Công ty mẹ TikTok tuột mốc định giá 300 tỷ USD sau khi kế hoạch IPO thất bại
Sự sụt giảm trong định giá ByteDance đã khẳng định tâm lý tiêu cực xoay quanh những gã khổng lồ công nghệ tại đại lục.
Theo Bloomberg, ByteDance, công ty mẹ TikTok trong những tuần gần đây đã tuột mốc 300 tỷ USD vốn hóa, giảm ít nhất 25% so với mức định giá hồi năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà đầu tư đã rút phần lớn tiền mặt ra khỏi gã khổng lồ truyền thông xã hội sau đợt IPO hạ nhiệt.
Sự sụt giảm đã khẳng định tâm lý tiêu cực xoay quanh những gã khổng lồ công nghệ tại đại lục – những cái tên vốn đã phải vật lộn trong xu hướng lao dốc chung của giới Big Tech cũng như cuộc đàn áp siết chặt kiểm soát của chính phủ.
Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm vào Trung Quốc sụt giảm, trong khi cổ phiếu gã khổng lồ Internet Tencent và thương mại điện tử Alibaba lần lượt mất 24% và 13% giá trị kể từ đầu năm. Kế hoạch IPO của ByteDance, vốn được coi là một trong những sự kiện được mong đợi nhất của ngành công nghệ, theo đó khó có thể diễn ra cho đến khi thị trường toàn cầu dần ổn định.
ByteDance, giống như nhiều đối thủ khác, đã buộc phải cắt giảm một số dự án mở rộng rủi ro hơn dưới sự giám sát chặt chẽ. Trong tháng 6, một studio phát triển trò chơi đã buộc phải giải thể sau gần 3 năm hoạt động tại Thượng Hải, với hơn 100 nhân sự sa thải. Được biết studio phát triển trò chơi này có tên 101 Studio, từng là một trong số ít các công ty phát triển game quan trọng được ByteDance đặt cược trong nỗ lực mở rộng lĩnh vực kinh doanh.
Công ty mẹ TikTok tuột mốc định giá 300 tỷ USD sau màn IPO thất bại
Video đang HOT
Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh này hiện đang gặp một số vấn đề về nội dung và giấy phép và trước đó cũng từng cắt giảm một số dự án trò chơi nhỏ lẻ. Sự gián đoạn trong việc phê duyệt các trò chơi mới bắt đầu từ mùa hè 2021 còn khiến ByteDance buộc phải giảm quy mô hoạt động một đơn vị phát triển game.
Trong tháng này, Louis Yang, nhà đồng sáng lập Musical.ly, ứng dụng được ByteDance mua lại vào năm 2017 và hợp nhất với TikTok, cũng đã quyết định nghỉ việc sau thời gian dài cống hiến.
Trước đó, nhiều quỹ đầu tư đã đẩy mạnh rót vốn vào những công ty công nghệ tư nhân với kỳ vọng có thể hưởng lợi từ việc định giá cùng thị trường IPO bùng nổ. Giờ đây, họ đang phải vật lộn trong thế khó, khi thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc còn các nhà đầu tư quay lưng lại với những trò chơi tăng trưởng rủi ro.
Tuy nhiên, xét cho cùng, ByteDance vẫn là một trong những công ty công nghệ toàn cầu nhất của cả nước. Chỉ riêng TikTok, ứng dụng video ngắn của gã khổng lồ này, đã dự kiến mang về 12 tỷ USD doanh thu trong năm nay, nhiều hơn cả Snap và Twitter cộng lại.
Các nhà đầu tư đã rút phần lớn tiền mặt ra khỏi gã khổng lồ truyền thông xã hội ByteDance, công ty mẹ TikTok
Trong khi đó, Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance cũng vừa tuyên bố thử nghiệm tính năng giao đồ ăn nhanh mới ngay trên nền tảng, trong bối cảnh nền kinh tế địa phương bắt đầu phục hồi hậu phong tỏa do COVID-19. Theo các chuyên gia, động thái trên đánh dấu bước đột phá thứ hai của Douyin trong lĩnh vực giao đồ ăn, một thị trường gần như được thống trị hoàn toàn bởi Meituan và Alibaba.
Được biết Tiger Global bắt đầu đầu tư vào Bytedance vào năm 2018 với mức định giá kết hợp 35 tỷ USD. Cổ phần cũng nằm trong quỹ đầu cơ của Tiger Global, nhưng đã giảm 50% tính đến tháng 6 năm nay. Các nhà đầu tư đáng chú ý khác bao gồm KKR & Co. và Sequoia Capital – hai cái tên dẫn đầu vòng gọi vốn hồi năm 2020
Công ty mẹ TikTok tham vọng thiết kế con chip riêng biệt nhằm củng cố vị thế tự chủ công nghệ
ByteDance, công ty mẹ TikTok, đang lên kế hoạch thiết kế một loại chip riêng biệt trong nỗ lực gia nhập và xây dựng vị thế tự chủ trong ngành công nghiệp chất bán dẫn.
