Công ty chứng khoán ra khỏi tình trạng “ngủ đông”
Một số công ty chứng khoán sau nhiều năm hoạt động mờ nhạt đang có chuyển động mới, đặc biệt sau khi có sự thay đổi về cơ cấu cổ đông cũng như ban lãnh đạo.
Ảnh Shutterstock.
Chứng khoán Thành công (TCSC, mã chứng khoán TCI) có sự thay đổi cổ đông lớn khá mạnh mẽ vào thời điểm cuối năm 2018, chỉ vài tháng sau ngày Công ty lên niêm yết.
Tại thời điểm niêm yết (5/9/2018), vốn điều lệ của Công ty là 360 tỷ đồng và còn lỗ luỹ kế hơn 32 tỷ đồng.
TCSC được thành lập từ năm 2008, nhưng hoạt động trên thị trường khá mờ nhạt.
Cơ cấu cổ đông lớn tại thời điểm đó gồm CTCP Thương mại dịch vụ tư vấn Đầu tư Sài Gòn 3 (nắm giữ 24,75%); ông Lê Anh Viên (nắm 18,88%); bà Lê Thị Thảo (nắm 13,76%); bà Tô Mỹ Phấn (nắm 5,9%).
Đến tháng 10/2018, Công ty xuất hiện thêm cổ đông lớn Huỳnh Khánh Quốc Hùng (sở hữu 19,36%) sau khi ông này mua vào 7 triệu cổ phiếu.
Nhưng không lâu sau đó, chính cổ đông này lại bán ra gần hết số cổ phiếu mua vào, chỉ còn sở hữu 50.000 cổ phiếu, tương ứng 0,14% tại thời điểm 24/12/2018.
Tương tự, hai cổ đông lớn là bà Tô Mỹ Phấn và Lê Thị Thảo cũng bán toàn bộ số cổ phiếu nắm giữ.
Ngược lại, cổ đông lớn là CTCP Thương mại dịch vụ tư vấn đầu tư Sài Gòn 3, tổ chức có liên quan đến ông Nguyên Đông Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị TCSC đã mua 7,89 triệu cổ phiếu TCI. Qua đó, tổ chức này nâng sở hữu tại TCSC từ 24,75% lên 46,68%.
Đồng thời, CTCP May da Sài Gòn, tổ chức có liên quan đến ông Võ Trung Cương, Ủy viên Hội đồng quản trị cũng đã mua thành công 7,2 triệu cổ phiếu TCI.
Năm 2019, TCSC ghi nhận kết quả kinh doanh khá tích cực với lợi nhuận tăng trưởng tốt qua các quý.
Cụ thể, quý I/2019, Công ty lãi gần 4 tỷ đồng (trong khi quý IV/2018 lỗ 11,6 tỷ đồng), quý II lãi hơn 10 tỷ đồng và quý II lãi 20,8 tỷ đồng, chủ yếu đến từ nghiệp vụ tự doanh và tư vấn đầu tư.
Dù vậy, TCSC vẫn chưa xoá hết lỗ luỹ kế, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vẫn âm hơn 4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đáng chú ý, theo TCSC, trong năm 2019, Công ty đã có những đầu tư cho hệ thống thiết bị, bổ sung nhân sự cấp cao, đẩy mạnh chiến lược tái định vị trên thị trường chứng khoán.
Đây rõ ràng là tín hiệu tích cực cho thấy sự cải tổ và kế hoạch hành động mạnh mẽ hơn của Công ty.
Công ty cũng có kế hoạch tăng vốn, đặt mục tiêu tăng doanh thu gấp 5 lần trong năm tới, nằm trong Top 10 công ty chứng khoán hoạt động tốt nhất Việt Nam.
Tuy nhiên, cơ sở để đơn vị này đưa ra mục tiêu trên vẫn chưa được chia sẻ chi tiết.
Một thành viên thị trường khác cũng đang có những chuyển biến đáng chú ý là Công ty Chứng khoán FUNAN (PNSC).
Bà Dương Thị Minh Thảo được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kể từ ngày 28/11/2019, thay thế ông Yau Hau Jan.
Tại thời điểm 30/6/2019, cơ cấu cổ đông của FNSC gồm Sunvie sở hữu 16,66 triệu cổ phiếu, tương ứng 49% vốn; cổ đông Nguyễn Hồng Hải sở hữu 2,1 triệu cổ phiếu, tương ứng 6,17% vốn; ông Lữ Bỉnh Huy sở hữu 13,54 triệu cổ phiếu, tương ứng 5% vốn, còn lại 39,83% do các cổ đông khác sở hữu.
