Công ty mẹ của Google đạt định giá 2.000 tỉ USD
Công ty mẹ của Google – Alphabet, đã đạt mức vốn hóa thị trường 2.000 tỉ USD trong thời gian ngắn sau khi giá trị mỗi cổ phiếu lên 2.987,03 USD vào đầu tuần.
Theo Theverge, giá trị của Alphabet đã tăng gấp đôi từ 1.000 tỉ USD mà công ty đạt được từ tháng 1.2020. Điều này một phần nhờ doanh thu quý 3 kỷ lục mà Alphabet đạt được khi thu về 65,1 tỉ USD.
Công ty báo cáo doanh thu của họ tăng 41%, trong khi lợi nhuận tăng gần 69%. Google Search đã chứng kiến lợi nhuận tăng nhẹ, từ 35,8 tỉ USD trong quý trước lên 37,9 tỉ USD. Chi nhánh khác của Alphabet là YouTube kiếm được 7,2 tỉ USD trong quý gần đây nhất.
Alphabet trở thành công ty Mỹ thứ ba đạt giá trị vốn hóa thị trường 2.000 tỉ USD
Được biết, trong suốt thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp Big Tech đã nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Khi các công ty trên toàn thế giới chuyển từ nơi làm việc trực tiếp sang môi trường làm việc từ xa và dựa trên đám mây, Google được hưởng lợi nhiều dựa vào các dịch vụ lưu trữ đám mây và quảng cáo kỹ thuật số.
Như vậy, Alphabet trở thành công ty mới nhất có trụ sở tại Mỹ gia nhập câu lạc bộ trị giá 2.000 tỉ USD, theo sau Apple và Microsoft. Apple đã đạt mốc 2.000 tỉ USD vào tháng 4 năm ngoái, trong khi Microsoft đạt 2.000 tỉ USD vào tháng 6 năm nay. Amazon cũng sắp gia nhập câu lạc bộ 2.000 tỉ USD, mặc dù mức định giá hiện tại là 1.700 tỉ USD.
Thung lũng Silicon thắng đậm trong mùa Covid-19
Các công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon liên tục đạt lợi nhuận kinh doanh kỷ lục, bất chấp những rào cản do đại dịch gây ra.
Video đang HOT
Đại dịch Covid-19 đang đảo lộn nhiều thứ ở thung lũng Silicon. Làn sóng thất nghiệp đe doạ hàng triệu kỹ sư chất lượng cao ở đây. Nhiều văn phòng làm việc bị bỏ trống, không ít người tuyên bố không muốn quay lại vùng vịnh. Nhiều dự đoán cho thấy "cái nôi công nghệ" của nước Mỹ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều trong đại dịch.
Tuy nhiên, trái với những viễn cảnh tương lai ảm đạm, nếu nhìn vào bức tranh tài chính, thung lũng Silicon đã đạt nhiều kỷ lục mới trong đại dịch.
Amazon, Apple, Facebook thắng lớn
Quý II/2020, Amazon đã thu được 5,8 tỷ USD lợi nhuận kinh doanh, từ đó đến nay, công ty này liên tiếp lập kỷ lục mới về doanh thu. Định giá thị trường chứng khoán của Apple, Alphabet, Nvidia, Microsoft, Amazon, Tesla và Facebook cộng lại đã tăng khoảng 70%, lên hơn 10 nghìn tỷ USD. Con số đó gần bằng quy mô của toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ vào năm 2002. Dự kiến trong tuần tới, báo cáo thu nhập của các ông lớn công nghệ có thể vượt qua kỷ lục trước đó.
Nhiều công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon vẫn ăn lên làm ra, bất chấp ảnh hưởng của Covid-19.
The New York Times đánh giá, thung lũng Silicon chưa bao giờ gặt hái được nhiều thành tự như thế. Nhiều công ty tại đây huy động được nguồn vốn gấp đôi khi niêm yết cổ phiếu vào năm 2020 thay vì 2019. Forbes ước tính thế giới hiện có 365 tỷ phú công nghệ, trước đại dịch chỉ có 241 người. Thung lũng Silicon đã tạo ra những công cụ giúp người Mỹ và nền kinh tế Mỹ sống sót sau đại dịch. Thay vì trực tiếp mua hàng, người dân Mỹ nhận hàng từ Amazon, từ máy lạnh đến nhiệt kế.
