Tại sao phải xét xử kín ông Nguyễn Đức Chung?
TAND TP Hà Nội vừa có quyết định đưa ra xét xử vụ án chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường vào ngày 11/12 tới. Vụ án được xét xử kín.
Dự kiến vụ án Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước với cáo buộc ông Nguyễn Đức Chung chủ mưu, sẽ được xét xử kín.
Các bị cáo gồm có: Nguyễn Đức Chung (SN 1967, cựu Phó Bí thư Thành ủy, cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội); Phạm Quang Dũng (SN 1983, cựu cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng , kinh tế, buôn lậu , Bộ Công an); Nguyễn Hoàng Trung (SN 1983, cựu cán bộ Công an thành phố Hà Nội, biệt phái công tác tại Phòng Thư ký – Biên tập, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội); Nguyễn Anh Ngọc (SN 1974, cựu Phó Trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội, biệt phái công tác và giữ chức vụ Phó trưởng Phòng Thư ký – Biên tập, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội).
Bào chữa cho ông Nguyễn Đức Chung gồm có 4 luật sư: Trương Trọng Nghĩa, Nguyễn Văn Tú, Trần Hoàng Anh và Nguyễn Thị Hoài Linh.
Tại sao phải xét xử kín ông Nguyễn Đức Chung ?
Cáo trạng xác định ông Nguyễn Đức Chung có vai trò chủ mưu trong vụ án chiếm đoạt tài liệu mật liên quan vụ án Nhật Cường. Cụ thể, từ tháng 5/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C03) khởi tố, điều tra vụ án hình sự buôn lậu ; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền và vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Nhật Cường . Trong hồ sơ vụ án có tên của ông Nguyễn Đức Chung và bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Ông Chung biết điều này nên thông qua một giám đốc công ty để liên hệ với bị can Phạm Quang Dũng – khi ấy đang là một trong những người điều tra vụ án Nhật Cường. Ngày 16/6/2019, ông Chung đặt vấn đề về việc lấy tài liệu liên quan đến vụ án và được bị can Dũng đồng ý.
Để có tài liệu đưa cho ông Chung, bị can Dũng đã in những tài liệu mình có sẵn đưa cho bị can Nguyễn Hoàng Trung (lái xe của ông Chung). Ngoài ra, đối với các tài liệu không có sẵn thì Dũng thực hiện hành vi lấy trộm, đánh chìa khóa phòng lãnh đạo để vào trộm tài liệu. Sau đó, Dũng gửi tài liệu cho ông Chung hoặc đưa bản giấy cho bị can Nguyễn Hoàng Trung.
Bị can Trung và bị can Nguyễn Anh Ngọc thực hiện hành vi sắp xếp và chỉnh sửa các tài liệu mật, che phần chữ ký của điều tra viên và in ra bản giấy đưa cho ông Chung.
Cáo trạng xác định: Bị can Phạm Quang Dũng 5 lần thu thập 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “Mật” liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường. Dũng gửi tổng cộng 6 tài liệu “Mật” cho ông Nguyễn Đức Chung.
Bị can Dũng đã tự thú khai ra toàn bộ hành vi phạm tội. Trong phần lời khai, Dũng có nhắc đến 10.000 USD được ông Chung “tặng” trong một chiếc phong bì. Đối với hành vi này, cơ quan điều tra tách riêng để điều tra sau.
Nói về vấn đề xét xử kín, luật sư Trương Anh Tú – (Trưởng VPLS Trương Anh Tú, Hà Nội) cho biết: “Việc xét xử kín là áp dụng trong những trường hợp đặc biệt cần giữ gìn bí mật nhà nước hoặc giữ gìn đạo đức xã hội nhưng phải tuyên án công khai.
Xét xử kín có nghĩa là không phải mọi người đều có quyền tham dự như trong trường hợp công khai. Ngoài Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên tòa và những người tham gia tố tụng cần thiết khác, không một ai được ở lại phòng xét xử để dự thính, theo dõi diễn biến phiên tòa trong thời gian xét xử kín mà chỉ có thể trở lại phòng xét xử để nghe tuyên án công khai nếu là xét xử kín toàn bộ vụ án, hoặc được trở lại phòng xét xử sau khi kết thúc phần xét xử kín của vụ án để tiếp tục dự thính, theo dõi việc xét xử công khai”.
Theo luật sư Trương Anh Tú, không phải ngẫu nhiên mà pháp luật có quy định về việc xét xử kín trong một số trường hợp. Việc xét xử kín nếu nhằm đảm bảo lợi ích của đương sự, bị cáo hay lợi ích của nhà nước thì việc xét xử kín là rất cần thiết.