Trong năm 2019, Funan chưa có bứt phá về tình hình kinh doanh, nhưng đã khai trương thêm một chi nhánh giao dịch mới tại Đà Nẵng.
Năm 2018, Công ty lãi 20 tỷ đồng, nhưng chủ yếu nhờ hoạt động cho vay margin.
Mới đây, Chứng khoán FUNAN bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán với số tiền 85 triệu đồng.
Cụ thể, Công ty không lưu trữ đầy đủ các tài liệu thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính cho khách hàng.
Một công ty chứng khoán khác cũng ghi nhận có bước chuyển động mới là HFT. Mới đây, công ty này đã đổi tên thành Công ty Chứng khoán Pinetree và tung chương trình miễn phí giao dịch trọn đời cho khách hàng. Kết thúc 9 tháng đầu năm, Công ty đang lỗ hơn 2 tỷ đồng.
Tại Công ty Chứng khoán SJC, cuối tháng 9 vừa qua, công ty này đã xin ý kiến cổ đông thông qua việc tăng tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài là 100% và cho phép các đối tác trong và ngoài nước mua trên 25% vốn từ các cổ đông hiện hữu không qua chào mua công khai.
Ngoài ra, Công ty cũng sẽ thông qua việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của ông Vũ Quang Hiển.
Trước đó, ngày 20/8/2019, SJC đã công bố thông tin Nghị quyết Hội đồng quản trị thống nhất chủ trương và đồng ý về việc nhóm cổ đông do bà Lê Thị Diệu Phú, đại diện chuyển nhượng số cổ phần phổ thông chiếm tỷ lệ 80,75% tổng số cổ phần của SJC.
Luồng thông tin trên thị trường cũng cho rằng, SJC đã và đang thực hiện kế hoạch tìm kiếm đối tác ngoại tham gia vào công ty.
Cạnh tranh trong khối công ty chứng khoán ngày càng gay gắt khi nhiều công ty chứng khoán 100% vốn ngoại với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ, các công ty chứng khoán buộc phải có sự vận động, bứt phá để tìm chỗ đứng nếu không muốn phải rời khỏi cuộc chơi.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Tụt đáy mất giá, DN bà Nguyễn Thanh Phượng làm cú bất ngờ
Cổ phiếu chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng tụt xuống đáy và mất khoảng 33% so với đầu năm. Tuy nhiên, DN hàng đầu trong ngành chứng khoán vẫn huy động hàng trăm tỷ cho các kế hoạch mới.
CTCP Chứng khoán Bản Việt - VCSC (VCI) vừa công bố thông tin về đợt huy động 200 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 từ tháng 8 đến tháng 10/2019 với tổng thực tế huy động là hơn 168 tỷ đồng, trong đó 34% là tiền đến từ các nhà đầu tư cá nhân.
Đây là một phần trong kế hoạch huy động tối đa 500 tỷ đồng trái phiếu không chuyển đổi, với kỳ hạn 2 năm với lãi suất khoảng 7-9%.
Chứng khoản Bản Việt cũng đã thông qua đợt phát hành tiếp là 331,52 tỷ đồng, cũng trái phiếu như trên với lãi suất tối đa bằng lãi suất tiền gửi trung hạn bình quân của BIDV và Vietinbank cộng 3%/năm theo Nghị quyết HĐQT số 20/2019/NQ-HĐQT.VCSC ngày 9/8/2019 do chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng ký.
Theo kế hoạch, đợt huy động tiền từ phát hành trái phiếu mới sẽ diễn ra trong khoảng thời gian 11/2019-1/2020.
Hồi đầu 2019, Chứng khoán Bản Việt đã phát hành thành công 800 tỷ đồng trái phiếu.
Chứng khoán Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng huy động thêm vốn trong bối cảnh thị trường chứng khoán trải qua một năm 2019 biến động mạnh và giao dịch ảm đạm, giảm nhiều so với hai năm trước đó.
Bản Việt hiện vẫn là DN đáng nể với vị thế là một trong các công ty chứng khoán hàng đầu trên thị trường. Chứng khoán Bản Việt của bà Phượng thậm chí còn bất ngờ vươn lên vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trong quý 4/2018 với 17,04% thị phần, vượt qua Chứng khoán Sài Gòn (SSI) của ông trùm chứng khoán Nguyễn Duy Hưng (SSI 15%).