Ngay cả những công ty công nghệ liên quan các các lĩnh vực tưởng chừng sẽ chững lại do đại dịc,h như bất động sản, vẫn phát triển vượt trội. Trong thời gian đầu, công ty bất động sản Redfin phải đóng cửa 78 chi nhánh, cổ phiếu tụt dốc nặng nề. Tuy nhiên, khi lệnh dãn cách xã hội kéo dài, nhiều nhân viên phải làm việc tại nhà, những công ty có thể giúp cho cuộc sống tại nhà dễ dàng hơn lại có lợi thế hơn bao giờ hết. Thị trường nhà ở nửa cuối năm 2020 bắt đầu phục hồi do nhu cầu tăng và lãi suất giảm, Redfin cũng dần lấy lại vị thế vốn có.
"Có thể nói, một nửa sự phát triển của các công ty công nghệ là nhờ vào may mắn, nửa còn lại phụ thuộc vào việc họ có nhận ra và nắm bắt cơ hội chỉ xuất hiện một lần trong đời này không. Đối với các lĩnh vực khác, đại dịch này như tảng đá chắn đường, nhưng với công nghệ, đó lại là mỏ vàng", Dan Ives, giám đốc điều hành Wedbush Securities đánh giá.
Công nghệ giờ đây trở thành một phần quan trọng trong và sau đại dịch, chi phối cách người dùng giao tiếp, mua sắm, học tập và giải trí. Tuy nhiên, với tầm ảnh hưởng của mình, thung lũng Silicon cũng trở thành mối lo mới của giới chức quản lý. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu sau khi nhận thức được tầm ảnh hưởng của mình, ngành công nghệ có lạm dụng quyền lực hay không? Đặc biệt là khi việc này đem lại lợi nhuận?
Theo The New York Times , vật cản đường duy nhất trong chiến thắng của thung lũng Silicon là chính phủ Mỹ. Các cơ quan lập pháp bắt đầu đưa ra những quy định nhằm chống độc quyền và giảm ảnh hưởng của các công ty công nghệ. Bên cạnh đó, tổng thống Biden cũng bổ nhiệm hàng loạt nhà lãnh đạo là chuyên gia phê bình Big Tech.
Bên cạnh lo ngại lạm quyền từ giới công nghệ, một mối lo khác đáng nguy hại hơn là rủi ro bảo mật. Vài tuần trước đại dịch, RAND Corporation đã công bố một nghiên cứu về rủi ro hệ thống. Theo đó, khi nền kinh tế phát triển phụ thuộc vào lĩnh vực nào đó, vấn đề của một công ty có thể ảnh hưởng đến cả những doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực. Vào năm 2008 khi khủng hoảng tài chính diễn ra, chính phủ đã phải hỗ trợ một số công ty vì sự thất bại của những công ty lớn có thể kéo theo cả hệ thống sụp đổ.
Nghiên cứu của RAND được xuất bản trong bối cảnh công ty an ninh mạng SolarWinds bị tin tặc Nga tấn công. SolarWinds là công ty lớn và uy tín hàng đầu của Mỹ, vốn có rất nhiều khách hàng, bao gồm cả các công ty nằm trong danh sách Fortune 500 và các cơ quan liên bang. Đây là một trong những vụ tấn công mạng tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Sự thống trị của công nghệ đồng nghĩa với việc rủi ro bảo mật cũng tăng cao. Những sự cố mất điện và sập mạng tại Amazon, công ty điện toán đám mây Cloudfare, Fastly đã khiến nhiều trang web bị sập. Tuy nhiên, mọi người dường như thờ ơ trước việc này.
