nhập hàng của nước ngoài về bán tại Việt Nam không qua hải quan, không nộp thuế.
Trong đó, giai đoạn 2014 - 2019, Nhật Cường bán hơn 255.000 sản phẩm điện thoại, thiết bị điện tử với giá trị hơn 2.927 tỷ đồng. Bùi Quang Huy bỏ ra hơn 72 tỷ đồng để vận chuyển trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam phân phối, hưởng lợi bất chính hơn 221 tỷ đồng.
Bùi Quang Huy cũng chỉ đạo ghi sổ sách kế toán trên 2 hệ thống, đầy đủ trên hệ thống bí mật, nội bộ và không ghi chép hết trên hệ thống công khai với cơ quan quản lý Nhà nước.
Trong vụ án này, cảnh sát đã tách hồ sơ các hành vi "Rửa tiền" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" ra xử lý sau do Bùi Quang Huy đang bỏ trốn.
Quá trình điều tra, cảnh sát cũng phong tỏa một số tài khoản trị giá hơn 8 tỷ đồng; tạm giữ gần 2.000 sản phẩm điện thoại, đồng hồ Apple, máy tính.
Cảnh sát dẫn giải 14 bị cáo trong đại án Nhật Cường Những người hầu tòa bị cáo buộc giúp sức Bùi Quang Huy nhập lậu hàng trăm nghìn sản phẩm công nghệ trị giá trên 2.900 tỷ đồng. Sáng 5/5, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử 15 bị cáo liên quan vụ án buôn lậu và vi phạm quy định về kế toán xảy ra tại Công ty Nhật Cường. Thẩm...