Cụ thể tại điều 103 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân xét xử công khai. Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, Tòa án nhân dân có thể xét xử kín.”
Ngoài ra, các trường hợp phải xét xử kín được quy định cụ thể tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015: “Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.
Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai”.
Như vậy, trong trường hợp này các tài liệu bị các bị cáo chiếm đoạt là tài liệu trong quá trình điều tra vụ án Nhật Cường, như vậy các tài liệu này được xác định là tài liệu mật theo luật Bảo vệ bí mật nhà nước, do đó HĐXX quyết định xử kín là đúng luật. Tuy nhiên, kết quả vụ án cũng sẽ được công khai cho người dân được biết”, luật sư Trương Anh Tú nhấn mạnh.
Vụ Nguyễn Đức Chung: Phan Huy Lệ Hà Thành Group “móc nối” Phạm Quang Dũng là sao?
Ông Phan Huy Lệ là người giới thiệu cho ông Nguyễn Đức Chung làm quen với ông Phạm Quang Dũng. Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có căn cứ xác định ông Phan Huy Lệ biết việc bị can Dũng chiếm đoạt tài liệu vụ án Công ty Nhật Cường cung cấp cho bị can Nguyễn Đức Chung.
Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" xảy ra tại Hà Nội và chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án đến VKSND tối cao, đề nghị truy tố về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" đối với 4 bị can, trong đó có ông Nguyễn Đức Chung , nguyên Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Ba bị cáo Nguyễn Anh Ngọc, Nguyễn Hoàng Trung và Phạm Quang Dũng
Kết luận điều tra cho thấy, ngày 14/5/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố, điều tra vụ án hình sự xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nhật Cường (Công ty Nhật Cường) và một số đơn vị liên quan. Để nắm thông tin điều tra, ông Chung đã đặt vấn đề với ông Phạm Quang Dũng (SN 1983, nguyên cán bộ Phòng 8, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an) và được đồng ý thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình, tiến độ và kết quả điều tra vụ án Công ty Nhật Cường.
Ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Kết quả điều tra xác định, từ tháng 7/2019 đến tháng 6/2020, bị can Dũng đã nhiều lần thu thập, chiếm đoạt được nhiều tài liệu có liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường. Trong quá trình này đã chiếm đoạt các tài liệu của Cục Cảnh sát kinh tế (tài liệu vụ án Công ty Nhật Cường), trong đó có 5 lần chiếm đoạt 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước; 3 lần cung cấp tài liệu cho bị can Nguyễn Đức Chung, trong đó 2 lần cung cấp 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ "Mật".
Ông Phan Huy Lệ - Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hà Thành. (Ảnh: Thikeko).
Kết luận điều tra chỉ rõ, ông Phan Huy Lệ là người giới thiệu cho ông Nguyễn Đức Chung làm quen với ông Phạm Quang Dũng.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra cho rằng không có căn cứ xác định ông Phan Huy Lệ biết việc bị can Phạm Quang Dũng chiếm đoạt tài liệu vụ án Công ty Nhật Cường cung cấp cho bị can Nguyễn Đức Chung. Do vậy, cơ quan điều tra nhận định không có căn cứ xem xét xử lý đối với ông Phan Huy Lệ.
Theo tìm hiểu của PV, ông Phan Huy Lệ bị gọi tên ở vụ án Công ty Nhật Cường sinh năm 1964, là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hà Thành (Hà Thành Group).
Hà Thành Group được thành lập từ năm 1997, có trụ sở tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa và thuộc sở hữu 100% của vợ chồng doanh nhân Phan Huy Lệ.
Theo Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố ông Nguyễn Đức Chung (nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội) và 3 đồng phạm tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước, bản thân ông Chung thừa nhận hành vi, ăn năn hối cải.
Trong quá trình điều tra, ông Chung đã thừa nhận, khai báo hành vi phạm tội, ăn năn hối cải. Thời gian công tác, nhiều lần ông Nguyễn Đức Chung được các cấp khen thưởng vì có thành tích xuất sắc, được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ông Nguyễn Đức Chung còn có tiền sử bị bệnh ung thư, phạm tội lần đầu, được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, quy định tại các điểm s,v,x, khoản 2 và khoản 2 Điều 51 BLHS.
Ông Nguyễn Đức Chung bị xác định đã chiếm đoạt 6 tài liệu mật Theo kết luận điều tra của Bộ công an, ông Dũng đã 5 lần thu thập 9 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước (ở mức độ "Mật") liên quan đến vụ án Công ty Nhật Cường rồi 2 lần chuyển cho ông Chung 6 tài liệu thuộc danh mục bí mật nhà nước độ "Mật". Ông Nguyễn Đức Chung Ngày...