Theo CNBC, ByteDance, công ty mẹ TikTok, đang lên kế hoạch thiết kế một loại chip riêng biệt trong nỗ lực gia nhập và xây dựng vị thế tự chủ trong ngành công nghiệp chất bán dẫn. Động lực chủ yếu đến từ việc ByteDance khó có thể tìm được nhà cung cấp có thể đáp ứng mọi yêu cầu chuyên biệt.
Được biết loại chip mới được sản xuất nhằm phục vụ nhiều lĩnh vực kinh doanh của ByteDance, bao gồm nền tảng video, thông tin và ứng dụng giải trí. ByteDance cho biết sẽ không sản xuất con chip này nhằm mục đích kinh doanh hay bán lại cho bên khác.
Trên trang web tuyển dụng việc làm của ByteDance hiện đang trống 31 vị trí liên quan tới lĩnh vực sản xuất cũng như toàn bộ quá trình thiết kế chip, bao gồm thiết kế lõi, kiểm tra sở hữu trí tuệ (IP) và trích xuất hệ thống trên chip (SoC) - quy trình quan trọng để phát hiện lỗi thiết kế trước khi sản xuất hàng loạt.
Những kỹ sư thiết kế chip ứng tuyển phải có kinh nghiệm trong việc sản xuất chip tiên tiến 12 nanomet và 7 nanomet. Ngoài ra, họ cũng phải biết sử dụng thuần thục công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) và thiết kế lõi IP kỹ thuật số.
Nỗ lực mới của ByteDance đã cho thấy nỗ lực ngày càng gia tăng của các công ty công nghệ nhằm tạo ra con chip có thể đáp ứng mọi mục đích, cũng như nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc thúc đẩy ngành công nghệ cơ bản nhưng đặc biệt. Hiện tại, sự phụ thuộc của đại lục vào công nghệ nước ngoài vẫn ở mức cao, vì công cụ thiết kế chip tiên tiến chủ yếu do các công ty Mỹ phát triển.
Công ty mẹ TikTok tham vọng thiết kế con chip riêng biệt nhằm củng cố vị thế tự chủ công nghệ
Trước đó, gã khổng lồ tìm kiếm Baidu và tập đoàn điện toán đám mây Alibaba cũng đã phát triển con chip tự thiết kế dù bản thân không hề có nền tảng cơ bản về chất bán dẫn. Chúng được tạo ra như một cách để phục vụ nhu cầu doanh nghiệp và hạn chế chi phí mua mới từ một công ty khác.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc vẫn sẽ thuê những nhà sản xuất nước ngoài để cung ứng theo hợp đồng. Những tên tuổi lớn trên thị trường này bao gồm Broadcom, Marvell, MediaTek, Faraday và tất cả đều có trụ sở bên ngoài Trung Quốc đại lục. Điều này tương tự như những gì Apple làm cho chiếc iPhone của mình.
"Các công ty kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây đang đầu tư vào chip để tiết kiệm chi phí. Thay vì sử dụng các chip đa năng của Intel, AMD và NVIDIA, họ cố gắng xây dựng các bộ tăng tốc AI với hiệu suất tốt hơn", Sravan Kundojjala, chuyên gia phân tích cấp cao tại Strategy Analytics cho biết.
Theo CNBC, quyết định mới của ByteDance cho thấy nỗ lực của Trung Quốc nhằm cạnh tranh với các quốc gia dẫn đầu trong ngành chip nhớ, chẳng hạn như Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc và Mỹ.
Theo dữ liệu do Hải quan Trung Quốc công bố vào tuần trước, khối lượng nhập khẩu vi mạch tích hợp của Trung Quốc giảm 10,4% trong nửa đầu năm so với cùng kỳ năm ngoài. Trong khi đó, giá trị của những mặt hàng nhập khẩu lại tăng 6,4% lên 210 tỷ USD.
Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc vừa tuyên bố thử nghiệm tính năng giao đồ ăn nhanh mới ngay trên nền tảng
Mới đây nhất, ByteDance cũng bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực giao đồ ăn, sau khi Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc vừa tuyên bố thử nghiệm tính năng giao đồ ăn nhanh mới ngay trên nền tảng, trong bối cảnh nền kinh tế địa phương bắt đầu phục hồi hậu phong tỏa do COVID-19. Đây được coi là bước đột phá của nền tảng thuộc sở hữu ByteDance đối với một thị trường gần như được thống trị hoàn toàn bởi Meituan và Alibaba.
Công ty mẹ của TikTok bắt tay làm chip ByteDance, công ty mẹ TikTok, đang tìm cách tự phát triển chip sau khi không tìm được nhà cung cấp nào đáp ứng được các yêu cầu của mình. Trụ sở ByteDance tại Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: Shutterstock) ByteDance gia nhập danh sách các hãng công nghệ Trung Quốc lấn sân sang lĩnh vực bán dẫn trong bối cảnh nước này muốn...