Nghị quyết huy động vốn đợt 2 của năm 2019 với tổng cộng 500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cổ phiếu VCI của Chứng khoán Bản Việt vẫn giảm mạnh trong thời gian qua. Cổ phiếu này giảm khoảng 33% kể từ đầu năm sau khi đã giảm khoảng 30% trong năm 2018.
Chứng khoán Bản Việt được thành lập năm 2007 và một trong những CTCK phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. VCSC của bà Phượng có mối quan hệ với nhiều tập đoàn của các tỷ phú hàng đầu Việt Nam như Masan của tỷ phú USD Nguyễn Đăng Quang, VietJet của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo...Trong nhiều năm qua, VCSC vẫn được xem là một trong các CTCK nổi bật trong lĩnh vực tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn phát hành vốn và môi giới.
Hồi giữa năm VietJet của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã đầu tư 350 tỷ đồng để mua trái phiếu không chuyển đổi của Chứng khoán Bản Việt, trong khi Masn của ông Quang cũng mua hàng chục tỷ đồng.
Trong năm 2019, VCI đặt mục tiêu doanh thu hơn 1,65 ngàn tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế 850 tỷ đồng, giảm tương ứng 9,3% và 16% so với 2018.
Trong quý 3, CTCK Bản Việt ghi nhận doanh thu hơn 1,1 ngàn tỷ đồng (giảm 21%) và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 600 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Bản Việt (VietCapitalBank) nơi dấu ấn bà Nguyễn Thanh Phượng trước đây trong năm 2019 có nhiều thay đổi sau hơn 6 năm bà Phượng rời vị trí chủ tịch. VietCapitalBank đã được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán với mã BVB.
Hơn 317 triệu cổ phiếu BVB, tương ứng gần 3,2 ngàn tỷ đồng sẽ được giao dịch trên UPCOM theo đúng lộ trình đã được cổ đông nhất trí thông qua tại đại hội cổ đông thường niên 2019.
Thành viên HĐQT của VietCapitalBank hiện gồm 5 người cho nhiệm kỳ 2015-2020 gồm: ông Lê Anh Tài (chủ tịch), bà Nguyễn Thanh Phượng (phó chủ tịch HĐQT), ông Nguyễn Hoài Nam (thành viên), ông Ngô Quang Trung (thành viên kiêm TGĐ), ông Vương Công Đức (thành viên độc lập).
Một thương hiệu Bản Việt gắn với bà Phượng là Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt (VCAM). Doanh nghiệp này vừa bị phạt vì không đảm bảo cơ cấu nhân sự tại bộ phận kiểm soát nội bộ theo quy định. Theo đó, bộ phận kiểm soát nội bộ của VCAM không có nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán hoặc kiểm toán.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), 23/12 chỉ số VN-Index tăng nhẹ. Nhóm cổ phiếu họ Vingroup biến động tăng giảm trái chiều. Cổ phiếu ngành tiêu dùng MSN giảm. Giới đầu tư vẫn đang quan sát biến động của nhóm cổ phiếu họ Vingroup sau những biến động lớn trong hệ sinh thái kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có xu hướng tăng trở lại.
Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.
Theo Rồng Việt, thị trường vẫn đang ở giai đoạn khá nhạy cảm do đây đang là những tuần giao dịch cuối cùng của năm 2019. Nhà đầu tư tiếp tục chú trọng việc quản trị rủi ro danh mục.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/12, VN-Index tăng 4,15 điểm lên 956,41 điểm; HNX-Index tăng 0,42 điểm lên 102,42 điểm. Upcom-Index tăng 0,21 điểm lên 55,67 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 5,6 ngàn tỷ đồng.
V. Hà
Theo vietnamnet.vn
Chứng khoán AIS cho vay giao dịch ký quỹ chỉ 9,5%/năm Nhà đầu tư khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại AIS sẽ được hưởng lãi suất vay margin VIP chỉ từ 9,5%/năm. Theo đó, khách hàng vay margin có giá trị thấp hơn 1 tỷ đồng/ngày sẽ được hưởng lãi suất chỉ 9,5%/năm (tương đương 0.026389%/ngày). Với dư nợ lớn hơn 1 tỷ đồng/ngày thì mức lãi suất sẽ là 12%/năm...