Jonathan Welburn, tác giả chính của nghiên cứu của RAND, cho biết đó là phản ứng điển hình trước các vấn đề mang tính hệ thống. "Trước năm 2008, khi giá nhà liên tục tăng, không ai muốn nghe rằng giá nhà đang bị thổi phồng quá mức và việc đó sẽ gây ra khủng hoảng thế nào", Jonathan nói.
Số phận công ty công nghệ sau đại dịch
Đại dịch đã mang lại cho các công ty công nghệ sự ảnh hưởng và lợi nhuận không ngờ. Nhiều công ty dùng số tiền thu được để mua lại các doanh nghiệp khác. Giá trị thỏa thuận toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ đã tăng 47,3% vào năm 2020 so với năm 2019.
Zillow, công ty bất động sản kỹ thuật số ở Seattle, đã chi 500 triệu USD mua lại ShowTime, một nền tảng lập lịch trình chiếu tại nhà. Zillow cho biết họ sẽ thuê thêm 2.000 người, tăng 40% lực lượng lao động.
Tuy nhiên, một thay đổi khác trong các doanh nghiệp công nghệ cần có nhiều thời gian để chứng minh hiệu quả là cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Trước đại dịch, Zillow không khuyến khích làm việc tại nhà, giống hầu hết các công ty khác. Nhưng đến mùa hè năm ngoái, công ty này cho biết 90% nhân viên tại đây có thể làm việc tại nhà nếu họ muốn. Vào thời điểm đó, Zillow là công ty đi đầu trong xu hướng này.
Song, Amazon cho biết họ muốn quay lại thời kỳ "văn phòng là trung tâm" của doanh nghiệp. Google cũng khẳng định điều tương tự, mặc dù công ty này đã phần nào thỏa hiệp sau sự nổi dậy của công nhân. IBM cho biết 80% nhân viên của họ phải có mặt tại văn phòng ít nhất ba ngày một tuần. Zillow lại có hướng đi khác. Sau một năm làm việc tại nhà, 59% nhân viên của công ty đã nói với công ty rằng họ dự định đến văn phòng mỗi tháng một lần hoặc ít hơn.
Đây có thể là cơ hội cuối cùng của đại dịch đem đến cho lĩnh vực công nghệ. Với giá trị thị trường đột ngột tăng gấp ba lần như Zillow, có lẽ các công ty khác sẽ dễ dàng chấp nhận rủi ro và để nhân viên làm việc tại nhà. Nếu Zillow dự đoán sai, nhân viên trở nên không gắn bó với công ty, họ sẽ thất bại. Nếu đúng, lòng trung thành của nhân viên sẽ tăng cao và giúp công ty vượt qua các đối thủ cạnh tranh khác.
"Đại dịch buộc chúng ta phải thay đổi. Chúng tôi không mong điều này diễn ra nhưng chúng tôi đang học hỏi từ nó", Jeremy Wacksman, Giám đốc điều hành của Zillow cho biết.
Hơn một phần ba số nhân viên của Zillow đã chuyển nhà kể từ tháng 3 năm 2020. "Họ thích công việc của mình nhưng lại muốn sống ở một nơi khác. Đó từng là vấn đề lớn. Hiện tại thì không", Viet Shelton, đại diện của Zillow cho biết.
Giờ đây, khi các nhân viên không còn phải sống ở gần nơi làm việc, Zillow trở thành công ty được săn đón. Hơn 55.000 người đã nộp đơn xin làm việc tại Zillow trong quý I năm nay, tăng 51% so với mức trước đại dịch. Zillow đã thuê nhiều nhà tuyển dụng hơn trước tình hình xin việc ồ ạt này.
'Nỗi ám ảnh' của các công ty Big Tech thăng chức Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) vừa bổ nhiệm Lina M. Khan làm Chủ tịch sau khi bà giành được tỷ lệ phiếu bầu 69-28. Cô Khan được xem là nỗi ám ảnh đối với các công ty Big Tech Theo Neowin , nữ giáo sư luật của Đại học Luật Columbia (Mỹ) đã được Tổng thống Joe Biden đề cử...